2 tháng chưa có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề không còn xa lạ đối với các bạn nữ ở tuổi dậy thì. Việc có thêm những hiểu biết về rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì sẽ giúp các bạn gái có cái nhìn đầy đủ hơn. Từ đó có thể đặt ra những biện pháp hữu ích để những kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, khỏe mạnh.

1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt được coi là những biểu hiện bất thường của các kỳ kinh nguyệt. Được thể hiện ở các yếu tố như: kỳ kinh nguyệt không đều, số ngày hành kinh dài hơn hoặc ngắn hơn thông thường, lượng máu của kỳ hành kinh bất thường, cơ thể có những biểu hiện lạ mỗi lần đến kỳ,...

Rối loạn kinh nguyệt là sự lên tiếng bất thường của sức khỏe sinh sản

Một kỳ kinh nguyệt thông thường kéo dài khoảng từ 4 ngày đến 1 tuần. Đối với một người hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc phải bất cứ bệnh tật nào, kỳ kinh nguyệt sẽ có chu kỳ lặp lại sau 28 đến 30 ngày.

Rối loạn kinh nguyệt xảy ra do nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động khác nhau. Hiện nay, rối loạn kinh nguyệt đã và đang là nỗi lo của nhiều chị em phụ nữ. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mà còn tác động tiêu cực tới tâm lý, cuộc sống sinh hoạt của nhiều người.

2. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Ở tuổi dậy thì, các bạn gái hay gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Với việc chưa có kinh nghiệm, hầu hết các bạn đều tỏ ra lúng túng và lo sợ trước tình trạng này.

Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là vấn đề khá phổ biến hiện nay

Thông thường, kinh nguyệt sẽ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thời gian từ 10 đến 15 tuổi. Tùy vào sự phát triển khác nhau, thời gian này sẽ có sự xê dịch chút ít. Tuy nhiên đến thời điểm sau 17 tuổi kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện, đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nào đó hoặc rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.

Ở tuổi dậy thì, buồng trứng của các bạn gái chưa phát triển đầy đủ. Tình trạng kinh nguyệt không đều đặn xuất phát từ việc cơ thể có nhiều sự biến đổi liên tục. Ngoài ra còn một số yếu tố tác động đến như: sự thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống không hợp lý, thức khuya, căng thẳng vì công việc học tập,...

3. Biện pháp phòng tránh rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Để những kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, các bạn gái ở tuổi dậy thì cần đề ra một số biện pháp hữu ích ngay trong cuộc sống hàng ngày.

3.1. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ góp phần tạo nên sự ổn định cho sức khỏe. Từ đó giúp chế độ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, thuận lợi hơn. Trong khẩu phần ăn cần tăng cường bổ sung các loại khoáng chất, rau củ quả, vitamin,... Hạn chế ăn các loại đồ ăn chiên rán, quá cay nóng. Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn ở tuổi dậy thì.

3.2. Không thức quá khuya

Thức khuya là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn nội tiết tố. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tới chu kỳ trứng rụng trứng, khiến cho kinh nguyệt không đều, cơ thể thiếu sức sống. Ở độ tuổi dậy thì, các bạn gái tốt nhất nên ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày. Ngủ sớm và ngủ sâu giấc để đảm bảo trạng thái cân bằng tốt nhất cho cơ thể.

Các bạn gái ở tuổi dậy thì cần đề ra một số biện pháp hữu ích ngay trong cuộc sống hàng ngày

3.3. Rèn luyện thể dục thể thao

Rèn luyện thể dục thể thao luôn luôn là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt đối với trẻ ở tuổi dậy thì, việc vận động sẽ tăng cường lưu thông máu, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp cân bằng nội tiết tố cho cơ thể. Hãy dành thời gian rèn luyện thể dục thể thao vận động mỗi ngày để chống lại tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

3.4. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn

Làm việc lao lực, căng thẳng mệt mỏi sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh thời gian học tập và làm việc, hãy tạo môi trường để giữ được tinh thần thoải mái vui vẻ nhất có thể. Tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn bằng những hoạt động giải trí nhẹ nhàng.

3.5. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Ở tuổi dậy thì nhiều người còn khá bỡ ngỡ trong việc chăm sóc sức khỏe cá nhân, cũng như vệ sinh vùng kín. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng để đảm bảo sức khỏe sinh sản ổn định. Luôn ghi nhớ vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đặc biệt là trong những ngày hành kinh. Thay băng vệ sinh tiếng một lần, thường xuyên đổi quần chíp để đảm bảo vùng kín không bị viêm nhiễm.

4. Thăm khám tại bệnh viện đa khoa

Trong trường hợp cần thiết, hãy tìm đến các cơ sở uy tín để được thăm khám kịp thời. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy nhiên nhiên nếu hiện tượng kéo dài, gây ra những ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe, tốt nhất bạn nên tìm đến các bệnh viện đa khoa để được khám xét cụ thể.

Trong trường hợp cần thiết, hãy đến các cơ sở uy tín để được thăm khám kịp thời

Bạn có thể tham khảo thông tin về Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. MEDLATEC là một trong những cơ sở uy tín bậc nhất tại Hà Nội. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC làm việc 24/7, có khả năng tiếp nhận hơn 1.000 lượt khám mỗi ngày. Hiện nay, bệnh viện có 4 cơ sở:

  • Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội.

  • Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC Ba Đình - số 42 - 44 Nghĩa Dũng, Phúc xá, Ba Đình, Hà Nội

  • Phòng khám Đa khoa MEDLATEC - số 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

  • Phòng khám Đa khoa MEDLATEC - 119 Nguyễn Tất Thành, phường Khai Quang, tỉnh Vĩnh Phúc

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì sẽ không còn là mối lo ngại quá lớn nếu áp dụng đúng biện pháp trên. Dậy thì là thời điểm nhạy cảm nhất, cần chú trọng chăm sóc sức khỏe và sinh lý nhiều nhất. Hy vọng bài viết trên đây đem đến những thông tin hữu ích cho độc giả.

Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

Thứ Bảy ngày 18/06/2022

  • Tại sao ngày càng nhiều thanh thiếu niên béo phì ở tuổi dậy thì?
  • 7 nguyên nhân gây chậm kinh chị em cần đặc biệt chú ý
  • Những thực phẩm phụ nữ nên tránh xa trong ngày đèn đỏ

Những bất thường kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, như trễ kinh, rong kinh, vô kinh… ít nhiều đều gây lo lắng cho các bạn gái. Vậy tình trạng trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không? Vấn đề này sẽ được Nhà Thuốc Long Châu giải đáp trong bài viết sau đây.

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng kinh nguyệt không tuân theo một chu kỳ nhất định, với các dấu hiệu như trễ kinh, kinh sớm, kinh thưa, vô kinh, rong kinh, số lượng kinh ra ít, ra nhiều hơn bình thường… Trong đó, rối loạn trễ kinh khá thường gặp ở các bạn gái. Vậy trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

Hiện tượng kinh nguyệt rối loạn ở tuổi dậy thì

Với các bạn gái, chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên là bước đánh dấu sự khởi đầu của giai đoạn dậy thì.

Hiện tượng kinh nguyệt là sự thay đổi nội tiết tố buồng trứng [Estrogen và Progesterone] gây bong niêm mạc tử cung. Việc bong niêm mạc tử cung kéo dài trong vài ngày, với hiện tượng niêm mạc bong từ từ, từng phần, chứ không bong toàn bộ cùng một lúc. Với cơ chế đó, một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trong khoảng thời gian 3 đến 7 ngày.

Khi bị hành kinh, bạn gái có thể có cảm giác đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu… Số lượng máu kinh được cho là bình thường nếu mức độ cần thay băng vệ sinh là từ 3 đến 5 lần thay mỗi ngày. Máu kinh có màu đỏ tươi, không đông, có mùi nồng và không bị tanh.

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng kinh nguyệt có những biểu hiện bất thường, về thời gian có kinh sớm hay trễ, số lượng máu kinh nhiều hay ít, tần suất đều hay không đều… Cụ thể như sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt dài hoặc ngắn hơn bình thường: Chu kỳ kinh nguyệt dài trên 35 ngày hoặc ngắn dưới 21 ngày, hoặc thưa kinh, vô kinh, tắc kinh…

  • Số ngày hành kinh không đều đặn: Số ngày có kinh nguyệt dài hơn 7 ngày, hoặc ngắn dưới 2 ngày, hoặc rong huyết không theo bất cứ chu kỳ nào.

  • Số lượng máu kinh có sự bất thường: Thiểu kinh [số lượng máu kinh nguyệt ra ít hơn bình thường] hoặc cường kinh [số lượng máu kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường].

Kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thường xuyên bị rối loạn

Nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

Hiện nay có khá nhiều nguyên nhân chậm kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Đa phần các nguyên nhân là do những yếu tố sinh lý hoạt động chưa ổn định ở lứa tuổi này, có thể kể đến:

  • Buồng trứng hoạt động chưa ổn định: Khi các bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục - sinh sản vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, bao gồm cả buồng trứng. Do buồng trứng chưa ổn định, chức năng phóng noãn có thể không đều đặn. Điều này giải thích lý do tại sao chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hơn hay dài hơn bình thường.

  • Hormone nội tiết tố chưa hoàn thiện: Những hormone nội tiết tố nữ như Estrogen hay Progesterone trong cơ thể của các bạn gái vẫn chưa được ổn định, tác động trực tiếp tới các rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.

  • Tâm lý bất ổn: Ở độ tuổi dậy thì, đứng trước các áp lực trong cuộc sống như học hành, thi cử, tình cảm, gia đình… khiến tâm lý của các bạn gái trở nên bất ổn. Đây cũng có thể là một thủ phạm gây ra sự rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt.

  • Chế độ sinh hoạt chưa hợp lý: Thức khuya, ngủ muộn, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng… là những thói quen xấu ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt nói riêng hay cả cơ thể của các bạn nữ nói chung, đặc biệt trong độ tuổi dậy thì.

  • Do bệnh lý: Những bạn nữ có bệnh phụ khoa đều có nguy cơ gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều. Một số bệnh phụ khoa có thể kể đến như viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về tử cung, buồng trứng, bệnh xã hội, bệnh lây truyền qua đường tình dục… Tuy nhiên trên thực tế, có khá ít các bạn nữ gặp những bất thường này ở độ tuổi dậy thì.

Tâm lý bất ổn có thể dẫn đến kinh nguyệt không đều

Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?

Trong khoảng 1 - 2 năm đầu của tuổi dậy thì, khá nhiều các bạn gái xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có hiện tượng trễ kinh.

Do hoạt động sinh lý của cơ thể ở tuổi dậy thì chưa ổn định, có tháng buồng trứng phóng noãn nhiều hơn 1 lần, hoặc 2 - 3 tháng [thậm chí 5 - 6 tháng], buồng trứng mới phóng noãn 1 lần. Điều này dẫn đến việc các bạn gái ở tuổi dậy thì hay gặp phải trường hợp 2 - 3 tháng mới có kinh, lượng kinh ít, kinh nguyệt đến trễ, máu ra chút một trong vài ngày rồi vài hôm sau lại có lại.

Theo thống kê, có đến 70% các trường hợp rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì xảy ra do rối loạn phóng noãn và nội tiết. Do vậy, bạn gái ở tuổi dậy thì không nên quá lo lắng nếu gặp phải tình trạng trễ kinh, bởi vì đây có thể là hiện tượng bình thường của sinh lý.

Trong trường hợp thời gian trễ kinh kéo dài liên tục, kèm theo các dấu hiệu như đau bụng dưới, máu kinh bất thường [màu sắc, tính chất, có mùi hôi…], bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám.

Không nên quá lo lắng nếu gặp phải tình trạng trễ kinh tuổi dậy thì

Phương pháp điều trị trễ kinh ở tuổi dậy thì

Khi bắt đầu xuất hiện hành kinh, các bạn nữ cần chú ý chăm sóc cơ thể, nhất là khu vực vùng kín. Cần xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh, điều độ, cùng với chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng giữa việc học tập và vui chơi để giảm đến mức tối thiểu các hiện tượng kinh nguyệt bất thường, cụ thể như sau:

  • Mỗi ngày, bạn gái cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước, hết sức hạn chế sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, bia rượu…

  • Tích cực rèn luyện thể dục, thể thao vừa sức, thường xuyên, tránh tình trạng mệt mỏi và stress kéo dài.

  • Vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt chú ý không được thụt rửa quá sâu phía trong âm đạo.

  • Lựa chọn các loại quần lót phù hợp về kích thước, chất liệu vải. Thay quần lót ít nhất 1 lần/ngày, giữ vùng kín khô ráo và thoáng mát.

  • Vào những ngày hành kinh, cần thay băng vệ sinh từ 3 - 4 tiếng/lần, kết hợp vệ sinh vùng kín bằng các dung dịch vệ sinh đảm bảo chất lượng.

  • Ngay khi có những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh, kèm theo những biểu hiện khác lạ [như đau bụng dữ dội, mệt mỏi…], bạn gái cần tới bệnh viện thăm khám ngay để có thể xác định được nguyên nhân chính xác, điều trị chuẩn mực, không tác động xấu tới khả năng sinh sản trong tương lai.

Cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học để khắc phục tình trạng trễ kinh

Nhà Thuốc Long Châu hy vọng bài viết này đã giúp các bạn gái có cái nhìn toàn diện nhất về tình trạng kinh nguyệt không đều nói chung và cũng như giải đáp thắc mắc: “Trễ kinh ở tuổi dậy thì có sao không?”. Hãy xây dựng một chế độ sống khoa học, học tập và nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe của chính mình, bạn nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • trễ kinh
  • chu kỳ kinh nguyệt
  • tuổi dậy thì

Video liên quan

Chủ Đề