Học sinh đi học lại vào tháng 3

Đề xuất học sinh lớp 1-6 ở 12 quận nội thành Hà Nội đến trường vào tháng 3-2022

[NLĐO]- Căn cứ diễn biến dịch, thời tiết, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ sớm có văn bản đề xuất cho học sinh lớp 1-6 ở 12 quận đến trường vào tháng 3 nếu được UBND TP Hà Nội cho phép.

  • Giải trình gen phát hiện 4 ca nhiễm biến chủng Omicron tại Bệnh viện Bạch Mai

  • Hà Nội lập đỉnh mới với 7.419 ca mắc Covid-19, gần 2.500 ca cộng đồng

  • [Infographic] Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế khi lớp học có F0

  • Thống nhất quy trình xử trí F0, F1 ở trường học

Ngày 23-2, bà Trần Lưu Hoa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [GD-ĐT] Hà Nội, cho biết tuần qua, số học sinh đi học trực tiếp có giảm. Cụ thể, học sinh khối THPT những ngày đầu đi học với tỷ lệ trên 90%, tuần qua giảm xuống xuống 75,4%; học sinh khối THCS đến trường còn 77,02; học sinh tiểu học ở các huyện đến trường còn 79%.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT đề nghị các quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh; hỗ trợ các nhà trường về y tế để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh.

Đáng chú ý, bà Hoa cho biết căn cứ diễn biến dịch, thời tiết, Sở sẽ sớm có văn bản đề xuất cho học sinh lớp 1-6 ở 12 quận đến trường vào tháng 3 nếu được UBND TP Hà Nội cho phép.

Trong khi đó, ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nêu việc Bộ Y tế đã có hướng dẫn mới về công tác phòng dịch tại trường học. Theo đó, không phải lớp học có F0 mà cả lớp thành F1. Sở GD-ĐTphối hợp với Sở Y tế cần khẩn trương có hướng dẫn về nội dung này cho các nhà trường.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Bí thư Đảng ủy khối các trường cao đẳng, đại học Hà Nội, cho biết vừa qua đã có trên 300.000 sinh viên quay lại trường học ở Hà Nội. Số sinh viên là F0 tăng cao, một số trường đã có sự lúng túng.

Đảng ủy khối đã họp với Bí thư, hiệu trưởng các trường với thông điệp: Không cấm sinh viên quay lại trường mà trường phải chuẩn bị chu đáo, phải kiểm soát được: Có khu cách ly, có người chăm sóc với đầy đủ cơ sở vật chất. Việc đưa sinh viên về Hà Nội học ưu tiên sinh viên năm đầu và năm cuối; không đưa sinh viên ồ ạt về.

Các trường phải đưa các em F0 về chăm sóc khi các chủ nhà trọ không tiếp nhận, không được bỏ sót bất cứ trường hợp nào. Sinh viên là F0 phải được chăm sóc chu đáo. Chính quyền địa phương cần tuyên truyền để chủ các nhà trọ có sự chia sẻ, không quá lo sợ, cũng không nên quá chủ quan lơ là… Các trường phải thay đổi kế hoạch, bình tĩnh chủ động ứng phó với các tình huống.

Ông Chử Xuân Dũng đề nghị tất cả các trường cần triển khai ngay phần mềm quản lý F0. Khi đó, địa phương và TP nắm được để có sự hỗ trợ kịp thời nhất cho sinh viên. "Các địa phương phải xác định đây cũng là việc của mình, quản lý chặt chẽ, quan tâm hỗ trợ nơi ăn ở của học sinh, sinh viên. Khi có F0 phải hỗ trợ tích cực, tránh việc không cho thuê trọ nữa, gây tâm lý hoang mang. Sở Y tế bố trí vắc-xin tiêm cho sinh viên" - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.

B.H.Thanh

Học sinh Trường Tiểu học Phạm Tu, huyện Thanh Trì, Hà Nội, đi học trở lại sau thời gian tạm dừng đến trường. [Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+]

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định sở chưa có chủ trương cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành đi học trở lại từ ngày 1/3 như thông tin một số phương tiện thông tin đại chúng đăng tải.

Ông Tiến khẳng định việc đưa học sinh trở lại trường học luôn được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng về mọi mặt, trong đó đặc biệt quan tâm đến diễn biến thực tế của dịch COVID-19 trên địa bàn và công tác chuẩn bị của các địa phương, nhà trường với phương châm được đặt lên hàng đầu là bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho học sinh. 

[Hà Nội bất ngờ đổi kế hoạch học trực tiếp, phụ huynh “thở phào”]

Trước đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có tờ trình và được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đồng ý về việc cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận đi học trực tiếp trở lại từ ngày 21/2. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên địa bàn và thời tiết rét đậm, ngày 18/2, sở đã trình ủy ban nhân dân thành phố và được đồng ý về việc tiếp tục cho nhóm đối tượng học sinh này tiếp tục tạm dừng đến trường.

Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 của thành phố đã trở lại trường lại từ ngày 8/2, học sinh từ khối 1 đến khối 6 thuộc 18 huyện và thị xã đi học trực tiếp trở lại từ ngày 10/2. Riêng bậc mầm non trên toàn Thủ đô vẫn nghỉ học./.

Phạm Mai [Vietnam+]

Sở Giáo dục và Đào tạo [GD&ĐT] Đắk Nông vừa có thông báo cho học sinh chuẩn bị đi học trực tiếp trở lại. Theo đó, học sinh tiểu học và mầm non trên địa bàn tỉnh học trực tiếp từ 28/3.

Theo đó, Sở GD-ĐT bảo đảm điều kiện tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục nên thông báo cho học sinh tiểu học, trẻ mầm non trở lại trường học trực tiếp nhằm hoàn thành mục tiêu năm học 2021 - 2022 đúng kế hoạch và bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Số ca F0 giảm mạnh, các địa phương cho học sinh trở lại trường. Ảnh: Lê Phú.

Sở GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tại địa phương chuẩn bị đầy đủ, bảo đảm điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vệ sinh, khử khuẩn trường, lớp học. Còn các trường THCS đã tạm dừng tổ chức dạy học trực tiếp cục bộ trong thời gian qua cũng sẽ tổ chức dạy học trực tiếp vào 28/3. Các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT tiếp tục tổ chức dạy học trực tiếp tại trường theo đúng quy định, với tinh thần “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

UBND Phú Thọ vừa ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức dạy học phù hợp với tình hình, diễn biến dịch COVID-19.

Đối với giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, UBND tỉnh Phú Thọ giao UBND các huyện, thị, thành phối hợp với Sở GD&ĐT chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục trực thuộc phối hợp với cơ quan y tế đánh giá thực trạng về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn; quyết định hình thức tổ chức dạy học phù hợp [trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến từ ngày 28/3/2022]. Ưu tiên bố trí dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 9.

Đối với giáo dục THPT, Giáo dục thường xuyên, giao Sở GD&ĐT phối hợp với UBND huyện, thị, thành thống nhất, quyết định việc tổ chức dạy học phù hợp với tình hình, diễn biến dịch bệnh đối với từng cơ sở giáo dục. Ưu tiên bố trí dạy học trực tiếp đối với học sinh lớp 12.

UBND tỉnh Phú Thọ giao Sở GD&ĐT và UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tiếp [nếu có] đảm bảo an toàn, thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch COVID-19.

Tại Hà Nội, 1 tuần trước đây, hầu hết các trường THCS và THPT trên địa bàn Hà Nội cho học sinh lớp 6 trở lại học trực tiếp. Một số trường có tỷ lệ học sinh đi học trực tiếp khá cao như: Trường Marie Curie [khoảng 94%], Trường Lômônôxốp [khoảng 90%], trường THCS Chu Văn An [trên 80%]…

Trước số ca F0 đã giảm mạnh, UBND thành phố Hà Nội đề nghị Sở GD&ĐT thường xuyên cập nhật văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT để có hướng dẫn cụ thể các địa phương chủ động hơn nữa trong công tác bảo đảm phòng, chống dịch cho học sinh từ lớp 7 đến 12 học trực tiếp tại trường.

Về việc tổ chức bán trú, thành phố thống nhất chủ trương giao Sở GD&ĐT xem xét bảo đảm phù hợp tình hình thực tế trong công tác phòng, chống dịch hiện nay và điều kiện cụ thể của từng địa phương, trường, lớp, được sự đồng thuận của gia đình, phụ huynh học sinh. Nhiều trường tại Hà Nội dự kiến tổ chức học bán trú từ đầu tháng 4/2022.

Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết, căn cứ vào tình hình thực tế diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và được sự đồng ý của UBND tỉnh Ninh Bình, Sở GD&ĐT đã ban hành văn bản số 404 về việc tổ chức dạy học trực tiếp đối với học sinh tiểu học.

Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình yêu cầu phòng GD&ĐT các huyện, thành phố thông báo đến các cơ sở giáo dục tiểu học đón học sinh đi học trở lại trường kể từ ngày 4/4. Đồng thời, căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế của từng trường để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày và có thể cho học sinh ăn bán trú. Các trường tiếp tục tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và chuẩn bị tốt các điều kiện đón học sinh trở lại trường. Tiến hành vệ sinh khử khuẩn khuôn viên trường, lớp và chuẩn bị đầy đủ vật tư y tế, cơ sở vật chất phòng chống dịch. Tăng cường các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm đối với cơ sở giáo dục tổ chức ăn bán trú.

Sở yêu cầu các trường chỉ đạo giáo viên thường xuyên phối hợp với cha mẹ học sinh [qua điện thoại, nhóm fanpage, facebook, zalo…] để cập nhật tình hình sức khoẻ của học sinh, đồng thời tư vấn các biện pháp chăm sóc và phòng dịch phù hợp, hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm dịch tại trường.

Sở GD&ĐT Nghệ An cũng có văn bản hướng dẫn về kế hoạch dạy học của tỉnh trong giai đoạn mới. Theo đó, từ ngày 4/4, học sinh thuộc các bậc học từ mầm non, tiểu học, THCS cho đến THPT sẽ trở lại trường học trực tiếp từ ngày 4/4.

Để đảm bảo an toàn cho học sinh trở lại trường, Sở GD&ĐT Nghệ An yêu cầu các cơ sở giáo dục cần điều chỉnh chương trình chăm sóc, dạy học để đảm bảo kế hoạch năm học.

Với giáo dục phổ thông, các trường cần tiếp tục rà soát để bổ sung thiết bị thu phát, đường truyền, bố trí bộ phận kỹ thuật hỗ trợ các tiết dạy ở lớp học trực tuyến - trực tiếp khi có học sinh, giáo viên thuộc diện phải cách ly y tế.  Các trường tập trung ôn tập cho học sinh lớp 9 và lớp 12 đảm bảo kiến thức, kỹ năng để tham gia các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT năm 2022.

Lê Vân/Báo Tin tức

Video liên quan

Chủ Đề