Âm ngữ trị liệu nhi là gì

Một báo cáo của Sarah Day [Giáo viên Lâm sàng Âm ngữ Trị liệu, Tình nguyện viên Úc cho sự Phát triển Quốc tế, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch [UPNT], TPHCM].

Bây giờ là mùa hè ở Việt Nam…nghĩa là kỳ nghỉ hè, mùa mưa ở thành phố Hồ Chí Minh và kết thúc Khóa học Âm ngữ Trị liệu Nhi 2016-17 tại UPNT!

Với sự hoàn tất của đợt thực hành lâm sàng cuối cùng, các hồ sơ lâm sàng, các bài thuyết trình, và các bài thi VIVA vấn đáp, chúng ta bắt đầu ăn mừng! 32 sinh viên âm ngữ trị liệu đã tổ chức một bữa trưa cảm ơn cho tất cả những người đã tham gia hỗ trợ khóa học Âm ngữ Trị liệu. Tổ chức Trinh Úc [TFA], UPNT và đội ngũ cựu học viên đã hỗ trợ đã được các học viên chiêu đãi một bữa trưa gồm 5 món chính tại một nhà hàng Việt Nam truyền thống. Các học viên Âm ngữ Trị liệu đã tặng TFA và UPNT một món quà rất đặc biệt dưới dạng một cái cây được vẽ với những bông hoa làm bằng tay và hình của mỗi học viên âm ngữ trị liệu được đóng trong khung tranh. Giáo sư Dung [Điều phối viên Chương trình và Giáo sư Tai Mũi Họng] đã nhận món quà thay mặt cho tất cả mọi người. Sau đó các sinh viên ăn mừng thành công của khóa học tại một quán karaoke địa phương, sự giải trí yêu thích của nhiều người!

Lễ tốt nghiệp chính thức để cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học đang được lên kế hoạch dự kiến diễn ra vào giữa tháng 9 và tất cả các sinh viên tốt nghiệp sẽ quay về quê hương với gia đình để ăn mừng một lần nữa.

Về cảm nghĩ cá nhân, tôi rất vui mừng chia sẻ rằng tôi không thể tả hết sự tự hào của tôi như thế nào đối với nhóm sinh viên tuyệt vời này. Tôi rất thích giảng dạy, cố vấn, huấn luyện và chia sẻ với họ. Chúng tôi đã làm việc cực kỳ vất vả trong vài tháng qua, các phiên dịch TFA và các giám sát lâm sàng tình nguyện ngắn hạn đã tham gia, và để xem kết quả của công việc đó kết trái thành các nhà âm ngữ trị liệu mới tốt nghiệp thành thạo và đầy đam mê, thật là hài lòng và phi thường!

Chúc mừng Lớp Âm ngữ Trị liệu Nhi 2016-17 vì những thành tích của các bạn. Chào mừng đến với ngành nghề đáng tự hào của chúng ta.

Hoàn thành Khóa học Âm ngữ Trị liệu Nhi

32 học viên đăng ký vào chương trình đào tạo âm ngữ trị liệu 10 tháng tại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch [UPNT], TP Hồ Chí Minh đã hầu như hoàn tất Học kỳ 3 của mình. Vào đầu Học kỳ 3, các sinh viên thật may mắn vì có cô Phạm Thị Bền từ Hà Nội, hiện đang theo học chương trình Tiến sỹ trong lượng giá các rối loạn âm lời nói của ngôn ngữ Tiếng 33 học viên đăng ký vào chương trình đào tạo âm ngữ trị liệu 10 tháng tại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch [UPNT], TP Hồ Chí Minh đã hầu như hoàn tất Học kỳ 3 của mình. Vào đầu Học kỳ 3, các sinh viên thật may mắn vì có cô Phạm Thị Bền từ Hà Nội, hiện đang theo học chương trình Tiến sỹ trong lượng giá các rối loạn âm lời nói của ngôn ngữ Tiếng Việt với Giáo sư Sharynne McLeod tại đại học Charles Sturt ở Úc. Cô Bền với sự trợ giúp của một chuyên viên Âm ngữ trị liệu người Việt Nam cô Lê Thị Thanh Xuân, cô là một cựu học viên của chương trình hai năm đầu tiên tại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch  và cũng có tham gia  vào nghiên cứu các âm lời nói trong Tiếng Việt.

Các môn học khác trong học kỳ này được dạy bởi nhiều các giảng viên người Úc và chuyên viên âm ngữ trị liệu người Việt Nam tình nguyện khác nhau, họ là những các cựu học viên của các chương trình 2 năm; như sau:

  •  Rối loạn Ngôn ngữ – Phó Giáo sư Diane Jacobs từ Đại học Catholic Úc tại Melbourne và cô Đỗ Thị Bích Thuận từ bệnh viện Nhi đồng 3 TP. Hồ Chí Minh.
  • Phân tích các mẫu Ngôn ngữ – BS. Lê Thị Thanh [bây giờ đã nghỉ hưu]
  • Giao tiếp Tăng cường và Thay thế – Cô Libby Brownlie, một tình nguyện viên AVI dài hạn và điều phối viên chương trình tại Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch và anh Hoàng Văn Quyên từ bệnh viên Nhi đồng 1 ở TP. Hồ Chí Minh.
  • Rối loạn Phổ Tự kỷ – cô Judy Griffiths từ Canberra và anh Hoàng Văn Quyên từ Bệnh viện Nhi đồng 1 tại TP. Hồ Chí Minh.
  • Việc cho ăn ở Trẻ – thầy Damien Roberts từ Bệnh viên Nhi Hoàng gia Melbourne và cô Đỗ Thị Bích Thuận từ Bệnh viện Nhi đồng 3 TP. Hồ Chí Minh.
  • Khe hở Môi và Vòm miệng – cô Janella Christie, một tình nguyện viên AVI dài hạn và điều phối viên lâm sàng tại Đại    học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và cô Đỗ Thị Bích Thuận từ Bệnh viện Nhi đồng 3 TP. Hồ Chí Minh và BS. Nguyễn Hoàng Oanh từ Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.

Các học viên rất yêu thích các chuyên viên âm ngữ trị liệu người Việt và người Úc làm việc cùng nhau. Họ thích các hoạt động thực hành được lồng ghép vào trong mỗi môn học.

 19:37 10/11/2021        Lượt xem: 700

Khi phát hiện con em mình gặp khó khăn về nói, phát âm, đánh vần, nuốt....nhiều phụ huynh rất hoang mang, lo lắng không biết phải làm gì dù đã đưa đi khám nhiều nơi. Các rối loạn này có thể gặp ở những trẻ tổn thương não; nói ngọng, nói lắp; chậm phát triển về tinh thần, ngôn ngữ theo độ tuổi; trẻ tự kỷ, khiếm thính; hở môi và hoặc hở hàm ếch. Hiện nay, âm ngữ trị liệu được áp dụng rộng rãi để hỗ trợ cho trẻ gặp các vấn đề về ngôn ngữ. Nhờ âm ngữ trị liệu, các kỹ năng giao tiếp của trẻ đã được cải thiện. Vậy âm ngữ trị liệu là gì?

Âm ngữ trị liệu là gì?

Âm ngữ trị liệu nói chung là một ngành có cơ sở lý luận, phát triển dựa trên y học chứng cứ và được Quốc tế công nhận, là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán, giải quyết và góp phần cải thiện đáng kể chất lượng sống của những người bị rối loạn về giao tiếp, về nuốt.

 Âm ngữ trị liệu nhi khoa giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ thông qua việc tương tác một-một, trong nhóm nhỏ hoặc trong lớp học. Cụ thể hơn, âm ngữ trị liệu có thể giúp xử lý các vấn đề về:

  • Phát âm: Chậm nói, nói không rõ ràng, gặp nhiều lỗi khi phát âm.
  • Độ trôi chảy: Không nói được trôi chảy như nói lắp.
  • Độ vang của giọng nói: Các vấn đề về âm lượng, độ cao và chất lượng

âm thanh khi nói.

  • Miệng: Gặp khó khăn khi ăn, nuốt và hay chảy nhiều nước dãi.

Phương pháp này cũng góp phần điều trị các chứng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt [khó diễn đạt những gì mình muốn nói], rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận [khó hiểu những gì mình nghe], và vấn đề về ngữ dụng học [khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ phù hợp với các hoàn cảnh xã hội].

Âm ngữ trị liệu bao gồm những gì?

Có nhiều liệu pháp khác nhau, các bác sĩ sẽ áp dụng tùy vào tình trạng bệnh của mỗi trẻ. Những liệu pháp này bao gồm:

  • Huấn luyện Kỹ năng giao tiếp sớm: kỹ năng tập trung, kỹ năng bắt chước-

lần lượt, kỹ năng giao tiếp không lời [bằng cử chỉ, tranh ảnh,…], kỹ năng chơi đùa, kỹ năng xã hội,…

  • Huấn luyện Kỹ năng ngôn ngữ: gồm ngôn ngữ hiểu và ngôn ngữ diễn đạt.

      Ngoài ra, những trường hợp trẻ có hành vi gây ảnh hưởng đến bản thân và người khác nổi trội, bác sĩ sẽ sự tư vấn và điều trị can thiệp hành vi phù hợp.

      Một số phương pháp khác như trị liệu nhóm, trị liệu bằng âm nhạc hay Hoạt động trị liệu cũng sẽ được hướng dẫn và áp dụng tùy từng trường hợp.

Những lợi ích của âm ngữ trị liệu?

Âm ngữ trị liệu giúp trẻ học cách nói rõ ràng hơn, từ đó, trẻ tự tin hơn, bớt cáu kỉnh khi giao tiếp. Vì vậy, phương pháp này đem lại nhiều lợi ích về mặt cảm xúc và xã hội cho trẻ, giúp trẻ sẽ học tập tốt hơn sau này.

Đối với những trẻ gặp vấn đề với việc đọc [ví dụ như chứng khó đọc], âm ngữ trị liệu giúp trẻ cải thiện kỹ năng nghe và phân biệt các âm cụ thể trong một từ. Nhờ đó, kỹ năng đọc hiểu của trẻ sẽ được cải thiện và trẻ sẽ thích đọc hơn.

Âm ngữ trị liệu đặc biệt có ích nếu trẻ được làm quen từ sớm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 70% trẻ dưới 6 tuổi gặp vấn đề về ngôn ngữ có tiến bộ rõ rệt sau khi trải qua quá trình trị liệu ngôn ngữ này.

Lời khuyên dành cho phụ huynh?

         Thời gian trị liệu ngôn ngữ cho trẻ không thể “một sớm một chiều”, phải mất nhiều tháng, thậm chí hàng năm các kỹ năng của trẻ mới được cải thiện từ từ. Do đó, đòi hỏi phụ huynh và trẻ phải cố gắng kiên trì, nhẫn nại, không nôn nóng.

         Trong quá trình trị liệu, các bác sĩ sẽ đưa ra những hoạt động để phụ huynh thực hiện cùng trẻ tại nhà nhằm củng cố các kỹ năng cần thiết. Chính những hoạt động hằng ngày này sẽ giúp trẻ tiến bộ nhanh hơn. Vì vậy, phụ huynh nên phối hợp chặt chẽ và giữ mối liên hệ thường xuyên với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh các hoạt động theo tình trạng diễn tiến của trẻ.

          Hãy tích cực hỗ trợ trẻ, thường xuyên dành thời gian luyện tập với trẻ và có như vậy thì việc điều trị mới sớm đạt được hiệu quả cao nhất.

          Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng âm ngữ trị liệu không phải là phép màu “chữa khỏi” bệnh cho trẻ.

Bác sĩ âm ngữ đang hướng dẫn các bài tập phát triển ngôn ngữ cho bé

Bé đang được kỹ thuật viên hướng dẫn các bài tập điều hòa cảm giác và vận động nâng cao thể lực

Lời khuyên tốt nhất cho các bậc phụ huynh là khi phát hiện các bất thường về ngôn ngữ của con em mình, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp các bác sĩ, các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này để được khám, đánh giá chức năng; được nhận sự tư vấn, hướng trị liệu; được lên kế hoạch, xây dựng mục tiêu can thiệp; lập hồ sơ hoạt động trị liệu và tổ chức can thiệp với phác đồ, với nhiều bài tập khác nhau một cách linh hoạt, đặc biệt phù hợp riêng cho từng trẻ.

Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Cần Thơ với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa đã thực hiện tốt các hoạt động này, đã giúp cho nhiều trẻ cải thiện được những khiếm khuyết sớm hòa nhập cộng đồng.

Quý phụ huynh hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Tác giả: Trần Tố Quỳnh- Nguyễn Thị Kiều Linh

Video liên quan

Chủ Đề