Môi trường startup là gì

“Start up" đã không còn là một khái niệm xa lạ trong môi trường kinh doanh hiện nay. start up, hay khởi nghiệp theo tiếng Việt, là từ để chỉ chung các công ty đang trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động, với những đặc trưng dễ thấy như: Lĩnh vực kinh doanh mới mẻ, liên quan nhiều tới sáng tạo hay công nghệ, mô hình nhỏ gọn, văn hóa trẻ trung sôi động với mức tăng trưởng cao. Chính vì vậy, đây là dạng doanh nghiệp có sức thu hút mãnh liệt với các bạn trẻ.

Làm việc tại start up khó hay dễ? Câu hỏi này thực ra rất khó trả lời. Dù có một môi trường rất năng động, nhưng phải khẳng định rằng không phải ai cũng có thể tìm thấy thành công tại start up. Giờ đây, phần lớn mọi người đều nhận ra rằng, làm việc tại các start up cũng phải đánh đổi rất nhiều, và không phải lúc nào kết quả thu về cũng như ý muốn. Vậy làm thế nào để nhận biết bản thân có phù hợp với môi trường khởi nghiệp hay không? Theo kinh nghiệm của Trưởng phòng Nhân sự CareerLink, bạn sẽ dễ dàng hòa nhập và phát triển bản thân tại môi trường start up nếu như có những tố chất sau đây.

Tham khảo các việc làm hấp dẫn tại //www.careerlink.vn/

Bạn không ngại mạo hiểm và rủi ro

Chắc hẳn bạn còn nhớ câu chuyện ra đi chóng vánh của Uber tại Việt Nam đã để lại hụt hẫng thế nào cho toàn bộ nhân viên sở tại. Trong giới khởi nghiệp, những biến cố như vậy là hoàn toàn bình thường. Làm việc tại start up, bạn cần một cái đầu lạnh và một trái tim nóng, khi không ngại chấp nhận những rủi ro ập tới bất cứ lúc nào.

Nhà đầu tư rút vốn, khách hàng quay lưng, khủng hoảng truyền thông, vướng mắc pháp lý… là những nguy cơ có thể đẩy cả công ty vào đường cùng và khiến bạn thất nghiệp trong nháy mắt! Nếu ưa thích sự ổn định, an toàn và ít biến động, “môn thể thao mạo hiểm" mang tên start up không dành cho bạn.

Bạn có khả năng làm việc đa nhiệm

Với những đặc trưng như quy mô nhỏ, nguồn lực giới hạn, đội ngũ nhân sự không ổn định, khả năng lớn là bạn sẽ phải kiêm nhiệm rất nhiều tác vụ khi làm việc tại start up. Marketer biết thiết kế, nhân sự kiêm PR nội bộ và tổ chức sự kiện, kế toán kiêm admin…

Giới hạn nhiệm vụ của các vị trí nhân sự, thậm chí các phòng ban là rất mỏng manh tại các công ty start up. Nếu không sẵn sàng cho điều này, bạn cần suy nghĩ lại. Trái lại, nếu bạn có khả năng làm việc đa nhiệm và tinh thần xông pha hết mình vì đồng đội, tố chất này sẽ được đánh giá cực kỳ cao tại các start up.

Bạn thích sự phá cách

“Quy tắc" dường như là một khái niệm xa lạ tại môi trường các công ty start up. Đồng phục công ty, chấm vân tay theo giờ, hay họp giao ban mỗi sáng đầu tuần,... tất cả đều hiếm khi tồn tại nơi mảnh đất khởi nghiệp. Bạn sẽ cảm thấy cực kỳ thoải mái và nhiều động lực tại môi trường nếu là một người ghét sự gò bó, kỷ luật và ưa thích sự phá cách.

Trái lại, nếu bạn là người cầu toàn, luôn tuân theo kỷ luật cá nhân và tự đưa ra quy tắc cho bản thân, dấn thân vào start up sẽ khiến bạn luôn rối bời vì cảm thấy xung quanh mình là một mớ hỗn độn. Đây là lý do khiến môi trường start up luôn có vẻ cực kỳ thích hợp với người này, nhưng lại là “thảm hoạ" với một người khác.

Bạn chủ động trong công việc

Một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ nhân viên nghỉ việc tại các start up luôn ở mức cao, đó là do thiếu đi sự “cầm tay chỉ việc" từ các người lãnh đạo như tại các công ty truyền thống. Một nhân viên khởi nghiệp thường luôn phải tự tìm kiếm và lên kế hoạch làm việc cho mình, tự hành động và theo dõi, đánh giá kết quả trong sự phối hợp với các nhân viên khác. Đây là một kỹ năng không phải ai cũng có được. Tuy nhiên, nếu bạn thành thạo kỹ năng này, bạn sẽ có lợi thế rất lớn để tiến xa tại các start up và thậm chí ở bất kỳ môi trường nào.

Bạn thích thử thách bản thân

Một lần nữa, chúng ta lại có thể so sánh start up với một môn thể thao mạo hiểm. Đây là môi trường dành cho những cá nhân không ngại khó, luôn muốn thử thách và vượt qua giới hạn bản thân, khi những deadline không tưởng, những KPI xa vời, những nhiệm vụ bất khả thi đều đến liên tục.

“Môn thể thao" này dành cho những người không chịu nằm trong vùng an toàn và luôn muốn vươn tới những đỉnh cao mới. Trái lại, nếu bạn thiên về phong cách sống “biết đủ", luôn cần đến sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, bạn sẽ hạnh phúc hơn ở một môi trường khác mà không phải là start up.

Những dấu hiệu trên sẽ giúp bạn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi bước chân vào một công ty khởi nghiệp. Nhưng trên hết, có những yếu tố mà nếu bạn có nó, bạn sẽ có cơ hội để thành công dù ở bất cứ đâu, đó là niềm đam mê, tinh thần nỗ lực, lạc quan và sự kiên trì. Hãy rèn luyện cho mình những tố chất này để có một sự nghiệp thăng hoa, bạn nhé!

Start-up nay đã không còn là một “trào lưu” như trước nữa, mà hiện nay nó đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của giới trẻ. Họ khao khát trở thành “ông chủ” của chính mình, khao khát tự xây dựng cho tương lai thay vì “chờ đến lượt” khi làm việc trong môi trường công sở.

Nhưng, tất nhiên không phải ai cũng có khả năng hay đủ sức để trở thành “ông chủ” cho một doanh nghiệp nào đó. Việc để hình thành nên một công ty và đi vào hoạt động và thành công được cần rất nhiều yếu tố quyết định, vậy nên rất nhiều bạn trẻ có tài đã lựa chọn làm việc cho các công ty Start-up thay vì “dấng thân” vào những công ty lâu năm hay các tập đoàn lớn.

Lý do nên làm việc ở các công ty khởi nghiệp, công ty Start-up là gì? Tại sao xu hướng hiện nay các bạn trẻ lại chấp nhận mức lương chưa được cao, và tình hình công ty chưa mấy “được gọi” là chắc chắn và khó khăn trong công việc còn nhiều như vậy? Liệu đâu là sức hấp dẫn làm cho các công ty Start-up vẫn phát triển được như vậy?

Đọc những lý do sau để biết tại sao lại nên chọn làm việc ở các công ty Start-up nhé:

Bản chất của các công ty “khởi nghiệp” là những công ty nhỏ, để có thể tồn tại và phát triển được trong tình hình kinh tế hiện này thì điều trước tiên là phải đem đến cho thị trường những sản phẩm, dịch vụ với ý tưởng độc đáo hay thậm chí có phần táo bạo.

Không những vậy, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing ấn tượng sẽ góp phần đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhanh chóng được chào đón trên thị trường hơn.

Đúng như bản chất của Start-up, nhịp độ tư duy, nhịp độ sáng tạo và công việc tại môi trường làm việc nơi đây sẽ gây choáng ngợp cho bạn đấy. Nơi đây hoàn toàn không có mặt của sự lười biếng hay ù lì, chậm chạp. Muốn đạt được thành công tại công ty Start-up, sáng tạo liên tục, không ngừng nghĩ và tự đặt mình vào các thử thách là những điều bạn phải trải qua.

Môi trường làm việc thuận lợi, năng động và là nơi để bạn cống hiến hết mình để phát triển bản thân là điều tuyệt vời mà khi làm việc tại những công ty Start-up mới mang lại được.

2. Được làm việc với những nhà sáng tạo “đúng nghĩa”

Sáng tạo, đổi mới chính là nền tảng của Start-up. Nếu được làm việc ở những công ty Start-up đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng thì đó tất nhiên là một cơ hội rất lớn đối với bạn.

Khi đó, bạn được trực tiếp làm việc với nhà sáng tạo, những người cùng chung chí hướng, làm việc cùng với những ý tưởng độc đáo và cũng chính là lúc bạn được học hỏi. Học được từ lúc hình thành ý tưởng, triển khai cho tới giai đoạn hoàn thành.

Quá trình sáng tạo được coi là rất quan trọng, bởi nó quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

3. Nơi sức mạnh Teamwork được bộc lộ mạnh mẽ

Một Start-up là tập hợp nhỏ của một nhóm người với quy mô nhỏ nên mọi người sẽ luôn làm việc, đồng hành cùng nhau qua các dự án.

Khi làm việc trong một nhóm, các ý tưởng được trình bày theo nhóm, khi đó các thành viên sẽ tư duy và có thái độ làm việc tích cực hơn. Qua đó, tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau sẽ quyết định đến sự thành công trong việc đưa ra ý tưởng, nghiên cứu thị trường và cho ra đời “đứa con” của nhóm.

Từ đó, các bạn trẻ sẽ được rèn luyện về tư duy, khả năng làm việc nhóm và sự kết hợp với các thành viên khác… sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc sau này và ngay cả trong cuộc sống.

4. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình

Quá trình làm việc nhóm chính là quá trình trao đổi thông tin, trình bày ý tưởng của các thành viên để tìm ra được ý tưởng tốt nhất.

Vì vậy, kỹ năng thuyết trình là 1 kỹ năng bắt buộc phải có khi làm việc tại công ty Start-up. Khi bạn có được khả năng thuyết trình, trình bày ý tưởng cuốn hút, rõ ràng, mạch lạc thì sẽ tạo được sự tin tưởng, hài lòng từ phía các đồng nghiệp.

Ý tưởng của bạn sẽ được đánh giá cao, mang lại tính hiệu quả nhờ khả năng trình bày tốt, từ đó tạo tiền đề giúp bạn tiến xa hơn nữa trên con đường sự nghiệp.

5. Được chứng tỏ khả năng của bản thân

Khi đã là nhân viên của các công ty Start-up, bạn sẽ được làm việc trong các nhóm dự án và tất nhiên bạn sẽ là một mắt xích quan trọng, có thể ảnh hưởng hay tác động đến toàn bộ dự án.

Mỗi thành viên đều được tự do trình bày ý kiến riêng của mình, tham gia vào các khâu, các quá trình trong dự án, và được thỏa sức sáng tạo và bộc lộ “cái tôi” của những ý tưởng bạn đưa ra. Và hiển nhiên những ý kiến đó sẽ được xem xét một cách nghiêm túc, cẩn thận và từ nhiều khía cạnh khác nhau.

Được thể hiện và nếu làm tốt, bạn sẽ được công nhận xứng đáng. Cùng với đó, bạn sẽ phải có khả năng chịu trách nhiệm cao đối với những công việc bạn được đảm nhận.

6. Nhìn thấy những kết quả nhanh chóng

Ngoài việc được thể hiện “cá tính” của mình trong công việc, được sự công nhận của các thành viên khác trong nhóm hay của leader thì kết quả của dự án tại công ty Start-up thường đo được kết quả trong thời gian ngắn.

Khách hàng phản hồi rất nhanh, từ ý tưởng cho tới chất lượng sản phẩm. Từ đó, bạn có thể nhanh chóng khắc phục các lỗi và nhanh chóng cải tiến sản phẩm tốt hơn để phục vụ cho nhu cầu của họ.

Không những thấy được kết quả từ các dự án, mà làm việc tại công ty Start-up còn tạo ra môi trường để bạn rèn luyện khả năng tư duy kinh doanh hiệu quả hơn.

7. Cấp bậc không còn là “khoảng cách”

Mọi khoảng cách về cấp bậc dường như được loại bỏ trong những ngày đầu hoạt động, hay thậm chí những giai đoạn về sau bởi bạn và CEO hầu như đều làm mọi việc cùng nhau.

Môi trường làm việc tại công ty Start-up luôn tạo ra sự thoải mái, thân thiện. Chính điều đó cũng làm cho mọi thành viên không còn chú trọng quá tới cấp bậc hay chức vụ nữa.

Tuy nhiên, trải qua thời gian dài hoạt động, trải qua nhiều dự án và công ty bắt đầu có được chỗ đứng trên thị trường, có sự đầu tư và có kế hoạch dài hạn thì tính chuyên nghiệp phải luôn được đề cao trong văn hóa làm việc tại công ty.

8. Trọng dụng nhân tài

Làm việc tại Start-up là làm việc cùng các ý tưởng, các sáng tạo mới cùng với đó là sự dẫn dắt về chiến lược của các CEO. Vì vậy, bằng cấp hay chuyên ngành bạn học sẽ trở nên “thừa thải” và chẳng ai đoái hoài tới vấn đề đó.

Chỉ cần bạn là người có nhiều ý tưởng, mong muốn được cống hiến, muốn được phát triển nhanh hơn thì các công ty Start-up sẽ mang lại cơ hội đó cho bạn và không màn đến kinh nghiệm làm việc hay lứa tuổi của bạn.

9. Văn phòng làm việc thoải mái

Thông thường, môi trường làm việc mà giúp các bạn trẻ dễ dàng tư duy, thỏa sức sáng tạo đó là môi trường tự do. Khác hẳn với môi trường làm việc tại văn phòng truyền thống khô khan, gò bó ở những công ty đã “có tuổi”.

Còn ở công ty Startup, dường như môi trường làm vuệc không cố định và có thể ở quán cà phê, hội trường… hay môi trường Co-working, Văn phòng chia sẻ đang phổ biến hiện nay. Điều đó tạo nên sự thoải mái, thân thiện, sáng tạo và công ty không ngại việc cung cấp snack hay thức uống cho các nhân viên của mình.

10. Thời gian làm việc linh hoạt

Làm việc ở công ty Start-up, bạn không cần phải quan trọng là mình sẽ làm việc 8 tiếng hay 16 tiếng mỗi ngày, miễn sao bạn có thể hoàn thành được những mục tiêu mà công ty đặt ra.

Bằng cách đó, bạn tự làm chủ được chính thời gian của mình và biết cách sắp xếp khối lượng công việc khổng lồ mà bạn được nhận trách nhiệm.

11. Làm việc ở công ty Start-up giống việc bạn phải đi học!

Công việc ở công ty Start-up rất đa dạng kiến thức của bạn cần phải sâu rộng và cần sự nổ lực để hoàn thành được mục tiêu đề ra.

Vì vậy, sau khi rời khởi mái trường đại học, làm việc ở những công ty này bạn sẽ phải liên tục học hỏi hàng ngày, mở rộng kiến thức hơn nữa cho những dự án khác nhau. Việc phải học hỏi thêm khối kiến thức khổng lồ và phải có trách nhiệm nhiều hơn sẽ mang lại cho bạn rất nhiều kinh nghiệm hơn ở nhiều lĩnh vực.

12. Kết thân với nhiều đồng nghiệp

Hầu hết ở những công ty đã ổn định, số lượng nhân viên nhiều và các công việc đặc thù thì việc gặp gỡ giữa đại đa số nhân viên thường hạn chế. Các công ty Start-up thì không vậy, với quy mô nhỏ, nghĩa là mọi người đều cùng làm việc chung với nhau, cùng nhau trao đổi các ý kiến và còn trao đổi với nhau cả những câu chuyện thường ngày.

Kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, các công ty Start-up công nghệ cũng nên tham khảo thêm top 5 xu hướng TMĐT 2018 để có thêm các ý tưởng kinh doanh mới để khởi nghiệp.

Video liên quan

Chủ Đề