Bài thơ cô giáo lớp em của tác giả nào năm 2024

Trước năm 1945, Nguyễn Xuân Sanh cùng một số thi hữu chủ trương dòng thơ tượng trưng, thành lập nhóm Xuân Thu nhã tập. Sau năm 1945, ông đi theo cách mạng và có thêm nhiều đóng góp cho thơ ca.

Bài Cô giáo lớp em là tác phẩm nổi bật của ông sau 1945, được đưa vào sách giáo khoa tiểu học và gắn bó với nhiều thế hệ học sinh Việt Nam.

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời “Chào cô ạ!”

Cô mỉm cười thật tươi.

***

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

***

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.

Lời bình của TS Nguyễn Thanh Tâm:

Nguyễn Xuân Sanh là thi sĩ của một thời tráng lệ đã đi qua. Đó là thi sĩ của tượng trưng với giấc mơ viết nên những áng Xuân Thu nhã tập (trước 1945). Thời đó có lẽ vẫn còn thổn thức trong trái tim Nguyễn Xuân Sanh.

Thế nên, sau những bước chuyển mình, đi theo cách mạng, nhịp đập tượng trưng của Nguyễn Xuân Sanh vẫn thầm thì trong từng nét chữ, hình tượng: "Những lời cô giáo giảng / Ấm trang vở thơm tho".

Đẹp, trong sáng, giàu ý vị tượng trưng và dĩ nhiên cũng đã được sưởi ấm rất nhiều bởi cảm hứng của thời đại mới, bài thơ làm hồi sinh nguồn tượng trưng có lẽ đã thiêm thiếp từ dạo Xuân Thu.

Thật kỳ diệu, phải nói rằng, chính dưỡng chất tượng trưng trong huyết mạch thi sĩ đã nuôi nấng ý tứ, sự trong sáng, ấm áp, trìu mến của bài thơ Cô giáo lớp em gắn bó với tuổi thơ bao thế hệ học trò.

Còn gì háo hức đối với một đứa trẻ khi mà “Sáng nào em đến lớp/ Cũng thấy cô đến rồi”. Cô giáo đã tạo cho các em cảm giác vừa sung sướng, vừa an tâm khi phải tạm rời xa vòng tay yêu thương của bố mẹ, của gia đình để bước vào một môi trường mới, còn nhiều xa lạ và bỡ ngỡ.

Hình ảnh “Cô mỉm cười thật tươi” khi đáp lại lời chào của học trò, đã trở thành hình ảnh đẹp, in sâu trong tâm hồn trong sáng, thơ ngây của các em. Nó sẽ đi cùng các em trong suốt quãng đời học sinh cũng như mãi tới sau này.

“Cô dạy em tập viết/ Gió đưa thoảng hương nhài/ Nắng ghé vào cửa lớp/ Xem chúng em học bài”. Khổ thơ mở ra khung cảnh rất đỗi bình thường của mọi lớp học mà ở đó, cô thì nhiệt tình dạy dỗ, trò thì chăm chỉ học hành.

Song nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã dùng biện pháp nhân hóa để gió và nắng cùng tham gia với các em. Chúng cũng có những hành động, sắc thái tình cảm hết sức dễ thương, phù hợp với tính cách cũng như tâm lí của các bạn nhỏ. Bởi vậy, giờ học của các em vừa sinh động, gần gũi với thiên nhiên, vừa ngập tràn hương sắc của tình cô trò, bè bạn.

“Những lời cô giáo giảng/ Ấm trang vở thơm tho/ Yêu thương em ngắm mãi/ Những điểm mười cô cho”. Cách liên tưởng lời cô giáo giảng ấm cả trang vở, có vẻ hơi cường điệu. Nhưng đặt trong dòng suy nghĩ, trong mạch tình cảm đầy yêu mến của các em với cô giáo mình, lại tạo được sự đồng cảm nơi người đọc. Hình ảnh “em ngắm mãi/ Những điểm mười cô cho” là hình ảnh ấm áp, xúc động.

Chữ “ngắm” được tác giả sử dụng rất hợp lí. Ngắm, tức là nhìn mãi vì yêu thích. Qua đó cho thấy lòng trân trọng, yêu quý các em dành cho cô giáo của mình đã thực sự thể hiện được giá trị của người “kỹ sư tâm hồn” trong công việc “trồng người”.

Hãy đến với các em bằng cả tấm lòng, tình yêu thương chân thành nhất, thì chúng ta (các thầy cô) cũng sẽ được đền đáp bằng những quả ngọt đong đầy nghĩa thầy trò.

Không một dòng tả về hình dáng, song “cô giáo lớp em” vẫn hiện lên thật rõ nét với tất cả sự nhân ái, ân cần, hết lòng dạy dỗ, quan tâm và yêu thương học sinh.

Bài thơ “Cô giáo lớp em” giản dị, trong sáng và dạt dào cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, đã nhiều năm đồng hành cùng bao lớp các em nhỏ và chắc chắn nó sẽ được không chỉ độc giả nhỏ tuổi, mà kể cả người lớn chúng ta cũng yêu thích và nhớ mãi.

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, người cuối cùng của thế hệ thi nhân tiền chiến 1930 - 1945 đã qua đời ngày 22/11 tại Hà Nội vì tuổi cao, sức yếu. Ông hưởng thọ 100 tuổi.

Nhắc đến tên ông, nhiều thế hệ học sinh, giáo viên suốt mấy chục năm qua đều không thể không nhớ bài thơ Cô giáo lớp em. Đây cũng là bài thơ liên tiếp được tái bản trong sách giáo khoa.

Bài thơ cô giáo lớp em của tác giả nào năm 2024

Bài thơ “Cô giáo lớp em” trong sách giáo khoa.

Tác giả Nguyễn Xuân Sanh đã đi xa. Những vần thơ tươi đẹp, trong sáng của "Cô giáo lớp em" còn ở lại mãi trong tim bạn đọc. Cứ mỗi khi một câu thơ cũ được ai đó vô tình chia sẻ, những hương vị và cảm xúc của nhiều năm về trước lại quay về...

Sáng nào em đến lớp

Cũng thấy cô đến rồi

Đáp lời "Chào cô ạ!"

Cô mỉm cười thật tươi.

Cô dạy em tập viết

Gió đưa thoảng hương nhài

Nắng ghé vào cửa lớp

Xem chúng em học bài.

Những lời cô giáo giảng

Ấm trang vở thơm tho

Yêu thương em ngắm mãi

Những điểm mười cô cho.

Với nhiều người, những vần thơ giản dị, chân thực khiến họ nhớ về những ngày đi học, đặc biệt là những năm đầu đến lớp. Hình ảnh cô giáo trong bài thơ đã gợi đến ký ức tuổi thơ xa xưa, nhớ về cô giáo cũ, người hiền từ đã dạy mình những nét chữ, những con số đầu tiên. Bài thơ nhỏ nhắn, xinh xắn rất đẹp từ ngôn từ đến cảm xúc, tình cảm ẩn chứa trong đó. Thông điệp tình cảm cô trò cứ thủ thỉ, ấm áp mà thấm sâu trong tâm hồn, khắc ghi trong trái tim bao thế hệ học trò.

"Đọc lại bài thơ là chạm vào một vùng ký ức. Một vùng ký ức trong sáng, đơn sơ với sân trường xưa, lớp học cũ. Trong đó, hình dáng cô giáo cùng nụ cười thân thương mỗi sớm mai đến trường vẫn là điều khiến chúng ta thấy ấm áp hơn cả", một phụ huynh chia sẻ.

Một bài thơ làm đẹp lòng tất cả

Theo tác giả Nguyễn Xuân Sanh, hồi nhỏ có một lần con trai ông hỏi cha về bài thơ học trong sách Tập đọc:

- Cô giáo trong bài thơ ba làm có phải là cô giáo của ba ngày xưa không ạ?

Ông mỉm cười nói với con:

- Thơ là ba làm. Còn cô giáo là cô giáo lớp con chứ.

- Nhưng sao cô giáo lớp con mà ba lại đặt tên “Cô giáo lớp em”?

- Là ba đứng ở vị trí của con viết, thể hiện tình cảm với cô giáo thì phải là cô giáo lớp em, chứ cô giáo lớp ba sao phù hợp được con!

Bài thơ cô giáo lớp em của tác giả nào năm 2024

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh chia sẻ ông viết Cô giáo lớp em vào năm 1948 và không nhớ được đưa vào sách giáo khoa năm nào. Ông chỉ biết là nhiều em nhỏ là hàng xóm của ông, khi biết ông là tác giả bài thơ thì đọc thuộc lòng cho ông nghe và khiến ông rất cảm động.

Nhà thơ thổ lộ chính ông cũng rất thích bài Cô giáo lớp em và chắc hẳn bài thơ này làm đẹp lòng tất cả các em học sinh, các thầy cô giáo và bạn đọc ở mọi lứa tuổi.

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh vốn được các bạn đồng niên như Chế Lan Viên, Huy Cận trân quý bởi bản tính lành hiền, nhỏ nhẹ, chân chất, phong thái sống khoan thai, nhẩn nha, chậm rãi...

Ông có cuộc hôn nhân hạnh phúc cùng vợ - nhà văn Cẩm Thạnh. Ông từng viết bài thơ Trước xuân, thăm chùa Hương tặng người vợ hiền thục luôn sát cánh bên chồng. Ông bà có hai người con, trong đó, con trai đầu Nguyễn Việt Lưu đã hy sinh tại chiến trường Phú Yên năm 1968. Những năm về già, vợ chồng ông được con gái - PGS -TS Nguyễn Việt Triều - nguyên cán bộ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, phụng dưỡng.

Ai rồi cũng sẽ trưởng thành. Cuộc đời buộc chúng ta phải nhớ nhiều thứ khác và cũng buộc chúng ta quên đi nhiều thứ. Nhưng thật may mắn cho ai được học và còn nhớ lời thơ dung dị mà đi vào lòng người này.

Tác giả của bài thơ cô giáo của con là ai?

- Trẻ nhớ tên bài thơ “ Cô giáo của con ” của tác giả Hà Quang. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Nói về tình yêu thương của cô giáo giành cho các bạn nhỏ. - Cung cấp thêm vốn từ cho trẻ. 2.nullGiáo án LQVH: Thơ "Cô giáo của con" - Trường Mầm non Kim Lũmnkimlu.pgdsocson.gov.vn › giao-an-lqvh-tho-co-giao-cua-con › ctmbnull

Bài thơ cô giáo của em do ai sáng tác?

Cô giáo em được sáng tác bởi Trần Kiết Tường, đây là một bài hát của các em thiếu nhi giành tặng cho cô giáo của mình nhân ngày quan trọng, đặc biệt là ngày 8/3.nullCô giáo em Sáng tác: Trần Kiết Tường - MN Quất Lưumnquatluu.vinhphuc.edu.vn › chuyen-muc › co-giao-em-sang-tac-tran-kie...null