Vũ quang hải là ai

Ông Nguyễn Minh An có đơn xin được nghỉ việc tại Sabeco từ ngày 20/6/2018 với lý do bận việc riêng.

Theo công bố của Sabeco, ông Nguyễn Minh An chính thức được Hội đồng quản trị Tổng công ty thông qua việc đề cử vị trí phó tổng giám đốc và là người đại diện quản lý vốn nhà nước, thay cho ông Vũ Quang Hải, con trai cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng từ ngày 18/1/2017.

Thời điểm đó, ông Minh An cũng được giới thiệu tham gia Hội đồng quản trị Bia Sài Gòn – Khánh Hoà theo đề nghị của Chủ tịch Sabeco.

Ông Nguyễn Minh An, sinh năm 1973, có bằng thạc sỹ Quản trị kinh doanh và cũng là một trong ba nhân sự được đưa về làm Phó Tổng giám đốc Sabeco hồi cuối năm 2014 cùng đợt với ông Vũ Quang Hải nhằm thực hiện tái cấu trúc tổng công ty.

Như vậy, kể từ khi người Thái chính thức mua cổ phần chi phối Bia Sài Gòn, Sabeco đã liên tục có biến động về nhân sự. Một cuộc họp Hội đồng quản trị Sabeco hôm 9/5 cũng được cho là có diễn biến đầy bất ngờ khi vị chủ tịch mới người Singapore Koh Pon Tiong không đả động đến việc bãi nhiệm Tổng giám đốc và bổ nhiệm Tổng giám đốc mới như nội dung dự kiến. Thay vào đó, ông đề nghị bổ sung thêm một Phó Tổng giám đốc mới thực hiện chức năng như của Tổng giám đốc.

Vị Phó Tổng giám đốc được đề nghị bổ sung là ông Neo Gim Siong Bennett. Theo đó, ông Neo Gim Siong Bennet được thực hiện các chức năng của Tổng giám đốc, cũng như đề nghị thực hiện các công tác uỷ quyền, chuyển giao vai trò điều hành công ty, người đại diện pháp luật của Sabeco.

Sau cuộc họp, Sabeo chính thức công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm 3 Phó Tổng giám đốc mới của công ty. Theo đó, Sabeco đã thông qua việc bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc đối với ông Neo Gim Siong Bennet; bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách các chức năng kế toán, tài chính và hỗ trợ đối với ông Teo Hong Keng. Đồng thời, bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách bán hàng đối với ông Melvyn Ng Huan Ngee.

Cũng theo nghị quyết Sabeco công bố, nhân sự trong HĐQT cũng tiếp tục có sự biến động. Cụ thể, ngày 9/5 Sabeco đã thông qua việc bổ nhiệm tạm thời thành viên hội đồng quản trị đối với bà Trần Kim Nga theo Nghị quyết HĐQT 175/2018/TTr-CT.HĐQT ngày 2/5.

Hiện tại, Ban lãnh đạo của Sabeco gồm ông Koh Poh Tiong, sinh năm 1946 - Chủ tịch Hội đồng quản trị; ông Nguyễn Thành Nam, sinh năm 1970, thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc; ông Bùi Ngọc Hạnh, sinh năm 1959 - Thành viên HĐQT; ông Nguyễn Bích Đạt, sinh năm 1950 - Thành viên HĐQT; ông Sunyaluck Chaikajornwat, sinh năm 1977- Thành viên HĐQT Độc Lập; bà Trần Kim Nga, sinh năm 1961 - Thành viên HĐQT và ông Tan Tiang Hing, Malcolm, sinh năm 1964 - Thành viên HĐQT độc lập.

Ông Vũ Quang Hải đã xin từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của Sabeco.
Bộ Công Thương cho biết, đã nhận được báo cáo ngày 22/12/2016 của Bộ phận quản lý vốn nhà nước tại Sabeco về việc ông Vũ Quang Hải có đơn ngày 21/12/2016 gửi Hội đồng quản trị của Sabeco xin từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị.

Trên cơ sở báo cáo này, Bộ Công Thương sẽ xem xét, chỉ đạo Bộ phận quản lý vốn nhà nước có ý kiến với Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về việc giải quyết đơn của ông Vũ Quang Hải theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ của Sabeco.

Hiện nay, Bộ Công Thương cũng đang tích cực triển khai thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về công tác cán bộ của Bộ Công Thương trong thời gian vừa qua, trong đó có việc điều động ông Vũ Quang Hải từ Bộ Công Thương về nhận công tác tại Sabeco.

Cũng liên quan đến công tác nhân sự tại Sabeco, theo đề nghị của Bộ phận quản lý vốn nhà nước và nhằm tiếp tục kiện toàn công tác cán bộ của doanh nghiệp này, Bộ Công Thương đã quyết định về việc giao đại diện phần vốn nhà nước và giới thiệu tham gia Hội đồng quản trị đối với ông Nguyễn Thành Nam, Phó Tổng Giám đốc Sabeco.

Hiện ông Vũ Quang Hải là thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng Giám đốc Sabeco. Quá trình bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải giữ chức vụ này đã gây nhiều thắc mắc cho dư luận trong thời gian qua.

Ban Bí thư Trung ương Đảng đã kết luận, ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; quyết định điều động và đề cử đồng chí Vũ Quang Hải tham gia Hội đồng quản trị Sabeco để bầu làm thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng Giám đốc, vi phạm Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm và quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng, gây bức xúc trong xã hội.

Thu Hà


Cuối năm 2016, những lùm xùm quanh việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải, con trai nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn [Sabeco] nhận được sự chú ý của dư luận.

Ông Vũ Quang Hải kịp nhận gần 2 tỷ đồng trước khi rời Sabeco?

Ngày 30/12/2016, Sabeco đã miễn nhiệm ông Vũ Quang Hải khỏi chức danh Phó Tổng giám đốc Sabeco. Tới ngày, 16/2/2017, Sabeco tiếp tục miễn nhiệm chức vụ thành viên Hội đồng quản trị của ông Vũ Quang Hải.

Thù lao gần 2 tỷ đồng

Dù không còn giữ những chức vụ quan trọng tại Sabeco nhưng trong năm 2016, ông Vũ Quang Hải đã có cơ hội tăng thù lao 150% lên gần 2 tỷ đồng.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của Sabeco, trong năm 2016, Sabeco đã dành gần 11,8 tỷ đồng để trả thù lao cho dàn lãnh đạo trong Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và Ban Kiểm soát. Bình quân, mỗi lãnh đạo Sabeco nhận 983 triệu đồng/người/năm, tương ứng 82 triệu đồng/người/tháng.

Như vậy, thu nhập các lãnh đạo cấp cao tại Sabeco đã tăng 7,1 tỷ đồng, tương ứng 151% so với năm 2015.  Nhưng cần nhấn mạnh, đây là thù lao bình quân cho lãnh đạo cả 3 ban của Sabeco.

Do cùng lúc nắm giữ hai chức vụ quan trọng Phó Tổng giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị nên năm 2016, ông Vũ Quang Hải có thể nhận được thù lao khoảng 1,97 tỷ đồng.

Còn trong Tờ trình Quyết toán tiền lương, thù lao, tiền thưởng năm 2016 của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát Tổng công ty, dàn lãnh đạo 2 ban này được trả hơn 5,8 tỷ đồng. Điều đó có nghĩa Ban Tổng giám đốc nhận tổng thù lao khoảng 6 tỷ đồng. Trung bình, mỗi sếp Ban Tổng giám đốc có thu nhập 1,5 tỷ đồng/người/năm, tương đương 125 triệu đồng/người/tháng.

Có thể thấy, thù lao của sếp Sabeco đã tăng hơn kế hoạch. Tại Đại hội đồng cổ đồng năm 2016, cổ đông Sabeco đã thông qua tờ trình kế hoạch tiền lương, thù lao năm 2016 của người quản lý tổng công ty. Theo đó, Sabeco dự chi 9,99 tỷ đồng lương cho 10 người quản lý, bình quân mỗi người nhận 999 triệu đồng tiền lương năm 2016.

Bên cạnh đó, 4 lãnh đạo kiêm nhiệm của Sabeco còn có thêm 783 triệu đồng thù lao kiêm nhiệm. Bình quân mỗi người nhận 195,7 triệu đồng.

Thu nhập tăng vọt

Thu nhập của dàn lãnh đạo Sabeco đang có xu hướng tăng vọt theo năm. Sang năm 2017, con số này hứa hẹn sẽ tiếp tục đi lên. Trong tờ trình Kế hoạch tiền lương, thù lao, tiền thưởng năm 2016 của Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát Tổng công ty, Sabeco đề xuất cổ đông phê duyệt phương án chi trả hơn 9,2 tỷ đồng cho Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát.

Nếu đề xuất này được thông qua, thu nhập của dàn lãnh đạo Sabeco sẽ tăng 3,4 tỷ đồng, tương ứng 59% so với năm 2016. Đây là mức tăng rất lớn so với lợi nhuận. Năm 2017, Sabeco lập kế hoạch lợi nhuận sau thuế đạt 4.703 tỷ đồng, chỉ tăng 48 tỷ đồng, tương ứng 10% so với năm 2016.

Như vậy, các thành viên kiêm nhiệm tại Sabeco sẽ nhận được 2,3 tỷ đồng/người/năm, tương ứng 192 triệu đồng/người/tháng.

Theo tờ trình, quỹ tiền lương cho dàn lãnh đạo tăng mạnh nhất, tăng từ 4,05 tỷ đồng năm 2016 lên 6,48 tỷ đồng năm 2017, quỹ thù lao tăng từ 783 triệu đồng lên 1,944 tỷ đồng. Trong khi đó, quỹ tiền thưởng lại giảm từ hơn 1 tỷ đồng xuống 810 triệu đồng.

Sau khi rời khỏi 2 vị trí quản lý cấp cao tại Sabeco là Phó Tổng giám đốc và thành viên Hội đồng quản trị, ông Vũ Quang Hải không còn có cơ hội nhận thu nhập tăng vọt tại Sabeco nữa.

Cổ đông kiếm bộn

Không chỉ mạnh tay trả lương cao cho dàn lãnh đạo, Sabeco còn “bạo chi” cho cổ đông. Năm 2016, dù lên kế hoạch “chỉ” chi 1.924 tỷ đồng tiền cổ tức nhưng thực tế, “ông lớn” ngành bia đã “rót” 3.848 tỷ đồng cho cổ đông.

Sang năm 2017, Sabeco lên kế hoạch chi trả cổ tức tỷ lệ 35%. Theo đó, số tiền mà Sabeco đự kiến sẽ chi ra để trả cổ tức là 2.244 tỷ đồng.

Bên cạnh được, nhà đầu tư cũng được hưởng lợi từ giá cổ phiếu SAB tăng nhẹ. Sau hơn 3 tháng giao dịch, chốt phiên 4/4, SAB dừng ở mức 200.400 đồng/CP sau khi tăng 2.700 đồng/CP so với cuối năm 2016. Nhờ đó, vốn hóa thị trường Sabeco tăng 1.731 tỷ đồng lên 128.513 tỷ đồng./.

Trong lá đơn của mình, ông Hải đề nghị xin không tiếp tục công tác với tư cách cán bộ, công chức tại Bộ Công Thương nữa và xin ở lại Sabeco.

Qua xem xét, Bộ Công Thương đã có văn bản nhất trí với đề nghị này và tức là ông Hải không còn là cán bộ thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương nữa.

Còn việc ông Hải đề nghị xin ở lại Sabeco, trong công văn Bộ Công Thương nêu rõ “ông Hải cần báo cáo Ban lãnh đạo Sabeco xem xét quyết định. Việc bố trí công tác đối với ông tại Sabeco phụ thuộc vào nhu cầu nhân lực của Sabeco”.

Như vậy có thể nói, việc ông Hải ở lại Sabeco về cơ bản, có thể đã xong.

Xin chúc mừng ông Hải bởi cách đây 7 tháng [6/2016], khi dư luận bức xúc xung quanh việc bổ nhiệm vào Ban lãnh đao Sabeco và cho rằng việc bổ nhiệm này là khuất tất, “con cháu”, nhờ “núp bóng” cha mình là ông Vũ Huy Hoàng, ông Hải đã khẳng định việc mình về đó là do năng lực và yêu cầu của Sabeco.

Ông Hải nói: “Chủ tịch Sabeco khi đó là anh Phan Đăng Tuất đã có văn bản gửi Bộ Công Thương xin tăng cường cán bộ trẻ cho Tổng công ty và chỉ đích danh tên tôi… HĐQT họp và có xin ý kiến cổ đông đàng hoàng, sau đó việc bổ nhiệm được thực hiện tại đại hội cổ đông bất thường. Hoàn toàn đúng quy trình và không có gì khuất tất ở đây cả”.

Ông Hải còn cho biết, ông Vũ Huy Hoàng thời điểm đó cũng không muốn ông về Sabeco do xa nhà và ngại dư luận.

Cách đây ít lâu, sau khi làm đơn xin rút khỏi vị trí thành viên Hội đồng quản trị Sabeco, ông Vũ Quang Hải còn nói: "Tôi đã có ý định xin rút từ trước, nhưng thời điểm này mới nộp đơn, vì tôi muốn chứng minh, mình là người làm được việc chứ không phải là con ông nọ, ông kia".

Dẫn chứng, ông Hải cho biết: “Kế hoạch năm 2016 của Sabeco đã hoàn thành, các công việc cần làm thuộc trách nhiệm của tôi cũng đã xong. Tới thời điểm này, Sabeco đã lên sàn và cổ phiếu SAB đã trở thành một trong những cổ phiếu được săn đón nhất những ngày cuối năm. Sabeco cũng sắp có một năm lịch sử khi lãi kỷ lục, đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tôi xin rút thì ít nhất cũng phải ngẩng cao đầu”.

Vâng. Thật là những lời bản lĩnh bởi người xưa có câu: “Ngã xuống vũng bùn nào thì đứng lên từ vũng bùn đó”. Thế mới là người đàng hoàng, quân tử.

Xin chúc mừng cho ông Hải vì từ nay, ông đứng trên mặt đất và đi lên từ mặt đất, không nhờ vía [hoặc là bị tiếng như vậy] ai cả. Nếu thật sự tài giỏi, ông hãy kề vai sát cánh cùng với tập thể đưa Sabeco vững bước đi lên.

Được biết vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương đã tiến hành thoái vốn nhà nước tại đây và ngày 6/12/2016, Sabeco đã thực hiện việc niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây là cơ hội tốt để ông tự khẳng định mình.

Thế nhé ông Hải nhé. Hãy “ngẩng cao đầu” như lời ông nói, dũng cảm đi trên đôi chân của chính mình. Làm đàn ông, bị ám bởi hai từ “núp bóng” nó đau lắm lắm.

Một lần nữa, xin chúc mừng ông ở cương vị mới!

Bùi Hoàng Tám

Video liên quan

Chủ Đề