Vì sao uống nước đá bị viêm họng

Uống đồ lạnh: Coi chừng viêm họng cấp tính

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến không ít người đam mê nước đá lạnh, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh hay ngồi trong phòng điều hòa lạnh. Tuy nhiên, nếu để bị lạnh đột ngột rất dễ dẫn đến viêm họng đỏ cấp tính, một loại bệnh chiếm tới 90% số trường hợp trong các loại bệnh viêm họng.

Lạnh đột ngột và virut là thủ phạm gây viêm họng đỏ cấp tính

Nguyên nhân thường gặp nhất là lạnh đột ngột và có vai trò tham gia tích cực của vi sinh vật, nhất là các loại virut. Virut thường chiếm tỷ lệ khá cao [khoảng từ 60 – 80%] trong đó cần lưu ý các virut cúm và á cúm, virut đường ruột [Coxsackie]. Vi khuẩn chiếm tỷ lệ thấp hơn [khoảng 40%] trong đó gặp nhiều nhất là các loại vi khuẩn gây bệnh cơ hội [vi khuẩn gây bệnh cơ hội là vi khuẩn bình thường có thể có ở một số người lành, chúng không bệnh, sống ký sinh trên cơ thể người nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh], ví dụ như xoắn khuẩn Vencent, H. influenzae, S.pneumoniae, M.catarrhalis, liên cầu… Trong cơ chế gây bệnh, người ta thấy xuất phát điểm là do virut sau đó bị bội nhiễm vi khuẩn [có thể một loại vi khuẩn nhưng cũng có thể là các vi khuẩn phối hợp].

Viêm họng đỏ cấp tính xảy ra trong trường hợp nào?

Bệnh viêm họng đỏ cấp tính thường xảy ra đột ngột sau lạnh như tắm nước lạnh, tắm nơi không kín gió, có gió lùa, tắm xong không lau khô người mà mặc áo quần ngay. Bệnh cũng có thể xảy ra đột ngột khi đang ở ngoài phòng nóng vào ngồi ngay trước máy lạnh hoặc gặp thời tiết chuyển mùa đột ngột… Triệu chứng đầu tiên là sốt cao kèm theo rét run, có khi đắp chăn dày vẫn không hết rét; Đau, rát họng. Đau họng như nuốt đau, uống nước, ăn cơm, thức ăn cũng bị đau. Một số người bệnh ngoài các triệu chứng trên còn thấy đau đầu và nhức mỏi các cơ, khớp. Người bệnh có thể có ho, lúc đầu là ho khan, sau một thời gian vài ba giờ là ho có đờm. Đờm có thể là đờm đặc hoặc đờm lỏng. Có một số trường hợp khi khạc đờm có thể thấy một ít máu đỏ kèm theo làm cho người bệnh rất lo lắng. Nhiều trường hợp người bệnh thấy ngứa họng rất khó chịu; Có thể chảy nước mũi loãng hay nước mũi đặc. Đối với trẻ nhỏ, nếu bị viêm họng đỏ trên một cơ thể có viêm VA mạn tính mà do trực khuẩn mủ xanh gây nên thì có thể thấy nước mũi có màu xanh mà người ta thường gọi là “thò lò mũi xanh”. Khám thực thể thấy họng đỏ, 2 amiđan sưng to, có nhiều hốc trong đó có mủ hoặc không. Niêm mạc họng, trụ trước, trụ sau đều đỏ và có nhiều tia máu. Nếu là đợt cấp của viêm họng mạn tính thì hơi thở thường hôi, nhất là trong trường hợp có kèm theo viêm mũi, xoang  mạn tính. Sờ nắn kiểm tra hạch góc hàm 2 bên có thể thấy hạch sưng to và đau. Nếu có điều kiện, lấy chất nhày họng, đặc biệt là lấy mủ trong các hốc của amiđan bị viêm làm xét nghiệm vi sinh sẽ thấy rất nhiều tế bào bạch cầu, có nhiều loại vi khuẩn khác nhau, nhưng đặc biệt lưu ý là nếu thấy sự có mặt của vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu hoặc trực khuẩn mủ xanh thì nên tiến hành cho nuôi cấy, phân lập vi khuẩn và làm thử nghiệm kháng sinh đồ. Khi nuôi cấy thấy xác định là liên cầu nhóm A [S. pyogens] thì cần xác định kháng thể kháng liên cầu nhóm A trong máu bằng phản ứng ASLO [antisteptolisin 0] bởi vì đây là vi khuẩn có khả năng gây nên bệnh thấp tim tiến triển, đặc biệt là ở trẻ. Nếu chỉ số của phản ứng này vượt quá mức cho phép thì cần được tiêm phòng thấp [nếu là trẻ em] để đề phòng bệnh thấp tim. Đồng thời các bác sĩ lâm sàng cũng sẽ dựa vào kết quả kháng sinh đồ để tham khảo chọn kháng sinh cho phù hợp nhằm tiêu diệt mầm bệnh triệt để.

“Chìa khóa” phòng ngừa viêm họng đỏ cấp tính

Cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em. Nên tắm bằng nước ấm, nhất là những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Sau tắm không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hoà lạnh [bất kể là mùa lạnh hay mùa nóng]. Khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc để điều trị vì làm như vậy không những bệnh không khỏi mà còn làm cho bệnh trầm trọng thêm, nhất  là trẻ em bị viêm họng bởi vi khuẩn liên cầu nhóm A. Khi trẻ bị viêm họng và xác định hoặc nghi ngờ bị bệnh do liên cầu nhóm A [test nhanh phản ứng ASLO thấy dương tính] cần cho trẻ được khám bệnh ở chuyên khoa nhi để được điều trị và tư vấn tiêm phòng thấp đúng theo quy định nhằm ngăn ngừa bệnh thấp tim xảy ra.

PGS.BS. Bùi Khắc Hậu [Đại học Y Hà Nội] – skđs

Viêm họng uống nước đá, nước lạnh được không? Đa số mọi người đều có suy nghĩ rằng khi gặp phải tình trạng này tuyệt đối không nên uống nước đá bởi chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Thực tế có phải là như thế. Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho vấn đề này qua bài viết sau.

Viêm họng uống nước đá được không?

Tình trạng này là do vùng hầu và niêm mạc bị viêm nhiễm nặng. Dấu hiệu điển hình của bệnh là xuất hiện những cơn đau rát ở vùng cổ họng, nhất là khi bạn nuốt cơm. Với những trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian. Với trường hợp nặng, bệnh sẽ tiến triển thành căn bệnh viêm amidan.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:

  • Môi trường bị ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.
  • Do sự hoạt động và tấn công của các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Đặc biệt nhất là khi hệ thống miễn dịch và sức đề kháng con người bị yếu đi do chịu tác động bởi sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
  • Do bị lây virus, vi khuẩn từ người bệnh thông qua con đường ăn uống và nói chuyện, giao tiếp hàng ngày.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, 95 % gây bệnh là do vi khuẩn và 5% là do virus. Vậy viêm họng uống nước đá được không? Nếu chẳng may bạn bị bệnh thì có thể trong nước đá bạn uống có chứa nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh. Hoặc có thể khi bạn uống đá lạnh, lớp niêm mạc bị tổn thương và khiến cho họng bị đau rát, sưng tấy. Vậy câu trả lời cho vấn đề này là thế nào?

Khi viêm họng uống nước đá sẽ khiến cho cơ thể gặp phải sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, chắc chắn cơ thể của bạn sẽ phải gánh chịu những tác động không nhỏ. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các virus, vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong. Một số virus thường gặp đó là virus gây bệnh lý về đường ruột, virus gây nên bệnh cảm cúm…

Không những vậy, khi uống nước đá có thể sẽ tăng nguy cơ mắc phải bệnh lý cấp tính. Lúc này, người bệnh sẽ bị sưng amidan, hơi thở có mùi và cơ thể uể oải, mệt mỏi. Nếu để lâu, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn và rất khó để điều trị.

Viêm họng có nên uống nước lạnh không?

Như phần thông tin phía trên, việc uống nước đá, nước lạnh khi đang bị đau họng hoàn toàn không tốt. Thói quen uống nước lạnh khi cổ họng yếu sẽ khiến cho các cơn đau họng và ho dai dẳng trở nên trầm trọng hơn. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi bạn uống nước lạnh phải kể đến như:

Khả năng hoạt động của các tuyến tiết dịch bị suy giảm

Uống nước lạnh làm giảm sự tiết dịch ở cơ thể. Nếu bạn luôn duy trì thói quen này, vùng cổ họng sẽ trở nên bị khô và bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.

Dễ bị mắc chứng niêm mạc hệ hô hấp

Người bệnh viêm họng không nên uống nước lạnh vì nguy cơ người bệnh bị niêm mạc hệ hô hấp là rất cao nếu như họ luôn có thói quen uống nước lạnh trong suốt khoảng thời gian họng đang đau. Nguyên nhân là do sự hoạt động mạnh mẽ của một số loại vi khuẩn có trong nước đá làm xâm nhập vào trong mô họng bị tổn thương. Lúc này, vòm họng sẽ bị tê rát và đau nhức nhiều hơn.

Dễ bị kích thích

Cổ họng bị viêm nếu gặp phải nước lạnh thì càng trở nên kích thích. Lúc này, hệ miễn dịch và sức đề kháng bị suy yếu một cách rõ rệt. Lúc này, bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu hơn là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

Uống nước lạnh làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn

Trong trường hợp bạn không hoàn toàn chắc chắn về sự an toàn của nguồn nước, việc uống nước lạnh sẽ khiến cho vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, vùng cổ họng sẽ trở nên đau nhức và trở nên trầm trọng hơn.

Xem thêm: Đau Họng Viêm Họng Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Uống Gì?

Cứ uống nước đá là viêm họng phải làm sao?

Tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng chấm dứt nếu như bạn kịp thời điều trị và ngăn chặn ngay từ khi bệnh bắt đầu có những biểu hiện. Để hạn chế các cơn đau rát do bệnh gây ra, bạn nên thực hiện theo những cách sau:

  • Duy trì việc sát khuẩn cổ họng mỗi ngày bằng dung dịch nước muối. Đây là cách làm vừa hiệu quả lại rất đơn giản. Nước muối không chỉ hỗ trợ tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây hại trong vùng cổ họng mà còn giảm thiểu các cơn đau do bệnh gây ra.
  •  Đánh răng thường xuyên, giữ cho bề mặt bàn chải luôn được sạch sẽ để các loại virus, vi khuẩn không có điều kiện hoạt động.
  • Thực hiện việc ăn chín, uống sôi để loại bỏ đi môi trường tồn tại của các loại vi khuẩn gây bệnh, đau họng.
  • Bị viêm họng không nên uống nước đá thay vào đó người bệnh có thể tăng cường bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không làm việc, học tập trong môi trường bị ô nhiễm không khí. Thay vào đó, bạn nên tạo dựng cho mình một không gian sống thoải mái và lành mạnh.
  • Tránh xa khói thuốc lá độc hại.
  • Không nên dùng nhiều rượu bia, đồ uống có cồn bởi sẽ khiến cho cổ họng bị tổn thương nhiều hơn.
  • Cần giữ ấm cổ họng mỗi khi trời trở lạnh, viêm họng không nên uống nước lạnh để tránh tình trạng bệnh trở nặng.
  • Nên ăn thức dễ tiêu hóa, không quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay.
  • Mỗi khi ra đường, bạn nên đeo khẩu trang để không hít phải khói bụi và vi khuẩn.
  • Bạn có thể dùng gừng, trà hoa cúc hoặc trà ấm có pha thêm một chút mật ong để làm dịu vùng cổ họng khi viêm.
  • Nếu tình trạng bệnh trở nên trầm trọng, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế để các bác sĩ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.
  • Không được tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là nhóm thuốc kháng sinh.

Như vậy, khi bị viêm họng, cách tốt nhất là bạn không nên uống nước đá. Điều này không những không hề có lợi cho người bệnh mà còn càng làm tăng mức độ trầm trọng của những cơn đau. Nếu còn bất cứ vấn đề nào còn thắc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Nguyễn Bá Vưỡng 23 Tháng Chín, 2020

Video liên quan

Chủ Đề