Y học cổ truyền Huế học bao nhiều năm

Bên cạnh ngành Y Dược hiện đại, ngành Y học cổ truyền cũng đang được nhiều thí sinh quan tâm hiện nay. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu: Có nên học Y học cổ truyền? Y học cổ truyền có dễ xin việc không? Hãy tham khảo thông tin chia sẻ qua bài viết dưới đây.

1. Y học cổ truyền là gì?

Y học cổ truyền [hay còn gọi là Đông y] là thuật ngữ dùng để chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với Tây y [y học hiện đại từ phương Tây]. Lý luận Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành. Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lập lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó trong khi Tây y dựa trên các kiến thức về giải phẫu, sinh lý, vi sinh…

Y học cổ truyền ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe

Hiểu một cách đơn giản, Y học cổ truyền là nền y học dựa trên nền tảng Âm Dương – Ngũ Hành, và việc điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền chính là việc điều chỉnh sao cho Âm Dương – Ngũ Hành cân bằng, từ đó làm cho cơ thể trở nên khỏe mạnh.

2. Có nên học Y học cổ truyền không?

Theo chia sẻ của Bộ phận tư vấn tuyển sinh, rất nhiều thi sinh thắc mắc vấn đề : Có nên học Y học cổ truyền không?

Thực tế, để xác định vấn đề này, bạn cần quan tâm đến rất nhiều yếu tố như chương trình đào tạo, cơ hội việc làm,  một số khó khăn và thuận lợi của ngành, những tố chất phù hợp với ngành nghề… Hãy cùng tìm hiểu từng vấn đề qua phần trình bày sau.

Y học cổ truyền học những gì?

Trong quá trình đào tạo, sinh viên ngành Y học cổ truyền sẽ được đào tạo những kiến thức như: Dược học cổ truyền [Thực vật dược, Dược lâm sàng, Dược học cổ truyền, Chế biến dược liệu, Các phương pháp bào chế các dạng thuốc y học cổ truyền]; Dưỡng sinh [Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng]; Châm cứu [Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm]; Bệnh học [Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…].

Bên cạnh đó, sinh viên cũng được dào tạo chuyên sâu về sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng YHCT như thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt..

Một số khó khăn khi theo học ngành Y học cổ truyền

Bất cứ ngành nghề nào cũng có khó khăn và thuận lợi . Ngành Y học cổ truyền cũng vậy.

Về thuận lợi, đây là ngành có tiềm năng lớn. Dự báo trong thế kỉ XXI là thế kỷ của thuốc dược bào chế từ thảo dược. Tuổi thọ trung bình của con người tăng lên, dân số già hóa tăng cùng với đó là gia tăng các bệnh mãn tính. Phương thức chủ yếu là dùng thảo dược của y học cổ truyền phù hợp với đối tương này. Bởi vậy những sinh viên giỏi có nhiệt huyết sẽ có điều kiện phát huy khả năng và tiến nhanh hơn những sinh viên học ngành khác.

Tài liệu về Y học cổ truyền khá hạn chế

Tuy nhiên,  tài liệu học ngành Y học cổ truyền nước ta còn hạn chế. Đặc biệt là tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, sinh viên sẽ bị hạn chế về kiến thức khi không biết tiếng Trung và Tiếng Anh.  Hầu hết việc chẩn đoán và điều trị bằng YHCT đều sử dụng từ ngữ Hán – Việt.

Chính vì thế, người học cần có quyết tâm đi đến tận cùng của đam mê. Ngành Y học cổ truyền có rất nhiều cơ hội dễ tiến thân nếu thực sự yêu nghề, có tâm phát triển nghề.

Y học cổ truyền có dễ xin việc không?

Theo đánh giá của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, nhân lực ngành y học cổ truyền đang thiếu rất trầm trọng, do đó nhiều trường đang tiến hành đào tạo thêm ngành y học cổ truyền, thúc đẩy sự phát triển của ngành, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tường lai.

Sau tốt nghiệp, những sinh viên ngành Y học cổ truyền có thể làm việc tại những bệnh viện Y học cổ truyền, Khoa Y học cổ truyền tại những bệnh viện đa khoa, tỉnh, huyện hay cơ sở y tế…

Sinh viên của ngành cũng được cung cấp nhiều kỹ năng chăm sóc và điều trị như khám chữa bệnh, kê đơn, bốc thuốc, điện châm, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… từ đó có thể mở phòng khám và điều trị bệnh tại nhà. Ngoài ra, sinh viên của ngành cũng có thể tham gia công tác phòng bệnh, tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe bằng Y học cổ truyền, phát hiện và xử lý bệnh cấp cứu..tại phường xã hay tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học lĩnh vực Y học cổ truyền.

Những năm gần đây, hoạt động khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền ngày càng được áp dụng phổ biến. Đây là phương pháp điều trị được nhiều người bệnh chọn lựa. Tuy nhiên, lực lượng nhân lực làm việc trong lĩnh vực này. Số lượng bác sĩ Y học cổ truyền tại hệ thống bệnh viện, cơ sở y tế còn khá mỏng.

Bên cạnh đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao. Theo nhận định của những chuyên gia trong ngành, cơ hội việc làm Y học cổ truyền cũng tương đương với các ngành y học hiện đại khác. Những sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo Y học cổ truyền có nhiều cơ hội tìm được việc làm phù hợp.

>>> Xem ngay:Thông tin tuyển sinh Y học cổ truyền mới nhất 2019

Với những chia sẻ trên, hi vọng bài viết đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về ngành Y học cổ truyền đầy đủ nhất và có sự đánh giá để chọn lựa phù hợp.

.

Bệnh viện Đại học Y Dược Huế có thế mạnh là đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trong đó có không ít người đang là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Y học của Việt Nam, với thế mạnh đó, trong nhiều năm qua, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế đã đào tạo rất nhiều kỹ thuật ngắn hạn cho các bác sĩ khu vực Miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và toàn quốc nói chung

Các hình thức đào tạo kỹ thuật ngắn hạn của Bệnh viện Đại học Y Dược Huế:

 Đào tạo tập trung theo khoá, gồm có các khoá học sau:

1. Điện tâm đồ cơ bản và nâng cao, mỗi năm 2-3 khóa, đối tượng đào tạo: Bác sĩ đa khoa

2. Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, mỗi năm 2-3 khóa, đối tượng đào tạo:Bác sĩ đa khoa, Bác sĩ Y học dự phòng, Bác sĩ Y học cổ truyền, Y sĩ đa khoa, Y sĩ Y học cổ truyền

3. Tế bào học căn bản, mỗi năm 1 khoá, đối tượng đào tạo: Bác sĩ đa khoa, Bác sỹ chuyên ngành xét nghiệm, Cử nhân Kỹ thuật Y học, Cử nhân Kỹ thuật xét nghiệm

4. Phẫu thuật nội soi TMH: mỗi năm 1 khóa, khai giảng vào tháng 2, đối tượng đào tạo: bác sĩ chuyên ngành TMH

5. Siêu âm tim, mỗi năm 1 khóa, khai giảng vào đầu tháng 3, đối tượng đào tạo: Bác sĩ đa khoa

6. Siêu âm sản phụ khoa, mỗi năm 1 khóa, khai giảng vào đầu tháng 3, đối tượng đào tạo: Bác sĩ đa khoa

7. Quản lý điều dưỡng, khai giảng đầu tháng 9, đối tượng đào tạo: điều dưỡng các hệ từ trung cấp trở lên

8.Siêu âm bụng tổng quát, mỗi năm 1 khóa, khai giảng đầu tháng 9, đối tượng đào tạo: bác sĩ đa khoa, bác sĩ siêu âm do các đơn vị cử đi học, đang không phải là học viên theo học tại trường hay bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế

Đào tạo theo hình thức Cầm tay chỉ việc:

Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế đào tạo theo hình thức Cầm tay chỉ việc đối với các thủ thuật phức tạp, yêu cầu thời gian thực hành cao như: Can thiệp tim mạch, Phụ can thiệp tim mạch, Kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi tiết niệu, nội soi tiêu hoá cơ bản và nâng cao...

Trường Đại học Y Dược - ĐH Huế

-

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2022
*******

Tên trường:TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC– ĐẠI HỌC HUẾ

Mã trường:DHY

Địa chỉ: Số 06 Ngô Quyền, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế.

Điện thoại: [0234]3822173;

Website: //huemed-univ.edu.vn/

1. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đã dự thi xong kỳ thi tốt nghiệp THPT: có kết quả thi và Giấy chứng nhận tốt nghiệp [hoặc tương đương].

2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

3. Phương thức tuyển sinh[thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển]

- Tất cả cả các ngành tuyển sinh theo phương thức:Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

- Riêng ngành Y khoa có 42 chỉ tiêu xét tuyển dựa vào điểm thi TN THPT năm 2022 kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế [còn hạn sử dụng đến ngày xét tuyển: IELTS Academic từ 6.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên hoặc TOEFL ITP 561 trở lên]

4. Chỉ tiêu tuyển sinh:

TT

Ngành học

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Chỉ tiêu

1

Y khoa
[Xét điểm thi TN THPT năm 2022]

7720101

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

378

2

Y khoa
[Xét điểm thi TN THPT 2022 kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế]

7720101_02

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

42

3

Y học dự phòng

7720110

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

70

4

Y học cổ truyền

7720115

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

140

5

Dược học

7720201

A00: Toán, Vật lí, Hóa học

210

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

6

Điều dưỡng

7720301

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

270

7

Hộ sinh

7720302

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

50

8

Răng - Hàm - Mặt

7720501

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

140

9

Kỹ thuật xét nghiệm y học

7720601

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

170

10

Kỹ thuật hình ảnh y học

7720602

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

100

11

Y tế công cộng

7720701

B00: Toán, Sinh học, Hóa học

30

Tổng chỉ tiêu

1.600

5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

6. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của Trường:

Tiêu chí phụ tuyển sinh:Nếu có nhiều thí sinh có cùng điểm thi, HĐTS sẽ sử dụng theo thứ tự môn ưu tiên để xét tuyển nhằm đảm bảo không vượt quá chỉ tiêu quy định:

- Ngành Dược học: Thứ tự môn ưu tiên là Toán, tiếp đến là môn Hóa học.

- Các ngành còn lại: Thứ tự môn ưu tiên là Sinh học, tiếp đến là môn Hóa học.

7. Chính sách ưu tiên -Tuyển thẳng:

Tiêu chí để được xét tuyển thẳng vào các ngành đào tạo cụ thể như sau:

- Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành đào tạo của trường.Tiêu chí phụ:Nếu nhiều thí sinh có cùng tiêu chí xét tuyển vào một ngành, Hội đồng tuyển sinh sẽ sử dụng điểm của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, trong đó chọn môn Hoá cho ngành Dược học, môn Sinh cho các ngành còn lại.

- Thí sinh đoạt giải nhất Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được xét tuyển thẳng vào ngành Y học cổ truyền, Y học dự phòng.Tiêu chí phụ: Nếu nhiều thí sinh có cùng tiêu chí xét tuyển vào một ngành,Hội đồng Tuyển sinh sẽ sử dụng điểm trung bình cộng kết quả học tập THPT 3 học kỳ [học kỳ I, học kỳ II của lớp 11 và học kỳ I của lớp 12] của các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển theo ngành để xét tuyển; tiêu chí ưu tiên tiếp theo là sử dụng điểm trung bình cộng kết quả học tập THPT 3 học kỳ [học kỳ I, học kỳ II của lớp 11 và học kỳ I của lớp 12] theo thứ tự môn ưu tiên là Sinh học, tiếp đến là môn Hóa học.

- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia được xét tuyển thẳng vào các ngành: Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học và Y tế công cộng.Tiêu chí phụ: Nếu nhiều thí sinh có cùng tiêu chí xét tuyển vào một ngành, Hội đồng Tuyển sinh sẽ sử dụng điểm trung bình cộng kết quả học tập THPT 3 học kỳ [học kỳ I, học kỳ II của lớp 11 và học kỳ I của lớp 12] của các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển theo ngành để xét tuyển; tiêu chí ưu tiên tiếp theo là sử dụng điểm trung bình cộng kết quả học tập THPT 3 học kỳ [học kỳ I, học kỳ II của lớp 11 và học kỳ I của lớp 12] theo thứ tự môn ưu tiên là Sinh học, tiếp đến là môn Hóa học.

- Đối tượng dự bị trung ương về, cử tuyển và hợp đồng theo địa chỉ sử dụng: Ngành Y khoa xét tuyển không quá 10 thí sinh, các ngành còn lại không vượt quá 5% chỉ tiêu của ngành.

Ghi chú:Thí sinh đoạt giải Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế, quốc gia phải có đề tài đoạt giải phù hợp với ngành đào tạo và do Hội đồng tuyển sinh xét duyệt.

Video liên quan

Chủ Đề