Wifi là gì cách sử dụng

Wifi là từ viết tắt của Wireless Fidelity, nó là một hệ thống hoạt động dựa trên sóng vô tuyến không dây, hay còn được gọi là mạng IEEE 802.11. Wifi cho phép truy cập mạng internet ở một khoảng cách xác định mà không cần kết nối vật lý. Có 6 chuẩn Wifi thông dụng hiện nay đó là a, b, g, n, ac, ad... Trong đó chuẩn ac được sử dụng rộng rãi nhất trên điện thoại, máy tính và những thiết bị thông minh khác. Như vậy bạn vừa xem phần giải thích khái niệm Wifi, mời xem phần giới thiệu hoạt động ngay sau đây.

Hình ảnh kết nối Wifi được trang bị trên điện thoại di động và các thiết bị thông minh 

Tìm hiểu chi tiết về Wifi

1. Cách thức hoạt động của Wifi là gì?

Để một thiết bị có khả năng sử dụng Wifi để kết nối internet, trước tiên nó phải được trang bị một bộ thu phát Wifi. Bộ thu thực chất là một thiết bị có khả năng thu sóng Wifi và chuyển sang tín hiệu sóng vô tuyến và truyền đi bằng một Ăng-ten. Các Router đóng vai trò vừa là bộ thu vừa là bộ phát, nó nhận sóng vô tuyến là dữ liệu yêu cầu được gửi đi từ thiết bị yêu cầu, sau đó chuyển đổi thành dữ liệu để truyền đi qua kết nối vật lý.

Khi tìm thấy dữ liệu yêu cầu của thiết bị, các Router mã hóa chúng thành sóng vô tuyến và gửi lại thông tin cho thiết bị gửi. Trên máy tính, điện thoại và các thiết bị thông minh khác thiết bị thu phát Wifi được gọi là Card mạng hay card Wifi. Một Router có thể kết nối với nhiều thiết bị khác nhau để  truyền tải dữ liệu yêu cầu. Như vậy bạn vừa trả lời được câu hỏi: Cách thức hoạt động của Wifi như thế nào, mời xem phần phân loại các chuẩn Wifi sau đây.

Hình ảnh một router Wifi có đến 4 ăng-ten giúp sóng truyền nhận khỏe hơn 

2. Phân loại các chuẩn Wifi?

Sóng Wifi ngày nay được sử dụng rộng rãi phục vụ đời sống con người, đặc điểm của sóng Wifi là thu phát ở tần số từ 2.4 GHz đến 5 GHz cao hơn so với sóng vô tuyến truyền hình, sóng điện thoại và radio nên khá an toàn trong vấn đề bảo toàn thông tin khi truyền và nhận dữ liệu. Tìm hiểu chi tiết về Wifi phân loại như thế nào sau qua phần liệt kê sau đây:

Chuẩn 802.11 b : thu phát ở tần số 2.4 GHz và có tốc độ truyền nhận dữ liệu lên đến 11 Megabit/s và sử dụng mã CCk để xử lý.

Chuẩn 802.11 g : cùng đặc điểm với chuẩn b là tần số phát ở 2.4 GHz, nhưng nhờ sử dụng mã OFDM nên tốc độ truyền nhận dữ liệu tăng lên đáng kể, đạt 54 megabit/s

Chuẩn 802.11 a : chuẩn Wifi này hoạt động ở tần số 5 GHz và có tốc độ truyền tương tự như chuẩn g với 54 megabit/s [cứ mỗi giây có đến 54 megabit dữ liệu được gửi đi ].

Chuẩn 802.11 n : công nghệ Wifi mới phát triển trực tiếp trên chuẩn g do đó tần số hoạt động vẫn dữ nguyên là 2.4 GHz nhưng tốc độ truyền tăng lên đáng kể. Lên đế 300 megabit/s và chỉ sau một thời gian ngắn, tốc độ của chuẩn này đã tăng lên đến 450 Mb/s.

Chuẩn 802.11 ac : hoạt động trên băng tần 5 GHz là một trong số những chuẩn Wifi có số thiết bị được tích hợp rộng lớn nhất hiện nay.

Hình ảnh minh họa kết nối giữa các thiết bị thông minh góp phần hiểu hơn ứng dụng của Wifi

3. Ưu nhược điểm của Wifi

Ưu điểm của mạng Wifi:

Ưu điểm của kết nối Wifi là tính tiện dụng, và đơn giản gọn nhẹ so với kết nối trực tiếp bằng cable truyền thống qua cổng RJ45. Người sử dụng có thể truy cập ở bất cứ vị trí nào trong vùng bán kính phủ sóng mà tại đó Router Wifi làm trung tâm. Ưu điểm thứ hai của mạng sử dụng Wifi là dễ dàng sửa đổi và nâng cấp, người sử dụng có thể tăng băng thông truy cập, tăng số lượng người sử dụng mà không cần nâng cấp thêm Router hay dây cắm như các kết nối bằng dây vật lý. Tính thuận tiện: người truy cập có thể duy trì kết nối kể cả khi đang di chuyển, một ví dụ cụ thể là các Router Wifi đặc lắp trên các xe khách đường dài. Bên cạnh đó, tính bảo mật của mạng Wifi tương đối cao.

Nhược điểm của mạng Wifi:

Bên cạnh những ưu điểm, mạng Wifi cũng tồn tại nhiều nhược điểm chưa thể khắc phục như: phạm vi kết nối của mạng Wifi tới thiết bị có giới hạn, đi càng xa router kết nối càng yếu dần đi. Giải pháp cho vấn đề này là trang bị thêm các Repeater hoặc Access point. Tuy nhiên, gặp nhiều khó khăn do giá thành cao. Nhược điểm tiếp theo của mạng Wifi là về vấn đề băng thông, càng nhiều người kết nối vào mạng thì tốc độ truy cập giảm rõ rệt. 

Hình ảnh minh họa vùng phủ sóng của wifi xung quanh một Router 

Như vậy bạn vừa xem bài giới thiệu Wifi là gì, tìm hiểu chi tiết về Wifi như phân loại, cách thức hoạt động... Theo dõi trang tin tức của FPT Shop để cập nhật các tin tức, thủ thuật và đánh giá mới nhất về công nghệ nhé.

Xem thêm:  Hướng dẫn tải và cài đặt iTunes cho win 7, win 8 và win 10

Minh Hieu

Source: Tổng hợp

Wifi là mạng không dây có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người hiện nay, nó giúp mỗi người biết cách phát triển hoàn thiện bản thân mình cũng như thúc đẩy nền kinh tế đi lên. Tuy nhiên không phải ai cũng có hiểu biết toàn diện về khái niệm Wifi là gì? Cũng như nguyên tắc hoạt động của Wifi. Để đi tìm câu trả lời chi tiết và chính xác, mời bạn tham khảo bài viết sau của chúng tôi nhé.

Tìm hiểu khái niệm Wifi là gì

Wifi được đánh giá là một chuẩn kết nối phổ biến, do đó việc tìm hiểu rõ ràng hơn các thông tin về Wifi sẽ giúp người dùng tiếp cận gần hơn đến những ứng dụng mà sử dụng chuẩn kết nối này. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tự mình đổi mật khẩu Wifi mà mình đang sử dụng với những nguyên tắc bảo mật phức tạp hơn, với mỗi một modem thì lại có cách đổi mật khẩu khác nhau, quan trọng là bạn cần phải biết rõ cách sử dụng để hạn chế tối đa việc thiết lập sai đường truyền.

1. Khái niệm Wifi là gì?

Wifi là chữ viết tắt của từ Wireless Fidelity, là mạng kết nối Internet không dây, có khả năng sử dụng sóng vô tuyến để truyền tín hiệu. Loại sóng này tương tự như sóng điện thoại, sóng truyền hình hay sóng radio và hầu hết các thiết bị điện tử thông minh hiện nay đều có thể kết nối được Wifi.
Wifi chủ yếu hoạt động trên băng tần 54 Mbps, dựa trên chuẩn kết nối IEEE 802.11 và có thể đạt tín hiệu mạnh nhất trong khoảng cách gần 31 mét theo lý thuyết. Còn trong thực tế thì do có nhiều vật cản trên đường truyền sóng Wifi nên khoảng cách đạt tín hiệu mạnh sẽ bị thu hẹp lại.

2. Wifi hoạt động thế nào?

Có thể bạn không biết là ban đầu Wifi đã được phát triển như là một phương án để thay thể cáp Ethernet và tính đến thời điểm hiện tại sóng Wifi đã được trải rộng khắp mọi nơi, từ thành thị cho đến nông thôn và trở thành công nghệ phổ biến nhất giúp cung cấp kết nối giữa các thiết bị với nhau. Theo số liệu thống kê thì Wifi hiện vận chuyển tới hơn 60% lưu lượng internet trên toàn thế giới, gần như thay thế hoàn toàn cho cáp âm thanh, cáp USB và cáp video.

Để có thể bắt được sóng Wifi thì chúng ta bắt buộc cần có bộ phát Wifi, đó là các thiết bị modem, router mà chúng ta vẫn thường nghe thấy hàng ngày. Đầu vào của sóng Wifi được cung cấp bởi các đơn vị ISP như FPT, VNPT, Viettel,… Sau đó thiết bị modem, router lấy tín hiệu qua kết nối hữu tuyến và chuyển thành tín hiệu vô tuyến cho các thiết bị như máy tính, điện thoại smartphone,… có thể truy cập được.

Tìm hiểu ngay Dịch vụ Wifi FPT

Quá trình này được gọi là quá trình nhận tín hiệu không dây hay còn gọi là adapter, nghĩa là card Wifi trên thiết bị như laptop, điện thoại,… chuyển hóa thành tín hiệu internet và nó cũng có thể được thực hiện ngược lại, lúc này thì các router, modem sẽ nhận tín hiệu vô tuyến từ adapter, sau đó giải mã chúng và gửi qua Internet.

Thiết bị Modem Wifi FPT 2 băng tần

Hiện nay Wifi có thể phát sóng trên cả hai tần số là 2,4 GHz và 5 GHz. Về cơ bản thì các tần số giống như các đài phát thanh khác nhau, tần số thấp hơn có khả năng truyền đi xa hơn nên Wifi, 2.4 GHz có tần số thấp hơn do đó nó có thể tiếp cận tới các máy tính ở khoảng cách xa hơn so với Wifi có tần số 5 GHz.

Tuy nhiên Wifi 5 GHz lại có thể truyền được nhiều hơn, độ bao phủ rộng hơn với tốc độ nhanh hơn. Trong suy nghĩ của nhiều người thì họ không coi trọng vấn đề khoảng cách bằng vấn đề tốc độ Wifi. Đa phần các router đều có thể tự động dò tìm kênh tốt nhất để sử dụng và tất nhiên là Wifi 5 GHz có nhiều kênh hơn là Wifi 2.4 GHz.

Wifi cũng có các tính năng bảo mật, do đó để có thể truy cập mạng thì người dùng bắt buộc phải có mật khẩu WPA2 [hay còn gọi là WPA]. Bên cạnh đó còn có một tính năng bảo mật khác là Advanced Encryption Standard [hay còn gọi là AES] để đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu vì nó truyền từ một thiết bị khác.

===>> Tham khảo ngay cách mở port modem FPT

3. Một số chuẩn kết nối Wifi phổ biến

Sóng Wifi sử dụng chuẩn kết nối 802.11 trong thư viện IEEE, chuẩn này gồm có 4 chuẩn nhỏ hơn là a/b/g/n như ký hiệu các bạn thường thấy ở trên modem, router. Trong đó:

  • Chuẩn 802.11b là chuẩn yếu nhất hiện nay, hoạt động ở tần số 2.4GHz và có khả năng xử lý đến 11 megabit/giây.
  • Chuẩn 802.11g cao hơn so với chuẩn b, mặc dù chuẩn này cũng hoạt động ở tần số 2.4GHz nhưng lại có thể xử lý đến 54 megabit/giây.
  • Chuẩn 802.11a hoạt động ở tần số cao hơn là 5GHz và có tốc độ xử lý đạt 54 megabit/giây.
  • Chuẩn 802.11n hoạt động ở tần số 2.4GHz, tuy nhiên tốc độ xử lý lại lên đến 300 megabit/giây.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn chi tiết khái niệm sóng Wifi là gì cũng như nguyên tắc hoạt động của Wifi. Hi vọng qua những thông tin này bạn sẽ có được cái nhìn cụ thể hơn về sóng Wifi, loại sóng phổ biến và quan trọng bậc nhất với con người hiện nay.

Video liên quan

Chủ Đề