Hoàn thiện nhân cách là gì

Hoàn thiện nhân cách

GN - Trong thế giới duyên sinh, con người luôn đối diện với nhiều vấn đề, trong đó giữ nhân cách là một trong nhiều việc mà con người phải giải quyết.

Nhân cách là một quá trình giáo dục, học tập không ngừng nghỉ, chỉ cần tự mãn thì sẽ rơi vào sự mất nhân cách trong giao tiếp, ứng xử, công việc… Hoàn thiện nhân cách luôn là vấn đề mới, luôn được quan tâm, nhất là đối với một bộ phận Tăng Ni trẻ. Nhân cách là đỉnh cao của một chỉnh thể: “Pháp học - Pháp hành - Đạo đức - Nhân cách”, hoặc Tam vô lậu học là khuôn mẫu để hoàn thiện nhân cách.


Việc thực hiện “Pháp học - Pháp hành - Đạo đức” sẽ tạo được một hệ quy chiếu “Hòa”, có nghĩa là giữa môi trường xã hội và cá nhân có một quan hệ thăng bằng với nhau - Ảnh minh họa

Trong các kinh, luật, Đức Phật dạy các đệ tử nhiều phương pháp hoàn thiện nhân cách, từ lý luận đạo đức, thực hành đạo đức cho đến tấm gương đạo đức. Đức Phật đã dạy chúng ta cần có kỹ năng, phương thức xử lý hành vi, phòng hộ [hàng rào hành động] các căn trước vị ngọt của dục, sự nguy hiểm của dục và sự xuất ly các dục1. Điều đó có nghĩa là chúng ta đánh giá một cách trung thực đời sống tu học trong thời hiện đại, phải chủ động gìn giữ những giá trị cốt lõi nhân cách của một tu sĩ Phật giáo.

Tuy chưa có một định nghĩa nhất quán về nhân cách, nhưng có thể bằng tư duy logic để hiểu nhân cách. Theo đó, nhân cách là một tập hợp các đặc tính của những kiểu mẫu hành vi, nhận thức, và cảm xúc được hình thành từ các yếu tố sinh học và môi trường2. Nói cách khác, nhân cách là sản phẩm của sự phát triển xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Mỗi cá nhân có nhân cách đều mang dấu ấn của nhân cách xã hội, chịu ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh xã hội, điều kiện sống, truyền thống lịch sử, văn hóa cũng như trình độ và tính chất phát triển của xã hội.

Trong kinh Di giáo, Đức Phật cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về nhân cách bằng hàng rào hành động cụ thể về nhận thức, cảm xúc đối với cuộc sống quanh: “… chẳng được đốn chặt cây cỏ, đào xới đất đai… coi tướng kiết hung, trông xem tinh tú, tìm tòi suy thạnh, coi ngày đoán số đều không nên làm…”3; “Tỳ-kheo các ông! Phải tự vò đầu, đã bỏ những đồ trang sức tốt đẹp, mặc áo hoại sắc, mang bình bát để khất thực tự sống, nhận thấy như thế, nếu còn khởi tâm kiêu mạn phải mau diệt nó đi …”4; “Tỳ-kheo các ông! Tâm dua nịnh cùng với Đạo trái nhau. Vì thế phải nên chất trực tâm mình. Phải biết tâm dua nịnh chỉ là lừa đảo, người nhập đạo không nên có. Do đây, các ông phải nên ngay thẳng lòng, dùng chất trực làm gốc”5.

Từ lời dạy của Đức Phật, cộng đồng tu sĩ Phật giáo đã hoàn thiện nhân cách của mình. Tuy nhiên trong thế kỷ XXI, một thế kỷ của kỹ thuật số: trí tuệ nhân tạo [AI], dữ liệu lớn [big data], kết nối vạn vật [internet of things] đã đặt ra một câu hỏi Phật giáo phải làm gì?

Để trả lời cho câu hỏi này, Phật giáo cần phải đổi mới trên nền tảng giữ gìn nếp xưa [nguyên phong chấp sự], tức là mỗi cá nhân phải nghiêm khắc với bản thân, sâu sắc trong tiếp thu cái mới của thời đại và tạo thành sự tinh tế văn hóa; hoặc hòa tan vào dòng chảy của xã hội, bằng sự biến động6 to lớn trên không gian mạng.

Tiếp xúc với không gian mạng hiện nay, chúng ta có thể nhận thấy một bộ phận Tăng Ni trẻ chưa có đủ kỹ năng ứng xử và tinh tế trong văn hóa sử dụng, chưa có nhận thức đầy đủ về sự giữ gìn truyền thống và tiếp thu những cái hay từ không gian mạng đem lại, cũng như những hạn chế trên đó. Đơn cử là những thông tin hậu sự thật, thuyết âm mưu về cội gốc của tranh luận7. Từ đó, một bộ phận Tăng Ni trẻ đã từng bước rơi vào cạm bẫy của cảm xúc, cạm bẫy dùng hiện tượng đánh giá bản chất. Qua lời dạy của Đức Phật trong kinh Di giáo, chúng ta có thể có được câu trả lời: “Tỳ-kheo các ông! Các thứ hý luận làm cho tâm mình rối loạn, dù đã xuất gia vẫn chưa được giải thoát. Thế nên Tỳ-kheo phải mau dứt bỏ loạn tâm hý luận. Nếu các ông muốn được quả vui tịch diệt, duy phải khéo diệt trừ mối họa hý luận. Ấy là công đức không hý luận”8; trong văn Cảnh sách, Tổ Quy Sơn cũng dạy: “Đến chừng tuổi cao tác lớn, bụng rỗng lòng kiêu; chẳng chịu gần gũi bạn lành, duy biết ngạo mạn; chưa từng am tường luật pháp, thâu nhiếp toàn không. Lắm lúc to tiếng lớn lời, nói năng vô độ. Chẳng biết kỉnh bậc thượng, trung, hạ tọa, như Bà-la-môn tụ hội khác gì…”9.

Từ những lời dạy của Đức Phật, qua bài học lịch sử, chúng ta nhận thấy được việc hoàn thiện nhân cách, phát huy giá trị văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo làm cho đạo đức, lối sống mẫu mực được phát huy trong xã hội hiện đại, văn minh. Nếu tự thỏa mãn với những gì đã đạt được trong quá khứ thì sẽ tự đánh mất mình, khó đạt được sự an lạc hạnh phúc ở bên trong lẫn bên ngoài. Cho nên các bậc tiền nhân đã đúc kết: “Đường đời là cây thang không có nấc cuối, học tập là quyển vở không có trang cuối”. Người con Phật muốn hoàn thiện nhân cách phải theo tinh thần thực hành lời Đức Phật dạy, hiểu biết lời Đức Phật dạy, một khi đã thực hành và hiểu biết sẽ có lý luận đạo đức [pháp học, pháp hành], sẽ có tấm gương đạo đức và cuối cùng là hoàn thiện nhân cách một tu sĩ Phật giáo.

Tóm lại, việc thực hiện “Pháp học - Pháp hành - Đạo đức” sẽ tạo được một hệ quy chiếu “Hòa”, có nghĩa là giữa môi trường xã hội và cá nhân có một quan hệ thăng bằng với nhau. Nếu có được sự thăng bằng như vậy sẽ đưa đến một nhân cách tự tại, hoàn cảnh dù thế nào đi nữa cũng không thể tác động đến lòng người, ta vẫn là ta trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khổ hay vui. Vì thế, Phật giáo luôn là nền tảng vững chắc trong việc hộ quốc an dân, là một trong những nhân tố để xây dựng và phát triển Tổ quốc Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

Thích Thiện Thống
[Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN]

___________

1. HT.Thích Minh Châu - Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Trung bộ 1 - Đại kinh Khổ uẩn, Viện NCPHVN - 1992.

2. Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia.
3. HT.Thích Hoàn Quan, Phật Tổ ngũ kinh - Kinh Di giáo, NXB Tôn Giáo - 2017, trang 305.
4. Sđd, trang 337.
5. Sđd, trang 338.
6. Theo tác phẩm Biến động của tác giả người Mỹ - Jared Diamond.
7. HT.Thích Minh Châu - Đại tạng kinh Việt Nam, Kinh Tăng chi bộ 4 – phẩm Mắng nhiếc, Viện NCPHVN - 1992.
8. Sđd, trang 365.
9. HT.Thích Hoàn Quan, Phật Tổ ngũ kinh - Cảnh sách, NXB Tôn Giáo - 2017, trang 433.

Quảng cáo
Quảng cáo
Quảng cáo

Nhân cách và giáo dục văn hóa nhân cách

bởi quản trị viên | Ngày đăng: 13-04-2018

Vấn đề nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách phải được nhìn nhận là điểm cốt lõi nhất, là chỗ sâu sắc và tinh tế nhất của triết lý giáo dục.

1. Một con người đạt tới sự trưởng thành xã hội phải là một con người có nhân cách.

Nhân cách là nhân cách của từng người, trong tính cá thể sinh động của nó, trong sự tự biểu hiện và tự khẳng định chặt lượng phát triển người của nó với tư cách một cá nhân, một chủ thể mang nhân cách. Đây là sự phát triển đặc trưng của cái riêng, của từng cái riêng một trong mối liên hệ mật thiết về bản chất với cái chung. Mỗi cái riêng đó là một con người cá thể, cá nhân mà nhân cách của nó phản ánh nhân cách xã hội, là sản phẩm của sự phát triển xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Mỗi một cái Tôi nhân cách đều mang dấu ấn của nhân cách xã hội, chịu ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh xã hội, điều kiện sống, truyền thống lịch sử, văn hoá cũng như trình độ và tính chất phát triển của xã hội đương thời. Cái chung của nhân cách xã hội chi phối nhân cách cá nhân thông qua hệ giá trị và chuẩn mực của nó, biểu hiện thành thế giới quan và nhân sinh quan, thành tư tưởng và đạo đức, tình cảm và niềm tin, thành hành vi trong hoạt động và ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. Do đó, mỗi cá nhân mang cái tôi nhân cách như một hình ảnh thu nhỏ của nhân cách xã hội. Đời sống hiện thực, hàng ngày của nó diễn ra trong môi trường xã hội, giữa những người khác, trong công việc, trong giao tiếp và ứng xử. Môi trường xã hội, hoạt động của con người và những quan hệ xã hội của nó là những nhân tố trực tiếp nhất tham gia vào sự hình thành và thực hiện nhân cách của mỗi cá nhân. Tính hiện thực này của nhân cách xác định hình thức biểu hiện của nhân cách ở lẽ sống, lối sống và nếp sống. Lẽ sống biểu đạt một quan niệm sống, một thái độ lựa chọn và định hướng giá trị cuộc sống của bản thân, chứa đựng trong đó cả mục đích, động cơ, nhu cầu và lý tưởng xã hội mà cá nhân hướng tới. Nó đo lường trình độ trưởng thành xã hội của cá nhân về mặt nhận thức, lý trí, tình cảm… ý thức và tự ý thức về mình – cải tạo thành bản ngã, hay ý thức về cái tôi cá thể và chủ thể, trước hết được định hình ở lẽ sống. Nó như một triết lý về con người và cuộc sống.

Hồ Chí Minh khái quát triết lý ấy trên hai phương diện của cùng một vấn đề: Sống ở đời và Làm người. Làm người và sống ở đời thì phải chính tâm và thân dân. Với những con người trẻ tuổi mới bước vào đời, lập thân và lập nghiệp, lẽ sống là cả một vấn đề hệ trọng của cuộc đời. Xã hội, trước hết là gia đình, nhà trường, các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục và những thế hệ đi trước phải giúp đỡ thế hệ trẻ tự mình tìm thấy câu trả lời đúng và tôi, tôi và đẹp về lẽ sống. Đây thực sự là một định hướng mang ý nghĩa sâu xa về văn hoá, về văn hoá nhân cách.

Xác định đúng đắn về lẽ sống đối với một con người là điểm tựa tinh thần đầu tiên để con người phát triển thành một nhân cách với nghĩa là biết sống lương thiện, tử tế, có trách nhiệm với chính mình và xã hội.

2. Một năm khởi đầu từ mùa xuân.

Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Giáo dục lẽ sống phải bắt đầu từ những năm tháng còn trẻ, còn rất trẻ của cuộc đời. Khoảng thời gian đó là cơ hội thuận lợi nhất đối với nhà giáo dục để giáo dục lẽ sống đối với các công dân tương lai khi mà những va đập của cuộc đời chưa làm cho họ tập nhiễm phải những cái xấu, cái ác, khi mà sự trong sáng của tâm hồn và tình cảm của họ làm cho họ dễ tiếp thụ những giá trị đạo đức, dễ nảy nở nhưng khát vọng trở nên tôn đẹp thông qua những phương thức giáo dục biểu cảm, truyền cảm bởi văn hoá nghệ thuật và những tấm gương sống động về người thực, việc thực ở đời. Có lẽ sống đúng, có lý tưởng sống cao thượng, con người được đặt vào một xu hướng phát triển tích cực về nhân cách, tức là một khả năng nảy nở và hoàn thiện nhân tính, cái mà nhà giáo dục lỗi lạc xô viết trước đây, Xukhômlinxki gọi là “Khả năng dễ giáo dục”.

Cũng vì vậy, sự sai lệch chuẩn mực xã hội về lẽ sống, tức là những lệch lạc về quan niệm sống ở những người trẻ tuổi là một trở ngại căn bản để hình thành nhân cách của họ, đặt họ trước nguy cơ hư hỏng, có khi hỏng cả một cuộc đời. Trong trường hợp này, giáo dục vấp phải không ít những nhọc nhằn, nan giải, mà nếu nhà giáo dục không đủ tài năng, bản lĩnh, cao hơn nữa là không đủ sức mạnh của lòng nhân ái, của tấm lòng và trái tim nhân hậu thì thất bại trong giáo dục nhân cách đối với tuổi trẻ là khó tránh khỏi.

Nếu lẽ sống là tiếng nói lý trí của nhân cách con người thì lối sống là bước chuyển hoá cực kỳ quan trọng từ ý thức lựa chọn mẫu nhân cách của cá nhân, của nhóm và tập thể đến thực hành nhân cách trong đời sống hàng ngày, trong cuộc đời của họ. Trong một lối sống đã hình thành, đã định hình, những cái ổn định và có xu hướng trở nên bền vững thuộc về ý thức, tâm lý, thói quen và nhu cầu, lý trí và tình cảm, nhận thức hành động... như những thuộc tính và phẩm chất cá nhân được bộc lộ ra. Tính hiện thực của nhân cách được thể hiện trong lối sống. Nó như một tập hợp các giá trị, được khảo nghiệm và chứng thực trong hoạt động và hành vi của con người, trong các mối quan hệ con người với nhau, trong những ảnh hưởng qua lại giữa nhân cách này với nhân cách khác. Xây dựng lối sống và đời sống văn hoá tinh thần là tạo ra môi trường văn hoá theo các chuẩn mực giá trị về đạo đức, khoa học, thẩm mỹ để hình thành văn hoá nhân cách của cá nhân cũng như tập thể. Lối sống vừa phản ánh nhân cách vừa đánh giá nhân cách của cá nhân mỗi người.

Văn hoá nhân cách của cá nhân biểu hiện trình độ phát triển nhân cách của cá nhân đó ở mức độ điển hình, trong đó những thuộc tính giá trị của nhân cách đã trở nên ổn định, bền vững. Ý thức về cái đúng [chân], cái tốt [thiện], cái đẹp [mỹ] đã gắn liền với năng lực thực hành lối sống theo những giá trị đó. Nó trở thành xu hướng chủ đạo dẫn dắt cá nhân tới những hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo, tới những hành vi giao tiếp và ứng xử với những người xung quanh một cách có văn hoá, đặc biệt là văn hoá đạo đức. Đó là những nét đẹp thuộc về tư tưởng, tâm hồn, tính cách như sự trung thực, lòng chân thành, tính vị tha, bao dung, sự ân cần chu đáo với con người, thái độ tôn trọng nhân cách con người và coi trọng đạo lý làm người.

Tóm lại, văn hoá nhân cách biểu hiện trình độ phát triển nhân cách thông qua lối sống có văn hoá, là cái đã trở thành lối sống văn hoá, thành chất lượng văn hoá lối sống của cá nhân. Đây là mục tiêu cần đạt tới của giáo dục văn hoá nhân cách đối với con người, nhất là đối với thế hệ trẻ. Người đạt đến văn hoá lối sống và văn hoá nhân cách là người không chỉ đạt đến trình độ phát triển của năng lực, của đạo đức và các giá trị, các chuẩn mực xã hội khác của nhân cách, mà còn đạt tới sự phát triển về nhu cầu - những nhu cầu bên

trong thuộc về đời sống văn hoá tinh thần của mình, tự khẳng định mình về tư tưởng, đạo đức, lối sống theo các chuẩn mực giá trị Chân - Thiện - Mỹ.

Người có văn hoá lối sống và văn hoá nhân cách là người có sự phát triển bền vững của văn hoá đạo đức. Văn hoá đạo đức là nền tảng và giá trị cốt lõi nhất tạo nên đặc trưng điển hình và bao trùm cho một nhân cách đã chín muồi.

3. Trong khi nhấn mạnh cả hai mặt đức và tài của nhân cách, Hồ Chí Minh vẫn coi đức là gốc, là quyết định, là hàng đầu chính là vì vậy.

Theo quan niệm đó, người được coi là có nhân cách, trước hết là người có đạo đức, được đánh giá về đạo đức bởi những người khác, bởi dư luận xã hội. Sự đánh giá này tập trung vào lối sống của con người, trong quan hệ với công việc, với những người xung quanh, với cả bản thân mình từ thái độ đến hành vi, ứng xử. Tính ích kỷ, sự vụ lợi mà rộng hơn là cá nhân chủ nghĩa xa lạ với những gì thuộc về nhân cách con người cả trên bình diện đạo đức lẫn bình diện văn hoá. Sống đúng, sống tốt và sống đẹp giữa mọi người, không phải vì mình mà vì người khác, coi lối sống, cách sống đó như một nhu cầu, một sự thoả mãn đạo đức và văn hoá làm người - đó là thước đo giá trị nhân cách trong lối sống. Người mang lối sống ấy sẽ biểu hiện nhân cách của mình bằng cách làm việc hết mình, tận tuy thực hiện bổn phận, nghĩa vụ, nhất quán giữa lời nói là việc làm - những cái mà ta thường nói, sống có tâm, có tình, có nghĩa. Với cái tâm đó, người ta mới biết đem cái tài ra để giúp ích cho đời, cho người. Vị tha là nét cao quý, đáng nể trọng của đạo làm người. Không nhân ái thì không thể vị tha được. Cũng như vậy, không có lòng vị tha thì không thể khiêm nhường, thành thật, bao dung, độ lượng với người và nghiêm khắc với mình được. Phải có những phẩm chất ấy, con người ta mới có thể đem vào trong nếp sống hàng ngày của mình những biểu hiện của sự quan tâm, ân cần, chu đáo với người khác, tính cẩn thận, nề nếp, tận tâm, tận lực trong mọi công việc lớn, nhỏ vì người khác. Đó là sự hy sinh, sự quên mình, chỉ với một tình cảm thiết tha được sống vì người khác, được góp phần nhỏ bé của mình vào sự lớn rộng thêm những niềm vui và hạnh phúc cho người khác, làm vợi đi những khó khăn, vất vả làm dịu đi những nỗi buồn, những đau khổ của người khác, cũng như làm được ngày một nhiều hơn những điều, những việc hữu ích cho cuộc đời.

Là sự cụ thể hoá lối sống, củng cố sự bền vững những giá trị và chuẩn mực của văn hoá lối sống, nếp sống thường ngày của mỗi cá nhân như những chỉ báo xác thực để đo lường mức độ trưởng thành cũng như xu hướng phát triển nhân cách của cá nhân đó. Với những biểu hiện của nếp sống, con người tự bộc lộ mình là người như thế nào, là một nhân cách như thế nào. Qua nếp sống của một con người cụ thể, có thể đánh giá được người ấy đã tự giáo dục mình đến đâu, đã chuyển hoá học vấn thành văn hoá nhân cách của mình đến mức nào.

Từ những điều trình bày trên đây, cần nhấn mạnh rằng, nhân cách và văn hoá, nhân cách liên quan trên toàn bộ chất lượng phát triển con người ảnh hưởng và có sức chi phối sâu xa đến cuộc sống của con người với sự toàn vẹn của chỉnh thể cá nhân, cá thể của nó cũng như sự tác động qua lại giữa nó với những cá nhân, cá thể khác với cộng đồng xã hội mà nó là một phần tử hợp thành, không thể tách rời.

4. Con người mang một bản chất xã hội nhất định; bản chất ấy có cơ sở vật chất - sinh học của nó, bởi con người trước hết là một thực thể sinh vật. Nhân cách của nó không tách rời mà trái lại gắn liền với những cội rễ của di truyền sinh vật mà nó thừa hưởng từ những thế hệ trước để lại. Song, trong sự hình thành bản chất xã hội của từng cá thể, cá nhân thì tính ưu trội và vai trò quyết định lại thuộc về cơ sở xã hội - lịch sử và văn hoá, thuộc về thực thể xã hội. Con người mang bản chất xã hội và hình thành nhân cách của mình tư sự tổng hoà các quan hệ xã hội, từ hoàn cảnh xã hội mà trong đó nó tồn tại, nó thực hiện hoạt động sống của mình. Mác đã vạch ra những luận đề nổi tiếng về những đặc trưng xã hội và qui luật xã hội tác động tới sự hình thành bản chất người, nhân cách người. Đó là:

  • Nếu con người là sản phẩm của hoàn cảnh thì vấn đề là ở chỗ, phải tạo ra hoàn cảnh có tính người. Đó là nhân tính, là những sức mạnh [lực lượng] bản chất người của con người. Đó là con đường phát triển theo xu hướng nhân đạo hoá hoàn cảnh để hình thành nên nhân cách người.
  • Hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực mà con người tác động cải biến trở lại đối với hoàn cảnh. Con vật là một tồn tại bản năng trong khi con người là một thực thể xã hội có hoạt động sống sáng tạo dựa trên tiền đề tồn tại.
  • Sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ, những quan hệ xã hội của nó. Con người trở thành thực thể và chủ thể xã hội bằng hoạt động của nó từ cá thể đến loài, từ bản chất loài, tộc loại tiến đến bản chất xã hội. Đó là cả lịch sử của nó - lịch sử sáng tạo ra một tự nhiên thứ hai như là sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật của chính mình. Con người sáng tạo ra xã hội con người theo qui luật của cái đẹp. Đó là cái đẹp của văn hoá, của nhân tính.

Điều đó chứng tỏ rằng, con người sáng tạo ra văn hoá và văn hoá sáng tạo ra con người ở phương diện làm cho con người hoàn thiện, con người mang nhân cách văn hoá mà trong hình thái lý tưởng của nó là sự hài hoà Chân - Thiện - Mỹ. Đây là một tổng hoà các giá trị Nhân bản [thuộc phạm trù khoa học], Nhân đạo [thuộc phạm trù đạo đức] và Nhân văn [thuộc phạm trù văn hoá]. Văn hoá thống nhất trong bản thân nó khoa học và đạo đức.. Nhân văn bao hàm trong nó những giá trị nhân bản và nhân đạo. Đạt đến trình độ phát triển nhân văn là đạt đến văn hoá, đạt đến nhưng thành quả sáng tạo của con người và loài người nhằm thoát mỹ hoá hiện thực.

5. Nhân cách là toàn bộ các giá trị mà con người đạt được trong sự trưởng thành xã hội của nó. Những giá trị đó gắn liền với những chức năng và vị thế của con người trong các quan hệ xã hội mà nó biểu hiện ra bằng hoạt động, với tất cả sự phong phú và toàn vẹn của đời sống cá nhân trong môi trường xã hội, trong sự phát triển của cá nhân và xã hội.

Đạo đức cũng như năng lực là những thành phần chủ yếu của cấu trúc nhân cách, nhưng chỉ riêng đạo đức hay năng lực không đủ để xác định một nhân cách. Nói đạo đức là yếu tố quan trọng hàng đầu là gốc, là cái quyết định của nhân cách không có nghĩa là đồng nhất đạo đức với nhân cách, coi nhân cách chỉ là đạo đức. Cần phải khắc phục một quan niệm đơn giản khi lược quy nhân cách vào mặt duy nhất là đạo đức, cũng như đồng nhất học vấn với văn hoá như vẫn thường thấy khi đánh giá sự phát triển của cá nhân về mặt học vấn, học thức. Mặt khác, nếu tách rời đạo đức với năng lực, tuyệt đối hoá đạo đức mà xem nhẹ năng lực, hoặc cho rằng dường như những hạn chế, yếu kém, thiết hụt về năng lực có thể được bù trừ, châm chước bằng phẩm chất đạo đức, thì đó sẽ là một quan niệm không đúng về nhân cách. Ngược lại, đề cao năng lực đến mức coi năng lực là tất cả, chỉ cần rèn luyện năng lực để làm việc, còn đạo đức không có vai trò quyết định... thì quan niệm đó càng sai lệch nhiều hơn. Đó là những biểu hiện khác nhau của cách hiểu phiến diện, siêu hình về nhân cách.

Trên thực tế, đạo đức chi phối và quyết định năng lực, đồng thời đạo đức phải biểu hiện qua năng lực, ở tác dụng và hiệu quả của năng lực trong hoạt động.

Đạo đức và năng lực phải được hình dung cụ thể trong công việc và trong các quan hệ mà con người phải giải quyết và ứng xử hàng ngày, tức là trong những tình huống khác nhau của cuộc sống. Thông qua những công việc và quan hệ đó, con người tỏ rõ mình đã làm được những gì, đã sống như thế nào giữa những người khác, nhờ đó mà nhân cách cá nhân của nó được định bơm và cũng có thể tự đánh giá. Phải thông qua những đánh giá xã hội thì nhân cách cá nhân mới có tính hiện thực. Tính hiện thực đó biểu hiện ở ảnh hưởng và uy tín mà người này có được ở người khác, trong những người khác và ngược lại.

Mỗi cá nhân là một chủ thể mang nhân cách của mình, đồng thời là đối tượng; khách thể được đánh giá về nhân cách bởi một chả thể khác, bởi cộng đồng xã hội.

6. Nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành trong các mối liên hệ xã hội, trong các quan hệ liên nhân cách. Điều đó được thể hiện trước tiên trong giao tiếp văn hoá.

Giao tiếp văn hoá để học cách sống, cách ứng xử văn hoá, tập luyện hành vi, thói quen tốt cho từng cá nhân theo những chuẩn mực và giá trị của văn hoá giao tiếp, văn hoá đối thoại, tranh luận, văn hoá ứng xử. Làm cho từng cá nhân nảy nở và phát triển nhu cầu văn hoá trên những phương diện đó chính là con đường giáo dục văn hoá nhân cách cho họ.

Cảm nhận một cách tinh tế yêu cầu lý, Nêru, nhà hoạt động văn hoá lỗi lạc Ấn Độ nhấn mạnh rằng, “Văn hoá chính là khả năng hiểu biết người khác và làm cho người khác hiểu mình”. Còn viện sĩ Lik- hachốp coi “Văn hoá là biết lắng nghe” và Xukhômlinxki, nhà giáo dục xô viết nổi tiếng, người đã dồn hết tâm huyết và tinh lực cả đời mình cho công việc giáo dục thế hệ trẻ, với tác phẩm vĩ đại “Giáo dục con người chân chính như thế nào?” lại đặc biệt chú ý tới phẩm chất làm người thông qua giáo dục văn hoá nhân cách. Ông quan niệm “Văn hoá chính là khả năng biết nhìn thấy người bên cạnh”.

Biết lắng nghe, ấy là sự khiêm nhường, là sự tôn trọng con người. Biết nhìn thấy người khác, ấy là sự ân cần, chu đáo, sự thông cảm, chia xẻ với những số phận con người - một biểu hiện cao quí của nhân tính. Mác đã từng nói: chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi thống khổ của đồng tính. Mác đã từng nói: chỉ nói có súc vật mới quay lưng lại với nỗi thống khổ của đồng loại.

Tập luyện, gieo trồng, vun trồng nhân tính là gốc rễ bền bỉ nhất của văn hoá. Nhân tính đó, chính là chiều sâu của sự hiểu biết, sự đồng cảm của con người với con người. Đó cũng là nhu cầu văn hoá đạo đức của mỗi cá nhân trong lao động, hoạt động, trong gian tiếp, ứng xử với những người khác.

Những thuộc tính giá trị cộng đồng và cộng cảm ấy của văn hoá làm người, văn hoá nhân cách tỏ rõ rằng, nhân cách con người không bao giờ độc lập, biệt lập trong cái trạng thái cô đơn, ốc đảo khép kín ở một cá thế. Nó là sự giao hoà giữa nhân cách của nó với những nhân cách ngoài nó, của những con người, những cuộc đời và của cả cộng đồng xã hội nói chung. Nhân cách là một quan hệ liên nhân cách chính là vì thế.

Sự phối hợp đồng bộ các lực lượng giáo dục cũng như sự thống nhất giữa mục tiêu và phương pháp giáo dục trở nên hết sức cần thiết. Nó tạo ra những tác động tích cực cùng chiều tới sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Muốn vậy, phải khai thác tối đa sức mạnh của giáo đục truyền, thống lịch sử dân tộc, truyền thống cách mạng; kết hợp giáo dục khoa học để rèn luyện phương pháp tư duy sáng tạo và phát triển trí tuệ với giáo dục đạo đức và trau dồi sự tinh tế trong cảm thụ nghệ thuật, nâng cao khiếu thẩm mỹ để làm phong phú thế giới tinh thần của họ. Đó là những lực đẩy cần thiết giúp con người phát triển và hoàn thiện nhân cách. Nó còn cần thiết để thức tỉnh những người đã bị lệch lạc về nhân cách, thậm chí đánh mất nhân cách của mình mà trong hoàn cảnh và ở thời điểm nào đó, họ có thể hoàn lương và hướng thiện.

Vấn đề nhân cách và giáo dục văn hoá nhân cách phải được nhìn nhận là điểm cốt lõi nhất, là chỗ sâu sắc và tinh tế nhất của triết lý giáo dục.

Hoàng Chí Bảo
Phó giáo sư, tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh-Tạp chí Triết học

T.L.H

Tổng Quan Về Nhân Cách – Sự Hoàn Thiện, Cấu Trúc Và Đặc Điểm

Nhân cách là gì? Tôi có nhân cách như thế nào? Với nhân cách đó tôi có thể thành công trong lĩnh vực nào hay giỏi giang ở vị trí nào???… luôn là một vấn đề được con người chúng ta tò mò, quan tâm và muốn khám phá.

Cùng Thanhbinhpsy tìm hiểu về nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như cấu trúc và các thuộc tính cơ bản của nhân cách trong bài viết ngay dưới đây.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Tác giả: Nguyễn Xuân Thức [Chủ biên] - Nguyễn Quang Uẩn - Nguyễn Văn Thạc - Trần Quốc Thành - Hoàng Anh - Lê Thị Bừng - Vũ Kim Thanh - Nguyễn Kim Quý - Nguyễn Thị Huệ - Nguyễn Đức Sơn
  • Nguồn: Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm, 2007

Xem thêm

  • Hoạt động nhận thức
  • Tình cảm và ý chí
  • Nhân cách và sự hình thành nhân cách
  • Giáo trình Tâm lý học đại cương
  • Các quá trình cơ bản của trí nhớ
  • Hành động ý chí
  • Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách
  • Sự quên và cách chống quên
  • Hành động tự động hoá
  • Nhân cách và sự hình thành nhân cách/Câu hỏi ôn tập và bài tập
Read more ...

Các bước

Phần 1
Phần 1 của 3:
Nhận diện nét tiêu biểu

  1. 1
    Ngồi xuống và liệt kê những phẩm chất tốt đẹp của bản thân. Bạn nên đánh số thứ tự theo mức độ tự tin khi sở hữu những đặc điểm này. Ví dụ như những phẩm chất biết lắng nghe, cởi mở, đầy cảm xúc, thường xem xét nội tâm, sâu sắc hoặc thông minh.
  2. 2
    Liệt kê những tính cách tiêu cực. Đây là những điểm mà người ta thường hay phản ứng lại, hoặc những thứ mà bạn cho rằng đang cản trở mình. Ví dụ như tính rụt rè, giận dữ, nói nhiều, hay phán xét hoặc quá lo lắng.
    • Lưu ý rằng sự tích cực hay tiêu cực trong tình huống này mang tính chủ quan. Một số người nghĩ rằng họ quá cởi mở hay nói nhiều là điều tốt. Việc thay đổi tính cách cần phải dựa trên quan điểm và mong muốn của bạn trong việc cải thiện bản thân.
    • Danh sách thứ hai này còn khó lập hơn danh sách đầu tiên. Bạn cần dành thời gian để cân nhắc phẩm chất của mình khi tiếp xúc với người khác hoặc khi ở một mình, vì đây là những yếu tố chính mà bạn muốn thay đổi.
  3. 3
    Gạch chân những điều mà bạn không muốn thay đổi, ít nhất là ở hiện tại. Bạn không thể ngay lập tức thay đổi mọi thứ liên quan đến tính cách của mình.
  4. 4
    Đánh dấu sao bên cạnh những điểm mà bạn muốn củng cố hoặc thay đổi. Có thể bạn là người thông minh, nhưng bạn vẫn muốn trở nên sắc bén hơn.
  5. 5
    Ưu tiên những mục đánh dấu sao. Việc thay đổi hành vi nên thực hiện từ từ, thay đổi từng đặc điểm một thông qua sự luyện tập và lòng quyết tâm.[2]

Phần 2
Phần 2 của 3:
Thay đổi hành vi

  1. 1
    Chọn những nét tính cách mà bạn muốn thay đổi. Ví dụ, tưởng tượng rằng bạn muốn trở nên mạnh dạn hơn.
  2. 2
    Liệt kê những hành vi cho thấy sự e dè của bạn khi tiếp xúc với người khác. Bạn có thể ghi lại những hành động như rời tiệc sớm, không ngắt lời, không đưa ra ý kiến, tránh mặt người khác hoặc từ chối tình nguyện.
  3. 3
    Chọn hành vi ngược lại để thực hiện. Ví dụ, tình nguyện đảm nhận vai trò mới trong công việc hoặc nhận nhiều lời mời tham gia các sự kiện xã hội.
  4. 4
    Chọn một người mà bạn ngưỡng mộ có tính cách này và bắt chước hành vi của họ. Bạn nên áp dụng từng đặc điểm một thay vì toàn bộ tính cách, vì tính cách của mỗi người là không ai giống ai. Tuy nhiên, bạn có thể học hỏi nhiều ở người có những hành vi tốt đẹp trong cuộc sống thường ngày.[3]
  5. 5
    Thường xuyên nhắc nhở bản thân duy trì những hành vi mới này. Đặt ra những câu thần chú như “Mình sẽ được lắng nghe.” Cài đặt chức năng nhắc nhở trong điện thoại để tương tác với nhiều người hơn.

Phần 3
Phần 3 của 3:
Cải thiện bản thân

  1. 1
    Duy trì thái độ tích cực. Thái độ tiêu cực sẽ làm giảm sự tự tin và quyết tâm hoàn thiện bản thân.
  2. 2
    Học hỏi những điều mới mẻ. Tham gia các tổ chức, lớp học, câu lạc bộ, hoặc các nhóm mới. Bạn rất dễ quay trở lại với thói quen cũ khi gặp gỡ những người quen thân; tuy nhiên, những người mới quen thường không trông mong gì ở bạn và bạn sẽ có thể bắt đầu hành vi mới một cách thành công.
  3. 3
    Thoải mái với bản thân. Tính cách không thể thay đổi một sớm một chiều. Bạn nên cho bản thân nhiều thời gian và không gian để chuyển đổi hành vi thành phẩm chất hoàn thiện hơn.
  4. 4
    Thử dùng chiến thuật “Giả vờ cho đến khi trở thành sự thật”. Trong một số trường hợp, bạn cần hành động như thể trở thành một người khác sẽ đem lại cho bạn những người bạn mới, hành vi mới và thành công mới. Bảo đảm rằng con người “giả” này phải phù hợp với mục tiêu của bản thân để không phát triển thành phẩm chất xấu. Cách này hữu ích đối với nhiều người, nhưng nếu không gặp được người hội tụ những đặc điểm này, bạn có thể xem phim để "giả vờ" cho đến khi trở thành sự thật. Sau một thời gian, tự nhiên bạn sẽ không còn nhút nhát, hoặc sẽ điềm tĩnh hơn chẳng hạn.
  5. 5
    Xem xét danh sách trong một tháng và đánh giá mức độ thành công của mình. Tiếp tục cải thiện các nét tính cách mới sau khi bạn đã thành công ở đặc điểm đầu tiên. Ví dụ, nếu đã kết giao nhiều bạn bè mới và bắt đầu chia sẻ ý kiến ở nơi làm việc, có lẽ đây là lúc bạn cần chuyển sang cải thiện những đặc điểm tiêu cực lớn hơn.

1. Khái niệm nhân cách con người

Nhân cách là khái niệm chỉ bao hàm phần xã hội, tâm lí của cá nhân, đó là một con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định; là chủ thể của các quan hệ người – người, của hoạt động có ý thức và giao lưu. Hiện nay có rất nhiều lí thuyết khác nhau về nhân cách trong khoa học tâm lí. Đó là thuyết phân tâm của S.Frued, thuyết siêu phẳng và bù trừ của A.Adler…

Các nhà tâm lí học theo quan điểm của Mác –xít đều cho rằng khái niệm nhân cách phải là một phạm trù xã hội chứ không thể thuần tâm lí. Tuy nhiên điều đó không loại trừ việc mỗi ngành khoa học tiếp cận vấn đề nhân cách theo góc độ của mình, trong số đó có khoa học tâm lí. Rõ ràng là một người sẽ chỉ trờ thành nhân cách kho đã có tâm lí và ý thức. Sau đây là một số định nghĩa về nhân cách của những nhà tâm lí theo quan điểm Mác – xít được sử dụng rộng rãi:

“Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò nhất định.” – A.G.Goovaliôp

“Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lí đang quy định những hình thức hoạt động và những hành vi có ý nghĩa xã hội” – E.V.Sôrôkhôva

Mặc dù có các định nghĩa khác nhau như trên nhưng các nhà tâm lí học Mác – xít đề thống nhất với nhau ở quan điểm: “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.”

Nói thuộc tính tâm lý là nói hiện tượng tâm lý tương đối ổn định – kể cả phần sống động và phần tiềm tàng [nét, thói, tính tình,,,] có tính quy luật chứ không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên.

Xem thêm: Tâm lý học phát triển là gì? Các lý thuyết theo tâm lý học phát triển?

Dùng chữ “tổ hợp” có nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Cũng một thuộc tính đó, nằm trong thuộc tính khác cũng trở nên khác đi.

Nói “bản sắc” là muốn nói trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người nhưng cái chung này [gọi tắt là kinh nghiệm – xã hội – lịch sử] đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống với các tổ hợp khác của bât cứ một người nào khác.

Dùng chữ “giá trị xã hội” là muốn nói những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và được xã hội đánh giá.

Video liên quan

Chủ Đề