Viêm chân răng có mủ uống thuốc gì

Theo các chuyên gia nha khoa, có đến 90% trường hợp mắc bệnh viêm nha chu là thói quen vệ sinh răng miệng cẩu thả, không đúng cách. Khi đó, mảng bám thức ăn vẫn tồn đọng tại các vị trí chân răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công làm tổn thương nướu lợi. Ở giai đoạn đầu, bệnh lý viêm chân răng có thể hồi phục nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách, có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa. Vậy viêm chân răng uống thuốc gì thì hiệu quả?

Điều trị viêm chân răng uống thuốc gì thì hiệu quả?

1. Bệnh viêm chân răng là gì?

Bình thường, nướu lợi khỏe mạnh sẽ có màu hồng nhạt và khá săn chắc. Khi bị bệnh viêm chân răng hay viêm nướu răng thì phần nướu dần chuyển màu sắc do tác động của vi khuẩn gây tổn thương, viêm nhiễm vùng nướu.

Ban đầu, viêm chân răng có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng nên thường bị “bỏ qua” để tự khỏi. Nhưng nếu không chữa trị, nướu lợi sẽ tiếp tục bị tổn thương, dần tiến triển sang các giai đoạn nặng hơn của bệnh lý làm chảy máu chân răng, răng lung lay và thậm chí là tổn thương phần tủy và xương ổ răng. 

2. Các giai đoạn của viêm chân răng

Ở mỗi giai đoạn của bệnh lý viêm chân răng sẽ có những triệu chứng cũng như mức độ ảnh hưởng khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ từng giai đoạn bệnh lý để biết chính xác viêm chân răng uống thuốc gì thì hiệu quả?

  • Giai đoạn đầu: Lợi bị đỏ, sưng phồng và rất dễ chảy máu chân răng nhất là mỗi khi đánh răng. Ở giai đoạn này lợi đã bị tổn thương nhưng vẫn bám chắc vào chân răng, chưa gây ra những tổn thương về xương hay mô nào khác. Bệnh viêm chân răng ở giai đoạn nà có thể chữa trị được khi người bệnh có biện pháp khắc phục đúng cách.
  • Giai đoạn hai: Khi nướu lợi bị viêm và không được chữa trị và chăm sóc răng miệng đúng cách thì sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng hơn. Viêm chân răng có thể xuất hiện dịch mủ, chảy máu chân răng thường xuyên ngay cả khi không đánh răng, kèm theo hiện tượng đau nhức, sưng má và miệng có mùi hôi khó chịu. Tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn, làm tụt lợi và phá hủy xương hàm, răng không được nâng đỡ sẽ dần lỏng lẻo và cuối cùng là gãy rụng.

Xem thêm: Viêm lợi hở chân răng có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào?

Viêm chân răng nặng có nguy cơ làm rụng răng

3. Viêm chân răng uống thuốc gì thì nhanh khỏi?

Đối với bệnh lý viêm chân răng, bác sĩ sẽ cân nhắc mức độ nặng nhẹ của bệnh lý và các biến chứng do viêm chân răng gây ra để chỉ định viêm chân răng uống thuốc gì thì nhanh khỏi. Dưới đây là 3 nhóm thuốc được sử dụng để điều trị viêm chân răng:

  • Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại nhiễm trùng và giảm mảng bám. Các loại thuốc kháng sinh có thể được sử dụng bao gồm Metronidazole, Amoxicillin. Lưu ý rằng thuốc Amoxicillin không thích hợp với những người dị ứng với Penicillin, sử dụng Metronidazole thì không được uống rượu trong 48 giờ điều trị vì nó sẽ phản ứng với nhau khiến bạn mệt mỏi.
  • Thuốc giảm viêm: Nhóm thuốc kháng được được sử dụng khi bị viêm chân răng là Ibuprofen, Acid mefenamic, Diclophenac, Axit meloxicam. Chúng sẽ giúp giảm bớt các triệu chứng sưng đỏ và giảm đau. Loại thuốc Corticosteroid có tính kháng viêm mạnh và chỉ được dùng trong trường hợp viêm chân răng ở giai đoạn nặng.
  • Thuốc dùng bên ngoài: Có thể sử dụng thuốc bôi trực tiếp vào vùng lợi bị viêm để giảm sưng tấy, đau nhức. Các sản phẩm dạng gel như thuốc Metrogyl, hoặc dạng dung dịch để súc miệng như Chlorhexidine 0,25% hoặc dạng sợi như Tetracyline để đưa vào túi quanh răng.

Nhóm thuốc kháng sinh giúp giảm đau, giảm sưng tấy do viêm chân răng

3. Phương pháp điều trị viêm chân răng triệt để

Viêm chân răng uống thuốc gì sẽ có hiệu quả ở một số trường hợp nhất định, nếu viêm chân răng ở giai đoạn nặng thì các loại thuốc trên thì có tác dụng hỗ trợ chứ không mang lại hiệu quả điều trị. Lúc này, tốt nhất là bạn nên áp dụng các biện pháp nha khoa theo khuyến cáo của bác sĩ.

Viêm nhiễm vùng nướu chính là do mảng bám và vi khuẩn tại vị trí này gây nên, do đó phương án điều trị cơ bản và quan trọng nhất đó chính là lấy cao răng. Kỹ thuật này giúp bạn loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn và mảng bám gây viêm nhiễm trong khoang miệng. Sau đó có thể sẽ phải tiến hành điều trị các biến chứng do viêm chân răng gây ra để khôi phục sức khỏe răng miệng cho người bệnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng hướng dẫn cho bạn cách chăm sóc răng miệng khoa học với việc vệ sinh răng miệng đúng cách và một chế độ ăn uống tốt. Nhờ đó mà sau điều trị bạn sẽ nhanh chóng lấy lại hàm răng khỏe đẹp, giúp ngăn ngừa bệnh lý viêm chân răng tái phát.

Xem thêm: Những biến chứng viêm lợi nguy hiểm không thể ngờ tới

                      Nguyên nhân, cách nhận biết và phòng ngừa viêm lợi

Lấy cao răng – điều trị triệt để bệnh lý viêm chân răng

Trên đây là lời giải đáp của Nha khoa Trẻ về vấn đề viêm chân răng uống thuốc gì thì hiệu quả, hy vọng các bạn đã nắm rõ các kiến thức quan trọng để chăm sóc răng miệng tốt nhất cho mình. Để được tư vấn chi tiết hơn nữa về bệnh lý viêm chân răng cũng như các phương pháp điều trị nha khoa thì đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ Nha khoa Trẻ theo số hotline 0901.334.334 hoặc Inbox Fanpage: Nhakhoatrehanoi.

Bệnh viêm chân răng là giai đoạn đầu của tất cả các bệnh răng miệng nguy hiểm nhất . Bệnh có thể dễ dàng điều trị nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu tiến triển đến giai đoạn viêm nha chu thì những hậu quả rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có cách phòng ngừa và điều trị bệnh sớm nhất!

I – Những điều bạn nên biết khi bị viêm chân răng

1. Bệnh viêm chân răng là gì? Hình ảnh viêm chân răng

Viêm chân răng hay viêm nướu răng là loại bệnh nha chu không phá hủy nhưng bị viêm lợi viêm chân răng không được điều trị có thể gây ra tình trạng viêm nha chu cực nguy hiểm.

Đây là một dạng tích tụ mảng bám phổ biến gây kích ứng phần nướu quanh chân răng khiến hàm răng có nguy cơ bị phá hủy dần dần.

Bạn có thể hiểu kỹ hơn tình trạng viêm chân răng qua những hình ảnh dưới đây:

Viêm chân răng hàm dưới giai đoạn đầu bạn sẽ thấy nướu sưng đỏ, ê buốt khi ăn và khó chịu khi giao tiếp.

Viêm chân răng có mủ là hiện tượng nướu bị sưng lên thành cục lớn, có xuất hiện mủ trắng/vàng hoặc không. Hiện tượng này sẽ khiến bạn ê nhức dữ dội hơn, ấn vào có thể chảy mủ.

Chân răng bị viêm có thể do viêm chân răng sứ, sâu răng do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Đặc biệt, bạn sẽ thấy nhiều mảng bám tích tụ tại vị trí chân răng.

Bệnh viêm chân răng ở trẻ em, đặc biệt là bé 2 tuổi bị viêm chân răng là do giai đoạn đầu mới mọc răng cha mẹ còn chưa quan tâm đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này.

2. Vì sao bị viêm chân răng sưng lợi?

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm chân răng cửa hay răng hàm là vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám hình thành trên răng, sau đó biến thành cao răng – nơi tập trung vi khuẩn gây viêm các mô nướu xung quanh.

Dưới đây là một số nguyên nhân trực tiếp gây bệnh viêm chân răng:

  • Thói quen chăm sóc răng miệng kém
  • Hút thuốc lá
  • Người cao tuổi sức đề kháng của răng miệng kém
  • Bệnh khô miệng
  • Viêm lợi viêm chân răng ở trẻ em do dinh dưỡng kém, bao gồm thiếu vitamin C
  • Viêm chân răng bọc sứ bị hở gây kích ứng nướu, đen viền nướu.
  • Các điều kiện làm giảm khả năng miễn dịch như bệnh bạch cầu, HIV / AIDS hoặc điều trị ung thư
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn như phenytoin [Dilantin, Phenytek] trong điều trị động kinh và một số thuốc chẹn kênh canxi, được sử dụng cho đau thắt ngực, huyết áp cao và một số bệnh khác.
  • Thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như những thay đổi liên quan đến mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng thuốc tránh thai
  • Do di truyền học
  • Điều kiện y tế như nhiễm virus và nấm.
  • …………

3. Dấu hiệu viêm chân răng là gì?

Viêm chân răng nhẹ giai đoạn đầu chỉ là những dấu hiệu nhỏ khiến bệnh nhân rất dễ chủ quan như: ê buốt răng, ngứa rát nướu,…

Bệnh viêm chân răng có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường.

Các dấu hiệu của viêm chân răng phát triển giai đoạn sau có thể bao gồm:

  • Nướu đỏ đậm hoặc tím
  • Nướu răng có thể đau khi chạm vào
  • Viêm chân răng chảy máu
  • Khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Hay hôi miệng
  • Sưng lợi viêm chân răng. Khi các mô mạch máu bị căng phồng, có thể khiến viêm chân răng sưng mặt.
  • Bị viêm chân răng có mủ trắng hoặc vàng nhạt thành cục, có thể vỡ và chảy mủ.
  • Viêm chân răng nổi hạch do sưng và đau
  • Viêm chân răng khôn do răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, sâu răng, viêm nhiễm.

4. Bệnh viêm chân răng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm chân răng hàm hay răng cửa ở giai đoạn đầu không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể tiến triển nặng hơn thành viêm nha chu.

Lúc này viêm lợi viêm chân răng có nguy hiểm không sẽ trở thành mối đe dọa cho bạn:

Hậu quả của viêm chân răng có thể khiến răng rụng sớm.

  • Viêm chân răng lâu dần khiến răng lung lay, có thể gây mất răng
  • Vi khuẩn gây viêm nướu răng có thể di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Bệnh viêm chân răng ở trẻ em có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn.
  • Tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp.
  • Nhiễm trùng lợi, áp xe lợi hoặc xương hàm, nặng hơn là nhiễm trùng máu gây tử vong.
  • Viêm loét lợi, viêm chân răng sưng hạch.
  • Phụ nữ mang thai bị viêm chân răng có thể dẫn đến sinh non và con nhẹ cân.
  • Mắc bệnh Alzheimer và suy giảm trí nhớ.

5. Bị viêm chân răng kiêng ăn gì và nên ăn gì?

➤ Bị viêm chân răng nên ăn gì?

Một tin vui cho bạn là bệnh viêm chân răng chỉ là giai đoạn nhẹ nên có thể dễ dàng chữa bằng những loại thực phẩm tốt cho răng miệng và kiêng khem phù hợp.

Để chữa viêm chân răng ở trẻ em hay người lớn bạn nên nắm chắc những lưu ý viêm chân răng nên ăn gì và kiêng ăn gì dưới đây giúp ngăn ngừa bệnh phát triển ngay hôm nay.

  • Các loại hạt chứa nhiều omega 3 [hạt vừng, hạt điều, hạt hạnh nhân, óc chó,…] có tác dụng chống viêm và rất tốt cho sức khỏe răng miệng.
  • Cá hồi hoặc các loại cá biển: Các loại cá hồi hay cá thu, cá trích là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể cũng như răng miệng bởi chứa rất nhiều omega-3. Do hàm lượng dầu của chúng, chúng có tác dụng chống viêm quanh răng rất tốt.
  • Thực phẩm giàu chất đạm, collagen [thịt bò, thịt gà, nước xương,…]
  • Các loại nấm có chứa thành phần lentinan có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm quanh răng.
  • Các loại hoa quả màu đỏ, xanh đậm chứa nhiều vitamin B1, vitamin A, magie, sắt, canxi, vitamin C như: bông cải xanh, ớt chuông đỏ và xanh, cam tươi, ổi, khoai lang…
  • Trà xanh chứa nhiều catechin. Đó là một thành phần chống lại bệnh viêm chân răng hàm cực tốt.
  • Thực phẩm chứa Probiotic bao gồm dưa cải bắp và kim chi, sữa chua lên men,… Probiotic hỗ trợ các vi khuẩn tốt trong miệng của bạn và giảm viêm nướu và tích tụ mảng bám. Thực phẩm lên men cũng được cho là để ngăn chặn sự phát triển của các mầm bệnh đường miệng.

Bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin A, B, C rất tốt cho sức khỏe răng miệng.

➤ Bị viêm chân răng kiêng ăn gì?

Các lưu ý viêm chân răng kiêng ăn gì dưới đây sẽ có tác dụng giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị của bệnh gấp nhiều lần.

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột bởi rất dễ hình thành mảng bám và khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
  • Tránh xa các loại thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ để không làm kích ứng vị trí viêm chân răng sưng hạch.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như nước soda, bánh, kẹo,…
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm khô miệng, các chất kích thích: thuốc lá, rượu, bia, xì gà,…

II – Viêm chân răng uống thuốc gì? Thuốc điều trị viêm chân răng

Khi bạn bị viêm chân răng nhẹ, đánh răng bằng kem đánh răng có fluor sẽ làm chậm tiến triển bệnh và có thể giúp giải quyết vấn đề.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy đánh răng bằng kem đánh răng chứa fluor, sau đó rửa bằng chlorhexidine sẽ có tác dụng tốt hơn so với việc chỉ đánh răng và dùng chỉ nha khoa.

Bên cạnh đó, nếu bạn thắc mắc bị viêm chân răng nên uống thuốc gì nhanh khỏi thì có thể tham khảo một số loại thuốc điều trị viêm chân răng như sau:

Viêm chân răng có thể dễ dàng điều trị bằng thuốc.

  • Thuốc kháng sinh: [beta-lactam, macrolid, amocyline, tetraciline…] giúp tiêu diệt vi khuẩn.
  • Thuốc chống viêm không steroid [ibuprofen, acid mefenamic, diclophenac, meloxicam…] có tác dụng giảm sưng viêm do viêm chân răng.
  • Thuốc xylocaine có tác dụng gây tê, giảm đau tại chỗtại chỗ để giảm đau.
  • Nước súc miệng với dung dịch hydro peroxide 3% cũng có thể có ích làm tiêu diệt vi khuẩn và ngừa viêm nhiễm.
  • Thuốc viêm chân răng của nhật Igygate DC- PG có tác dụng ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng, viêm quanh răng, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, loại bỏ mảng bám quanh răng.
  • Các loại thuốc bôi viêm nướu, nhiệt miệng cực hiệu quả như: Oracortia, Kamistad chấm dứt cơn đau nhức, sưng đỏ chỉ sau 2 ngày sử dụng.
  • Thuốc giảm viêm chân răng: Nhóm thuốc kháng sinh được dùng phổ biến khi bị viêm chân răng có thể kể đến như: Acid mefenamic, Ibuprofen, Axit meloxicam, Diclophenac. Các loại thuốc này giúp làm giảm các triệu chứng sưng đỏ và giảm đau. Thuốc có chứa Corticosteroid tính kháng viêm mạnh và chỉ được sư dụng nếu viêm chân răng ở mức độ nặng.

Viêm chân răng uống thuốc gì trong số các thuốc kể trên đều có tác dụng hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn điều trị viêm chân răng có mủ tại nhà theo cách này thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước về liều lượng, cách sử dụng và những tác dụng phụ để đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng.

III – Bị viêm chân răng phải làm sao?

1. Cách chữa viêm chân răng có mủ tại nhà nhanh chóng, tiết kiệm

  • Cách chữa viêm chân răng bằng lá lốt

Có thể bạn chưa biết lá lốt là cách chữa viêm chân răng dân gian rất hiệu quả được ông cha ta truyền lại. Trong loại thuốc này có thành phần benzylacetat có tính gây tê, làm giảm đau nhức nhanh, đồng thời có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng cực tốt không thua kém các loại thuốc tây y.

Cách chữa viêm chân răng có mủ bằng lá lốt mang lại hiệu quả bất ngờ.

Tthực hiện chữa viêm chân răng bằng lá lốt như sau:

– Dùng 20 lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước.

– Giã nát lá lốt, thêm một chút muối trắng làm tăng công dụng diệt khuẩn của bài thuốc.

– Thêm khoảng 200 ml nước sạch vào và khuấy đều để các tinh chất thôi ra nước.

– Dùng nước này súc miệng mỗi sáng đảm bảo bạn sẽ đẩy lùi cơn ê nhức và chứng hôi miệng chỉ sau 3 ngày.

– Cuối cùng, nhớ đánh răng lại bằng kem đánh răng nhé!

  • Cách chữa viêm chân răng bằng thuốc nam với nước súc miệng nha đam

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy nha đam có hiệu quả cao hơn so với với hoạt chất của nước súc miệng truyền thống trong điều trị các triệu chứng viêm chân răng sưng lợi.

Tinh chất có trong nước lô hội có tác dụng làm tiêu sưng, giảm viêm và kháng khuẩn tốt phù hợp đối với điều trị các bệnh răng miệng.

Chữa viêm chân răng có mủ tại nhà bằng nha đam [lô hội].

Cách thức sử dụng như sau:

– Sử dụng khoảng 15 lá lô hội rửa sạch, để ráo nước.

– Lá lô hội nạo bỏ vỏ, cắt cùi thành từng khúc rồi cho vào máy say sinh tố say nhuyễn.

– Đổ lô hội ra một miếng vải sạch rồi bóp lấy dung dịch nguyên chất.

– Dùng trực tiếp nước lô hội nguyên chất để súc miệng. Mọi người nên ngậm nó trong miệng và nhổ ra sau đó lặp lại tối đa ba lần mỗi ngày.

Cách chữa viêm chân răng hôi miệng này đặc biệt an toàn nên có thể áp dụng với cả trẻ em và phụ nữ mang thai.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

  • Cách chữa viêm chân răng dân gian từ dầu dừa

Một nghiên cứu trên Tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng và Chẩn đoán cho biết: “Việc sử dụng dầu dừa để vệ sinh răng miệng mỗi lần trong khoảng 7 ngày có tác dụng giảm mảng bám rõ rệt và điều trị viêm chân răng có mủ triệt để. Dầu dừa có công dụng tuyệt vời để làm chắc răng, làm sạch mảng bám, hôi miệng và đẩy lùi vi khuẩn.”

Cách điều trị viêm chân răng có mủ tại nhà hiệu quả với dầu dừa.

Thực hiện:

– Dầu dừa dạng lỏng dùng để súc miệng như các loại nước súc miệng thông thường mỗi tối trước khi đi ngủ khoảng 10 phút. Súc nhẹ nhàng để dầu dừa rửa trôi các mảng bám gây mùi và vi khuẩn.

– Đánh răng lại bằng kem đánh răng chứa flour để phát huy công dụng tốt nhất.

– Trước khi đi ngủ, bạn dùng tay sạch thoa dầu dừa trực tiếp vào chân răng bị viêm. Sử dụng cách điều trị viêm chân răng tại nhà này bạn có thể yên tâm ngủ đến sáng hôm sau, cảm giác ê nhức sẽ giảm đi nhanh chóng.

2. Viêm chân răng làm sao hết hoàn toàn?

Hầu hết các cách chữa viêm chân răng tại nhà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh mà không điều trị được tận gốc bệnh.

Nếu bạn đã áp dụng gợi ý viêm chân răng uống thuốc gì và những phương pháp trị viêm chân răng dân gian mà không hiệu quả, hãy đến các trung tâm nha khoa gần nhất để được điều trị đúng cách.

Vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp. Làm sạch chuyên nghiệp tại nha khoa sẽ bao gồm loại bỏ tất cả các dấu vết của mảng bám, cao răng và các sản phẩm vi khuẩn. Việc làm này có tác dụng làm mịn bề mặt răng và nướu, không khuyến khích tích tụ cao răng và vi khuẩn, và cho phép chữa bệnh đúng cách.

Phục hồi răng [nếu cần]. Răng mọc lệch hoặc viêm chân răng sứ, cầu răng hoặc phục hình răng khác có thể gây kích ứng nướu thì bạn cần phải được điều chỉnh lại bởi đây chính là nguyên nhân gây viêm chân răng sưng lợi.

Chăm sóc liên tục. Viêm nướu thường sạch sau khi làm sạch chuyên nghiệp kỹ lưỡng – miễn là bạn tiếp tục vệ sinh răng miệng tốt tại nhà. Nha sĩ của bạn sẽ giúp bạn lên kế hoạch chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà hiệu quả và một lịch trình kiểm tra và làm sạch chuyên nghiệp thường xuyên.

Nếu viêm chân răng số 8 thì cần điều trị triệt để trước khi nhổ răng.

Đây là phương pháp có thể chữa viêm chân răng ở trẻ em và người lớn đều được. Nếu làm đúng những bước này thì bạn sẽ thấy nướu hồng hào trở lại, răng hết ê buốt và hôi miệng chỉ sau 1 tuần. Tuy nhiên, nếu viêm chân răng đã phát triển nặng mới đến thăm khám thì các bác sĩ sẽ xem xét đến các phác đồ điều trị chuyên sâu hơn.

3. Bà bầu bị viêm chân răng phải làm sao?

Bị viêm chân răng khi mang thai là biểu hiện thường gặp do thay đổi nội tiết tố và hooc môn khiến các bà bầu vô cùng lo lắng.

Tuy nhiên, việc sử dụng viêm chân răng có mủ uống thuốc gì cần đặc biệt cẩn trọng bởi giai đoạn này người mẹ nên hạn chế đến các loại thuốc kháng sinh, giảm viêm bởi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Vậy bà bầu bị viêm chân răng chữa như thế nào? Rất may viêm chân răng chỉ là giai đoạn nhẹ nên bạn có thể dễ dàng điều trị bằng những cách sau:

Có ít nhất một lần kiểm tra miệng với nha sĩ của bạn trong khi mang thai.

Sử dụng nước muối ấm hàng ngày để súc miệng mỗi sáng.

Đánh răng hai lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi nôn mửa vì ốm nghén.

Thực hành dinh dưỡng tốt. Đặc biệt chú trọng đến gợi ý viêm chân răng nên ăn gì và kiêng ăn gì.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

Nếu cần thực hiện phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là khi thai nhi đã ổn định hơn và sức khỏe tốt nhất [trong khoảng tháng thứ 4 – tháng thứ 6].

Nướu của bạn thường trở lại bình thường sau khi sinh em bé. Hiện tượng viêm chân răng sưng mặt, chảy máu và ê buốt cũng sẽ giảm. Liên hệ với nha sĩ của bạn nếu bị sưng và kích thích xấu đi trong khi mang thai hoặc tiếp tục sau khi sinh.

Video liên quan

Chủ Đề