Xỏ khuyên vành tai bao lâu lành

Bấm lỗ tai ở những vị trí nào?

Từ trước đến giờ chúng ta thường quen với việc bấm lỗ tai tại vị trí dái tai, là vị trí đơn giản, ít đau và nhanh lành nhất. Tuy nhiên, các bạn trẻ ngày nay lại mang tư duy làm đẹp phóng khoáng hơn hẳn với trào lưu bấm lỗ ở nhiều vị trí khác nhau và số lượng lỗ bấm cũng không dừng lại ở 1 hay 2 mà còn hơn thế. Dưới đây là 13 vị trí bấm lỗ tai phổ biến nhất hiện nay:

Mô phỏng 13 vị trí bấm lỗ tai được ưu chuộng hiện nay.

1, Bấm lỗ đơn - Lobe: Chắc sẽ không cần phải nói quá nhiều về vị trí này nữa đúng không nào. Gần như cô nàng nào cũng có 1 lỗ bấm đơn trên dái tai.

2, Bấm lỗ đúp – Upper Lobe: Bấm 2 lỗ, 1 lỗ tại dái tai như thông thường còn 1 lỗ ngay sát phía trên, gần chạm vào phần sụn. Khi diện khuyên tai sẽ diện 2 loại khác nhau sao cho hài hòa ấn tượng.

3, Bấm lỗ Inner Conch

4, Bấm lỗ Orbital Conch

5, Bấm lỗ Snug: Vị trí này gần như là ở vành tai giữa, sụn khá dày và sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để lành.

6, Bấm lỗ Helix: Đây là kiểu bấm lỗ từng làm mưa làm gió những năm cuối của thập niên 90, trở thành một xu hướng cực hot với giới trẻ. Lỗ Helix được bấm ngay mặt ngoài của vành tai trên, tương đối đau và mất từ 3 đến 6 tháng để lành. Đây cũng là vị trí trú ngụ nhiều bụi bẩn vi khuẩn nên cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

7, Forward Helix

8, Bấm lỗ ngang – Scaffold/Industrial: Đây chắc hẳn là kiểu bấm lỗ tai tạo được hiệu ứng thị giác mạnh nhất, rất dữ dội và cũng rất quyến rũ. Cần bấm cùng lúc hai lỗ tại vành tai trên, sử dụng các mẫu khuyên cá tính có dạng mũi tên vắt ngang qua.

9, Bấm lỗ Rook: Đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và tay nghề thợ bấm phải dày dạn kinh nghiệm. Bởi quá trình bấm lỗ Rook diễn ra trên hai phần sụn khác nhau, mặt trên và mặt dưới bên trong tai. Về mặt thẩm mỹ thì không có gì phải bàn cãi nữa cả, trông cực kỳ thu hút và cá tính, tuy nhiên nếu có ý định bấm lỗ Rook thì nên chuẩn bị tâm lý trước là nó sẽ rất đau.

10, Bấm lỗ Tragus

11, Bấm lỗ Anti – tragus

12, Bấm lỗ Daith: Lỗ Daith nhìn thôi đã thấy ngầu rồi, nhưng nó lại không dành cho những kẻ nhát gan bởi bấm ở vị trí này khá đau, cần ít nhất là 3 tháng đến 6 tháng mới hoàn toàn lành. Kỹ thuật xỏ lỗ Daith là xuyên qua phần sụn sâu nhất nơi khởi đầu của vành tai.

13, Bấm lỗ đúp ngược – Transverse Lobe: Là cùng lúc bấm 2 lỗ tai ở phần dưới dái tai. Đây là vị trí khá bít, đọng bụi bẩn nên đòi hỏi phải vệ sinh cẩn thận và đúng cách. Vết bấm cần kha khá thời gian để lành.

Một số hình ảnh thực tế của các vị trí bấm lỗ tai.

Tham khảo thêm:

Khoảng bao lâu vết bấm sẽ lành?

Không có câu trả lời chính xác nhất cho tất cả mọi người về thời gian lành của vết bấm. Nó phụ thuộc vào vị trí bấm, độ tuổi, cách thức chăm sóc vệ sinh, độ dày của sụn hay cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, đối với dái tai thời gian trung bình để vết bấm có thể lành từ 6 đến 8 tuần, nhanh nhất trong các vị trí. Các vị trí còn lại, đặc biệt là khi chạm vào sụn thì thời gian trung bình rơi vào 3 đến 9 tháng. Một vết bấm được coi là lành hẳn khi bạn không còn cảm giác đau, không sưng và ửng đỏ, không rỉ nước. Nếu sau những khoảng thời gian này mà vết bấm vẫn chưa lành thì nên chú ý theo dõi đề phòng.

Chăm sóc vết bấm như thế nào?

Bấm lỗ tai là một thủ thuật làm đẹp, có can thiệp đến cấu trúc của các mô sụn nâng đỡ ở tai nên nó cũng cần phải có những phương pháp và nguyên tắc chăm sóc vết bấm như chăm sóc vết thương. Vừa để rút ngắn thời gian lành của vết bấm vừa để tránh các biến chứng không đáng có ảnh hưởng đến cả sức khỏe và nhan sắc.

-         Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh vết bấm.

-         Vệ sinh vết bấm bằng nước ấm, dung dịch xà phòng tiệt trùng hoặc oxy già. Cũng có thể dùng nước muối pha loãng lau xung quanh vết.

-         Nên dùng bông y tế. Động tác thật nhẹ nhàng cẩn thận.

Cần chú ý những gì khi bấm lỗ tai?

-         Không dùng cồn để vệ sinh vết bấm, dù cồn có chức năng sát khuẩn nhưng nó lại làm khô da nứt nẻ dẫn đến chảy máu.

-         Kiên trì vệ sinh, không bỏ dở giữa chừng, ngay cả khi vết bấm đã lành vẫn nên duy trì thêm một khoảng thời gian ngắn nữa để cơ thể thích ứng tốt hơn.

-         Để lỗ bấm không bị “tịt”, sau khi bấm phải đeo khuyên tai liên tục hoặc một vật tương tự từ 6 – 8 tuần, chất liệu không rỉ. Mỗi ngày thực hiện xoay khuyên nhẹ nhàng từ 1 – 2 lần, không quá nhiều và quá mạnh.

-         Bạn nữ hạn chế để tóc chạm vào vết bấm, nên che chắn vết bấm khỏi bụi bẩn hoặc các tác động trực tiếp từ bên ngoài.

-         Lựa chọn cơ sở có uy tín để thực hiện.

-         Nếu gặp biến chứng bất thường không tự ý xử lý mà nên đến gặp bác sỹ hoặc quay lại cơ sở đã làm để xin tư vấn và hướng giải quyết.

Bấm lỗ tai có nguy hiểm không?

Các biến chứng sau khi bấm lỗ tai thực tế đã từng xảy ra, nhưng để khẳng định bấm lỗ tai có nguy hiểm hay không thì chưa chắc. Bởi như đã nói ở trên, nó phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí, độ tuổi, cách thức chăm sóc cũng như là cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì vị trí dái tai luôn an toàn hơn các vị trí liên quan đến sụn. Đơn giản vì thời gian lành vết bấm ở dái tai càng nhanh thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng ít.

Vùng dái tai và cận kề nó được coi là vùng an toàn nhất để bấm lỗ tai.

Mong rằng bài viết trên đây của Eropi sẽ giúp các bạn nằm lòng bí quyết để bấm lỗ tai vừa an toàn vừa sang chảnh.

Mua thiết bị khách sạn truy cập ngay website Poliva.vn. Muốn tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh thì sử dụng ngay phần mềm quản lý bán hàng đa kênh Abitstore.

Đây là vị trí bấm khuyên đơn giản nhất trong những kiểu bấm khuyên tai. Hầu hết các cô gái đều thử bấm khuyên vị trí này một lần trong đời , ít nhất là từ hồi còn bé tý. Kiểu bấm khuyên này vừa dịu dàng nữ tính, lại đem lại sự thanh tú  sang trọng  và nhấn nhá cho đường nét khuôn mặt .
 

Hơn hết kiểu bấm khuyên này phù hợp với tất cả các kiểu dáng khuyên như khuyên tròn, khuyên dài, đinh tán, tua rua.....

>>> Bộ Trang Điểm Nội Địa Trung Giá Chỉ 289k tìm hiểu tại đây 

Nếu bạn muốn bấm thêm một lỗ khuyên nữa mà băn khoăn không biết bấm vị trí nào, thì đây là lựa chọn an toàn dành cho bạn bởi vì phần da ở đây mềm, ít tổn thương, nhanh lành chỉ mất 2-3 tuần để lành vết thương
 

Xỏ lỗ đúp ở thùy tai hợp với những đôi khuyên tai to kết hợp với đôi khuyên nhỏ như thế này 

3 Xỏ lỗ Helix [ vành tai trên ]

Đây là kiểu bấm thịnh hành nhất trong những năm 90 đặc biệt là fan nhạc " rock" thời bấy giờ, cho đến bây giờ thì kiểu bấm vành tai trên vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt . Tuy nhiên xỏ lỗ tai Helix cần 3-9 tháng mới lành và chỉ đau tương tự như khi ta xỏ lỗ ở thùy tai mà thôi.
 

Tuy nhiên, với vị trí này chúng ta vẫn cần cẩn thận hơn trong quá trình giữ lành và cảm giác buốt trong suốt thời gian này cũng rõ ràng hơn. Kiểu xỏ lỗ này rất phù hợp với các mẫu khuyên earcuff cá tính.

Nếu bạn ưa chuộng sự cá tính thì nên bấm khuyên ở phần sụn trên tai [ Lỗ Forward Helix ] . Xỏ lỗ ở vị trí này cần 3-9 tháng để lành và không quá đau khi xỏ.
 


Tuy nhiên bạn sẽ vô cùng khó chịu nếu để tóc xõa phủ tai trong thời gian mới bấm. Những sợi tóc sẽ kẹp vào khuyên mới xỏ gây đau và khó lành hơn. 

Có lẽ trong các kiểu bấm tai thì xỏ lỗ ngang Industrial [ đối xứng] cực kỳ thích hợp dành cho những cô nàng ưa thích sự táo bạo và mạo hiểm. Với cách xổ lỗ tai này ta sẽ bấm ở hai đầu vành tai, vì ở phần này có sụn nên khi bấm sẽ khá là đau. Thời gian lành còn tùy thuộc vào độ dày của sụn cũng như cách vệ sinh tai của bạn.
 

Xỏ lỗ ngang đối xứng như này rất thích hợp với những đôi khuyên mũi tên , khuyên đinh dài nhé các bạn 
 

Kiểu này sẽ được bấm ở chính giữa vành tai , tuy nhiên ở vành tai của chúng ta thường dày và tập hợp nhiều dây thần kinh đồng thời bấm ở dưới ngay phần sụn nên sẽ đau và lâu lành hơn đó nha
 

Với cách xổ lỗ này, vòng khuyên để đeo thường là khuyên tròn hoặc khuyên nửa hai đầu có hai quả cầu nhỏ nhưng nếu muốn bạn cũng có thể chọn những thiết kế cá tính hơn.

7. Xỏ lỗ tai Daith

Kiểu này sẽ được bấm ở vị trí phần sụn phía dưới và đây cũng là phần sụn sâu bên trong và gần lỗ tai nhất. Vị trí này xỏ tương đối đau và cần 3 đến 9 tháng mới lành hẳn nên rất có thể bạn sẽ bị chảy máu, sưng tấy thâm chị là nhiễm trùng nữa đấy. Vì thế  với vị trí này bạn chỉ nên bấm một lỗ.
 

8. Xỏ lỗ Inner Conch

Conch là kiểu bấm khuyên ở phần sụn góc trong của tai, với kiểu bấm này sẽ rất khó chịu trong tời gian đầu khi đi ngủ vì bị đụng phải gối đấy nhé
 

Khi xỏ khuyên tai ở vị trí này bạn chỉ nên đeo khuyên dạng nụ, kích thước tùy thuộc vào sở thích, gu thẩm mỹ của bạn. Nhưng nếu được hãy ưu tiên chọn dạng khuyên nhỏ, ít họa tiết.

Nếu như  Daith bấm ở vị trí phần sụn  dưới thì Rook là bấm khuyên vị trí phàn sụn trên , dành cho những cô gái cực cool, cá tính và cũng tỷ lệ thuận với đọ đau. Và thường cần đến 6 tháng để vết bấm lành hẳn 
 

10. Xỏ lỗ tai Tragus

Vị trí xỏ khuyên này cũng có phần sụn khá dày vì thế sau khi bấm bạn cũng phải cần 3 đến 6 tháng để vết bấm có thể lành. Hãy chăm sóc vết bấm thật đúng cách và cẩn thận nhé.
 

Có thể nói dễ hiểu hơn đây là cách xỏ lỗ tai ở vành tai giữa. Vị trí này sụn tai cũng khá dày vì thế khi quyết định bấm lỗ tai ở đây bạn sẽ phải là người chịu đau khá tốt đó. Vết bấm này cũng cần từ 3 đến 6 tháng mới có thể lành, không đau nhức nhưng với điều kiện bạn phải chăm sóc đúng cách.
 

Không thể nói phần xỏ này đau bình thường mà nó khá đau, vì phần sụn ở đây rất dày và thời gian lành vết bấm lâu hơn hẳn so với các kiểu xỏ khuyên khác. Vì thế các bạn hãy thận trọng khi chọn cách này nhé.
 

Vết bấm lỗ tai có nhanh lành hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống của mỗi người. Một số thực phẩm ăn vào sẽ gây nên tình trạng sẹo sau khi vết thương lành gây mất thẩm mỹ. Vì vậy bạn cần nên tránh những thực phẩm sau đây:

*** Gạo nếp

Gạo nếp là loại thực phẩm không nên sử dụng đầu tiên bởi sau khi ăn sẽ khiến vết thương mưng mủ và vết thương lâu lành. Thậm chí nhiều trường hợp còn dẫn đến nhiễm trùng và sẽ để lại sẹo sau khi vết thương lành
 


*** Thịt gà

Thịt gà là thực phẩm có tính nóng nên sẽ gây sưng tấy và mưng mủ như gạo nếp vì thế khi mới bấm khuyên tai xong không nên ăn thịt gà cho đến khi vết thương gần như lành hẳn.
 

*** Rau muống

Dẫu là một thực phẩm có tính mát và giàu vitamin nhưng rau muống cũng chính là nhược điểm khiến vết thương dễ bị lồi lên thanh sẹo. Vì vậy, hãy tránh xa rau muống nếu bạn không muốn trên tai mình có một chiếc sẹo xấu xí.
 


*** Trứng

Trứng là thực phẩm giàu protein và canxi, sử dụng trứng trước khi vết bấm lành hẳn thường gây hiện tượng màu da có màu khác với màu da xung quanh. Do vậy, tốt nhất không nên ăn trứng trước khi vết thương lành hẳn.
 


*** Hải sản

Các loại hải sản mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng nhưng với những người đang bị thương thì phải nên kiêng vì do hải sản dễ gây dị ứng và ngứa. Nhiều trường hợp có thể dẫn đến mưng mủ và vết thương lâu lành.
 


*** Thịt bò

Tuy là thực phẩm chứa nhiều đạm giúp vết thương nhanh lành nhưng theo như kinh nghiệm dân gian thì thịt bò rất dễ gây tình trạng sẹo thâm. Vì vậy, không nên ăn thịt bò trong thời gian mới bấm lỗ tai.

còn phụ thuộc vào độ tuổi, cơ địa cũng như vị trí bấm. Với vết bấm ở thùy tai thường sẽ mất từ 6 đến 8 tuần để có thể lành lại, nhưng với các vết bấm ở các vị trí khác thì thời gian sẽ kéo dài hơn khá nhiều, thường là sẽ từ 3 đến 9 tháng.
 


Và trong thời gian này bạn nên xoay khuyên tai từ 1 đến 2 lần/1 ngày đề vết bấm không bị khô cứng lại, nhưng bạn phải hạn chế động tay vào đó vì rất dễ nhiễm trùng khi bàn tay không được sạch.

Vết bấm nhanh lành hay không còn phụ thuộc vào khâu vệ sinh chăm sóc sau khi bấm lỗ tai. Bạn có thể sử dụng nước khử trùng hoặc oxy già thấm vào bông vào vệ sinh xung quanh vết bấm 1 lần/1 ngày. Và tuyệt đối không sử dụng cồn vì cồn khiến cho vết bấm bị khô. Không được tháo khuyên tai khi vết bấm chưa lành.

*** Nếu vị trí xỏ khuyên của bạn bị sưng đỏ, đau rát, chảy mủ hoặc chảy máu, đừng hoảng sợ, vì đây là những vấn đề thường gặp, và 80% trong đó là do phản xạ của cơ địa bạn khi gặp một tác động lạ với cơ thể.

  • Trong trường hợp lỗ xỏ của bạn bị sưng đau, bạn có thể sử dụng thuốc mỡ Chlorocina - H, bôi một lượng nhỏ xung quanh vị trí xỏ để làm dịu bớt những triệu chứng này.
     
  •  Với trường hợp lỗ xỏ bị chảy máu, chảy dịch hoặc chảy mủ, các bạn sử dụng bông y tế đã khử trùng, thấm với nước muối sinh lý, lau nhẹ nhàng xung quanh lỗ xỏ. Sau đó bạn có thể tra một chút thuốc mỡ để lỗ xỏ bớt bị khô sau khi vệ sinh bằng nước muối.


*** Sau khi phát hiện lỗ xỏ rơi vào những tình huống tệ, bạn nên điều chỉnh lại cách ăn kiêng, chăm sóc lỗ xỏ, vì đây là những quá trình quan trọng nhất để tạo nên một lỗ xỏ đẹp và an toàn. 

  • Chế độ ăn kiêng, bạn nên hạn chế các món trứng, bò, gà, rau muống, hải sản, đồ nếp. Đây là những tác nhân chính gây sưng đau, chảy mủ lỗ xỏ.
     
  • Cách chăm sóc: Sau khi xỏ, các bạn nên vệ sinh định kì lỗ xỏ, tránh hoá chất, xà phòng, tránh nằm đè, va đập và đặc biệt tránh thay khuyên khi lỗ xỏ chưa lành.

*** Sau các bước sơ cứu lỗ xỏ, bạn nên tới cơ sở xỏ khuyên an toàn và uy tín để thợ xỏ kiểm tra rõ tình trạng, tư vấn và có những biện pháp thích hợp hơn.

>>> Bộ Trang Điểm Nội Địa Trung Giá Chỉ 289k tìm hiểu tại đây 

Xỏ khuyên tai ở đâu ? Một số địa chỉ xỏ khuyên uy tín dành cho các bạn 

*** Vịt Xỏ Khuyên
 


Địa chỉ : 

  • Cơ sở 1: 38 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội 
  • Cơ sở 2  :Số 54A3 - Khu A3 Núi Trúc Quận Ba Đình Hà Nội

*** Thế Giới Xỏ Khuyên - Piercing World
 


Địa chỉ :

  • 5/6 Trần Cao Vân, P. 12 Quận Phú Nhuận TP. HCM

*** Cock Stock


Địa chỉ: 

  • Cơ sở 1: 34A Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội
     
  • Cơ sở 2: số nhà 100 ngõ 10 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

*** HR.01 Accessories
 


  • Địa chỉ: Số 13 Ngõ Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề