Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 102

1. Em cùng mẹ ra bưu điện gửi tiền về quê biếu bà. Hãy giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền dưới đây :

2. Theo em, khi nhận được tiền kèm theo thư chuyển tiền này, người nhận cần viết những gì vào bức thư để trả lại bưu điện ? [Gợi ý: Em cần đọc mặt sau của thư chuyển tiền để trả lời đúng câu hỏi].

Mặt sau thư :

TRẢ LỜI:

1. 

2. 

Giaibaitap.me

Page 2

Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn, điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn sau :

Vì sao ta cười khi bị người khác cù ?

Để [dải/rải/giải/giãi]......... đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham [ra/gia/da]............ thí nghiệm và [rùng/dùng]............... một thiết bị theo [dõi/giỏi/rõi/giõi].......... phản ứng trong bộ [não/nảo].............. của từng người. Kết [quả/quà]................. cho thấy bộ [não/nảo]........ phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một ngưòi tự cù thì bộ [nảo/não]............. sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù. Còn khi bị người khác cù, do không [thể/thễ]............. oán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.

Trả lời:

Vì sao cười khi bị người khác cù ?

Để giải đáp câu hỏi này, một nhà nghiên cứu ở Đại học Luân Đôn, nước Anh, đã cho người máy cù 16 người tham gia thí nghiệm và dùng một thiết bị theo dõi phản ứng trong bộ não của từng người. Kết quả cho thấy bộ não phân biệt rất chính xác cái cù lạ với cái cù quen. Khi một người tự cù thì bộ não sẽ làm cho người đó mất vui bằng cách báo trước thứ tự động tác cù, còn khi bị người khác cù, do không thể đoán trước thứ tự của hoạt động, ta sẽ bị bất ngờ và bật lên tiếng cười như là phản ứng tự vệ.

Giaibaitap.me

Page 3

1. Sau đây là một số từ phức chứa tiếng vui : vui chơi, vui lòng, góp vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui tươi, vui vẻ, vui vui. Em hãy viết các từ thích hợp vào bảng xếp loại dưới đây :

[Chú ý :

Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi Làm gì ?

Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi cảm thấy thế nào ?

Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào ?

Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi Cảm thấy thế nào ? Là người thế nào ?]

a] Từ chỉ hoạt động M : vui chơi,

b] Từ chỉ cảm giác M : vui thích,

c] Từ chỉ tính tình M : vui tính, 

d] Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác M : vui vẻ,...

2. Từ các nhóm trên, chọn ra một từ và đặt câu với từ đó :

3. Tìm ba từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ đó

M : cười khanh khách -> Em bé thích chí, cười khanh khách

cười rúc rích - Mấy bạn cưòi rúc rích, có vẻ thú vị lắm.

Từ miêu tả tiếng cười

Đặt câu

....................

............................

TRẢ LỜI:

1. Sau đây là một số từ phức chứa tiếng vui : vui chơi, vui lòng, góp vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui tươi, vui vẻ. Em hãy ghi các từ thích hợp vào bảng xếp loại dưới đây :

Chú ý :

Từ chỉ hoạt động trả lời câu hỏi Làm gì ?.

Từ chỉ cảm giác trả lời câu hỏi Cảm thấy thế nào ?.

Từ chỉ tính tình trả lời câu hỏi Là người thế nào ?.

Từ vừa chỉ cảm giác vừa chỉ tính tình có thể trả lời đồng thời 2 câu hỏi Cảm thấy thế nào ? Là người thế nào 7]

a] Từ chỉ hoạt động

b] Từ chỉ cảm giác

c] Từ chỉ tính tình

d] Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác

M : vui chơi, góp vui, mua vui

M : vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui

M : vui tính, vui nhộn, vui tươi

M : vui vẻ

2. Từ các nhóm trên, chọn ra một từ và đặt câu với từ đó :

Ngày chủ nhật, em được vui chơi thỏa thích.

Mẹ đi công tác xa trở về, cả ba bố con em đều vui mừng.

Bạn Lan thật vui tính.

Giờ sinh hoạt ngoài trời, ai nói cười cũng vui vẻ.

3. Tìm ba từ miêu tả tiếng cười và đặt câu với mỗi từ đó.

M : cười khanh khách —> em bé thích chí, cười khanh khách,

cười rúc rích —> Mấy bạn cười rúc rích, có vẻ thú vị lắm.

Từ miêu tả tiếng cười

Đặt câu

Ha hả

Hì hì

Khanh khách

Sằng sặc

Khúc khích

Sặc sụa

Nam cười ha hả đầy vẻ khoái chí.

Cu cậu gãi đầu hì hì, vẻ xoa dịu.

Chúng em vừa chơi kéo co vừa cười khanh khách.

Bế Mina lên, nhúi đầu vào cổ bé, bé cười lên sằng sặc.

Mấy bạn gái ngồi tâm sự với nhau dưới tán bàng, không biết có gì vui mà thỉnh thoảng lại nghe thấy những tiếng cười khúc khích.

Coi phim hoạt hình Tom và Jerry, bé Trinh ôm bụng cười sặc sụa.

Giaibaitap.me

Page 4

I - Nhận xét

1. Trạng ngữ được in nghiêng trong mỗi câu sau trả lời câu hỏi gì ?

a] Bằng món "mầm đá" độc đáo, Trạng Quỳnh đỡ giúp chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.

Trạng ngữ trả lời câu hỏi

b] Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.

Trạng ngữ trả lời câu hỏi

2. Những trạng ngữ trên bổ sung cho câu ý nghĩa gì ?

II - Luyện tập

1. Gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau :

a] Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.

b] Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

2. Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ mở đầu bằng các từ bằng, với :

TRẢ LỜI:

I - Nhận xét

1. Trạng ngữ được in nghiêng trong các câu sau trả lời câu hỏi gì ? Ghi vào chỗ trống trong bảng.

a] Bằng món "mầm đá" độc đáo, trạng Quỳnh đã giúp chúa Trịnh hiểu vì sao chúa thường ăn không ngon miệng.

b] Với một chiếc khăn bình dị, nhà ảo thuật đã tạo nên những tiết mục rất đặc sắc.

Trạng ngữ trả lời câu hỏi : Bằng cái gì ?

Trạng ngữ trả lời câu hỏi : Với cái gì ?

2. Loại trạng ngữ trên bổ sung ý nghĩa chỉ phương tiện cho câu.

II - Luyện tập

1. Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau :

a] Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.

b] Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người họa sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.

2. Viết một đoạn văn ngắn tả con vật mà em yêu thích trong đó có ít nhất một câu có trạng ngữ mở đầu bằng các từ bằng, với :

Với những chiếc móng và cựa sắc nhọn, chú gà trống dũng mãnh chống lại kẻ thù của mình, giương oai trước lũ mái mơ đang tròn mắt vì ngạc nhiên và ngưỡng mộ. Bằng một giọng lanh lảnh, chú rướn đuôi, giương cao cổ, cất giọng gáy “ò, ó, o !’’ Thật kiêu hãnh.

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề