Vitamin a để được bao lâu

Nguồncung cấp Vitamin A cho trẻ:

· Sữa mẹ luôn là nguồn cung cấp Vitamin A dồi dào cho trẻ, vì thế các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ, nhất là trong 6 tháng đầu tiên.

· Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nên lưu ý cho vào khẩu phần ăn của trẻ bảo đảm đầy đủ các chất dinh dưỡng, các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin A như thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật có vú, bơ, pho mát, các loại rau xanh, trái cây có màu vàng đậm, xanh đậm, đỏ đậm. Cần sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau cho phong phú và đa dạng, chế biến hấp dẫn và hợp khẩu vị sẽ góp phần làm tăng hấp thu. Ưu tiên các loại thực phẩm giảu vitamin A và caroten. Bữa ăn cần cân đối và có đủ chất đạm và dầu mỡ giúp tăng hấp thu và chuyển hoá vitamin A.

· Thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần ăn đủ chất, chú ý thức ăn giàu vitamin A, giàu chất caroten, nhiều đạm, dầu mỡ. Cho trẻ bú mẹ đủ thời gian và chú ý tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ nhất là bệnh Sởi.

·Cứ mỗi 6 tháng một lần, những em bé trong độ tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi, các phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế địa phương để được uống Vitamin A định kỳ.

Bổ sung Vitamin A liều cao cho trẻ?

Nhằm phòng chống tình trạng thiếu Vitamin A ở trẻ dưới 5 tuổi, mỗi năm nhà nước đều tổ chức 2 đợt uống vitamin A làngày 1 – 2 tháng 6ngày 1 – 2 tháng 12cho các trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú mẹ và trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A.

Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và uống vitamin A theo liều lượng thích hợp.

Đối tượng

Liều lượng

Trẻ em Dưới 6 tháng tuổi, không được bú sữa mẹ 50.000 đơn vị
Từ 6 đến dưới 12 tháng tuổi 100.000 đơn vị
Từ 12 – 36 tháng tuổi 200.000 đơn vị
Trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A Liều vitamin A bổ sung theo độ tuổi
Bà mẹ sau sinh Trong vòng 1 tháng sau sinh 200.000 đơn vị

[Uống vitamin A theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sởi do Bộ y tế ban hành theo quyết định số 1327/QĐ-BYT ngày 18/4/2014]

Nhằm hưởng ứng chiến dịch uống bổ sung vitamin A đợt 1 năm 2018, ngày 4 và 5/6/2018, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tổ chức cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 1 tại Phòng E9 – Khoa khám bệnh. Quý phụ huynh hãy đưa trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi đến để được hỗ trợ tư vấn và uống vitamin A miễn phí.

Một nguyên tắc chung là các loại thuốc cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc ánh sáng trực tiếp. Bạn nên tránh bảo quản trong tủ ở phòng tắm, trên kệ hoặc tủ sát các bức tường ẩm ướt hoặc trong nhà bếp.

Sau khi mở nắp lọ thuốc, ta bảo quản thuốc theo như hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng. Ở phần hạn dùng, nhà sản xuất sẽ ghi hạn dùng sau khi mở nắp, ngày hết hạn. Chúng ta dùng thuốc trong khoảng thời gian nhà sản xuất đã khuyến cáo. Còn với các thuốc không có hướng dẫn cụ thể, ta bảo quản theo hướng dẫn chung sau:

Các chuyên gia cho rằng, nhiệt độ ở nơi bảo quản thuốc tốt nhất là dưới 25 độ C. Nếu nhiệt độ vượt quá 25 độ C, các loại thuốc có thể mất tác dụng. Bạn nên đọc hướng dẫn bảo quản trên bao bì. Sau khi mở nắp lọ thuốc, ta bảo quản thuốc theo như hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng. Ở phần hạn dùng, nhà sản xuất sẽ ghi hạn dùng sau khi mở nắp, ngày hết hạn. Chúng ta dùng thuốc trong khoảng thời gian nhà sản xuất đã khuyến cáo. Còn với các thuốc không có hướng dẫn cụ thể, ta bảo quản theo hướng dẫn chung sau:

1. Si rô

Luôn để chúng tránh xa ánh sáng mặt trời. Hầu hết si rô nên được sử dụng trong vòng 1 tuần sau khi mở nắp chai. Bạn cũng nhớ vặn chặt nắp ngay sau khi sử dụng, nếu không, vi khuẩn, virus và bụi bẩn có thể xâm nhập, làm nhiễm bẩn si rô, khiến chúng trở nên mất tác dụng. Si rô cũng có thể thay đổi các đặc tính chữa bệnh do tiếp xúc với độ ẩm và không khí.

– Đối với thuốc siro, hỗn dịch chứa kháng sinh, sau khi mở nắp, sử dụng trong 1 tuần nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, sử dụng trong 10 -14 ngày nếu bảo quản ở tủ lạnh.

– Đối vối thuốc siro, hỗn dịch không chứa kháng sinh, chỉ sử dụng trong 1 tháng sau khi mở nắp.

Lưu ý: 

– Trong khi sử dụng si rô pha, bạn cần thêm một lượng nước được kê đơn trước khi sử dụng. Cần đun nước sôi để nguội trước khi cho vào chai.

– Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo nước không chứa tạp chất để tránh làm nhiễm bẩn si rô. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý rằng không nên lưu trữ lâu hơn 1 tuần sau khi mở.

2. Thuốc viên và viên nang

– Thuốc viên và viên nang nên được bảo quản trong hộp kín, để nơi thoáng mát và tránh ánh sáng. Bạn không nên bảo quản chúng ngoài bao bì ban đầu vì đó là nơi được thiết kế chống ẩm tốt nhất. Ngoài ra, bạn cần tránh dùng tay ướt hoặc bẩn khi sử dụng thuốc viên và viên nang.

– Nhiều người sử dụng hộp thuốc có các ngăn hoặc có in thời gian sử dụng bảo quản thuốc viên và viên nang. Có nhiều mẹo để dùng thuốc đúng giờ nên cần tránh sử dụng những hộp này. Phần lớn các thuốc bảo quản sẽ bị ẩm nếu không có vỏ.

– Các chuyên gia cũng cho biết bạn cần tránh điều này vì các thuốc có thể tương tác với nhau khiến chúng trở nên mất tác dụng.

3. Thuốc nhỏ giọt

– Giống như tất cả các loại thuốc khác, thuốc nhỏ giọt nên được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, tránh xa ánh sáng mặt trời và ở nơi mát, tối. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi sử dụng. Không nên để vòi của những lọ thuốc nhỏ giọt tiếp xúc trực tiếp với mắt, mũi hoặc tai, và bạn nên nhỏ thuốc ở một khoảng cách nhất định. Nếu nó tiếp xúc với da mà bạn không làm sạch điểm tiếp xúc trước khi cho lại vào hộp, phần thuốc còn lại có thể bị nhiễm bẩn.

– Đối với thuốc nhỏ mắt, mũi chúng ta chỉ dùng trong 14 ngày sau khi mở nắp.

4. Insulin

– Nhiều người bảo quản insulin ở nhiệt độ phòng, nhưng cần nhớ rằng cũng như các thuốc tiêm khác, insulin cần được lưu trữ trong tủ lạnh.

– Bảo quản trong tủ lạnh [2 – 8 °C], không để đông lạnh. Khi đang sử dụng, hạn dùng là 6 tuần khi bảo quản dưới 25°C hoặc 5 tuần khi bảo quản dưới 30°C.

5. Thuốc bôi ngoài da

– Đối với các thuốc nước dùng ngoài da như oxy già, thuốc sát trùng [Povidine,…] thì sau khi mở nắp, chỉ sử dụng trong 2 tháng.

– Đối với các thuốc bôi da dạng kem hoặc thuốc mỡ được đóng gói trong hũ, lọ thì sau khi mở nắp, sử dụng trong 3 tháng. Còn nếu được đóng gói trong dạng tuýp thì thời gian sử dụng lâu hơn vì diện tích tiếp xúc của thuốc với môi trường bên ngoài ít hơn dạng lọ, sử dụng trong tối đa 6 tháng.

Tuy nhiên, các thuốc sau khi mở nắp thì đã tiếp xúc với không khí, có thể bị oxy hóa, biến đổi cấu trúc,… và còn tùy thuộc vào cách chúng ta bảo quản nên khó nói chính xác thuốc dùng được bao lâu sau khi mở nắp. Nếu chúng ta quan sát thấy thuốc có mùi lạ, biến đổi màu sắc, hình dạng, trở nên đục, có cặn,… khác với dạng của thuốc lúc ban đầu thì ta nên dừng sử dụng thuốc đó cho dù vẫn còn hạn dùng. Ta chỉ nên dùng thuốc trong đợt điều trị, sau đó bỏ, không nên sử dụng thuốc kéo dài qua nhiều đợt điều trị. Để kiểm soát tốt, sau khi mở nắp, ta nên ghi ngày sử dụng trên vỏ thuốc để theo dõi, bảo quản được tốt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề