Nhà thờ thái hà ở đâu

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Đăng ngày: 03/11/2011 - 16:04Sửa đổi ngày: 03/11/2011 - 18:05

Dòng Chúa Cứu Thế và tấm bảng điện yêu cầu chính quyền trả lại tu viện. Nguồn: nuvuongcongly.net

Theo nguồn tin từ giáo xứ Thái Hà, chiều nay, khoảng một trăm người, được mô tả là « quần chúng tự phát », với sự yểm trợ của công an, dân phòng, đã xông vào nhà thờ Thái Hà, hành hung, uy hiếp các tu sĩ, linh mục và giáo dân của giáo xứ này. Sau khi các linh mục kéo chuông báo động, giáo dân và sinh viên Công giáo đã kéo đến để bảo vệ nhà thờ, nên số người nói trên đã giải tán.

Vụ này xảy ra sau khi cách đây vài ngày, hôm 27/10, nhiều giáo dân, linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế [ DCCT ] Hà Nội đã kéo đến Ủy ban Nhân dân quận Đống Đa, Hà Hội, để nộp đơn yêu cầu trả lại Tu viện DCCT Hà Nội.

Đối với Giáo xứ Thái Hà, việc các cơ quan Nhà nước mượn, rồi biến Tu viện DCCT Hà Nội thành Bệnh viện Đống Đa là « hoàn toàn trái với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ».

Mặt khác, theo lá đơn nói trên, kể từ khi bị mượn, cơ sở tu viện này đã bị sử dụng không đúng mục đích, nhiều cơ sở bị biến cải và để hư hỏng xuống cấp nặng nề, thậm chí bị sử dụng làm nơi ăn chơi trụy lạc.

Từ giáo xứ Thái Hà, luật sư Công giáo Lê Quốc Quân tường thuật sự việc hôm nay :

« Vào lúc 14h45 hôm nay có một toán khoảng trên dưới 100 người dân, không biết ở đâu kéo vào trong sân nhà thờ, đem theo hai loa tay, chửi bới các linh mục, tu sĩ ; xô xát với các linh mục, tu sĩ và cả giáo dân ngay tại nhà thờ. Sự việc kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Đám này gọi là « tự phát », tức là vào sân nhà thờ mà không có nội dung làm việc cụ thể và cũng không có người đại diện, và rất nhiều người trong số họ có mùi rượu, ăn nói, chữi bới và nói chung là rất hung hãn. Có một số cha bị xô đẩy, gây hấn, và thậm chí bị đánh nguội, ví dụ như cha Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, khi thấy có người gây hấn giáo dân, định ra can ngăn thì bị túm cổ áo, xô đẩy ngay trong sân nhà thờ.

Nói chung là sự việc này xảy ra có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng, được quay phim chụp hình toàn bộ, nhưng về ngoài có vẻ là quần chúng tự phát hoàn toàn và rất là hổ lốn. Đi theo họ là nhiều người mặc các sắc phục khác nhau, dân phòng, bảo vệ, cựu chiến binh. Có một số người mặc thường phục, nhưng chúng tôi cũng nhận ra một số công an trong đó. Phía ngoài nhà thờ có hai xe bít bùng, nhưng cũng chở những người không mặc sắc phục. Khi giáo dân và sinh viên kéo đến đông thì toán người nói trên đã phải rút lui, gần như là bị lùa ra khỏi khuôn viên nhà thờ.

Mặc dù bề ngoài có vẻ là hổ lốn, tự phát, nhưng lại có quay phim chụp hình ở nhiều góc cạnh khác nhau, để sau đó đưa lên các phương tiện truyền thông, nhằm nói rằng dân chúng ở đó bức xúc nên đến làm những việc như vậy. Nhưng nếu nhìn kỹ, thì kể cả những người mặt đỏ, gây hấn, nhất cử nhất động cũng đều theo sự chỉ đạo của một ai đó trong từng nhóm. Nếu tinh ý thì sẽ thấy đây là một cảnh dàn dựng rất kỹ lưỡng. Hành động chiều nay rõ ràng có liên quan đến việc các tu sĩ, linh mục, giáo dân Thái Hà đòi trả lại cơ sở tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội. »

Luật sư Lê Quốc Quân - Hà Nội

Nguồn hình ảnh, Fb Nguyen Ngoc Nam Phong

Chụp lại hình ảnh,

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong được nhiều người biết đến qua các bài giảng thánh lễ Công lý & Hòa bình tại giáo xứ Thái Hà

Linh mục Giáo xứ Thái Hà, người bị dừng xuất cảnh tại sân bay Nội Bài vì "lý do bảo vệ an ninh quốc gia" nói với BBC rằng "chính quyền nên hành xử theo pháp luật chứ không thể tùy tiện xâm phạm quyền công dân."

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong được nhiều người biết đến qua các bài giảng thánh lễ Công lý & Hòa bình tại giáo xứ Thái Hà thường được tường thuật trực tiếp trên mạng xã hội vào Chủ nhật mỗi cuối tháng.

Trong thánh lễ cầu nguyện cho công lý - hòa bình hôm 25/6 tại Nhà thờ Thái Hà, bài giảng của linh mục Nam Phong có nội dung: "Cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách trong việc xây dựng đất nước thành một xã hội thực sự công bằng, dân chủ và văn minh; Cầu nguyện cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh [người sẽ ra tòa hôm 29/6] được bình an, can đảm tuyên xưng đức tin và được xét xử đúng pháp luật."

Trả lời BBC hôm 28/6, ông cho hay: "Sự việc xảy ra vào chiều 27/6, tôi đang làm thủ tục xuất cảnh đi Úc tham dự một khóa học của nhà dòng thì công an cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài ngăn lại."

Cha bề trên Giáo xứ Thái Hà qua đời

Giới linh mục vận động quốc tế về vụ Formosa

Báo QĐND nói về 'lợi dụng tôn giáo kích động'

"Biên bản của họ ghi lý do "bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội".

"Tôi có nói lại với họ rằng việc ngăn tôi xuất cảnh là trái pháp luật và tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, cũng như không được tôn trọng."

"Bản thân tôi chưa từng bị chế tài hay bị lập biên bản về việc vi phạm pháp luật."

"Phía an ninh sân bay cũng chỉ nói loanh quanh rằng có chuyện gì đó khiến Công an Hà Nội không cho tôi xuất cảnh và họ chỉ làm theo yêu cầu từ đơn vị khác chứ không có trách nhiệm giải thích cho tôi biết lý do."

"Tôi đang cân nhắc chuyện khiếu kiện vì bị dừng xuất cảnh."

Đề cập về những bài giảng thánh lễ Công lý & Hòa bình tại giáo xứ Thái Hà, Linh mục Phong nói: "Tôi rao giảng đúng với trách nhiệm của linh mục trước những vấn đề xã hội."

Nguồn hình ảnh, Fb Nguyen Ngoc Nam Phong

Chụp lại hình ảnh,

Biên bản dừng xuất cảnh đối với linh lục Nguyễn Ngọc Nam Phong

"Lẽ ra với những trường hợp bị dừng xuất cảnh, cơ quan chức năng cần báo trước cho đương sự để họ khỏi lỡ dở công việc."

"Tôi đã phải sắp xếp công việc mục vụ cả năm cho chuyến đi này nhưng rồi không đi được."

Linh mục cũng cho hay ông là người thứ hai ở giáo xứ Thái Hà bị dừng xuất cảnh.

Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong nói ông đề nghị cấp hộ chiếu từ năm 1998 nhưng bị phòng Xuất nhập cảnh Công an Hà Nội từ chối vì "lý lịch không tốt."

"Mãi đến cuối năm 2014 tôi mới được cấp hộ chiếu và hôm qua là lần xuất cảnh đầu tiên của tôi nhưng không thành."

Ông cũng cáo buộc với BBC rằng thời gian qua, ông bị chính quyền Hà Nội dùng lực lượng cựu chiến binh để "đấu tố".

"Một nhà nước pháp quyền thì phải hành xử theo pháp luật chứ không thể tùy tiện xâm phạm quyền công dân, cũng như sử dụng những người thiếu hiểu biết pháp luật để tấn công nhắm vào các linh mục lên tiếng trước các vấn đề xã hội, môi trường như Formosa," linh mục Phong nói.

Trên mạng xã hội, một số trang ghi "Nhân dân cả nước hết sức phẫn nộ với nội dung Nguyễn Ngọc Nam Phong rao giảng trong ngày 30/4/2017. Đề nghị chính quyền Hà Nội xử lý tên phản động này, giữa thủ đô mà để những phần tử này làm loạn thế này sao?".

Căng thẳng giữa chính quyền Hà Nội và Công giáo khởi phát từ vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà năm 2008.

Năm 2011, báo chí trong nước đồng loạt công kích Giáo xứ Thái Hà 'bạo động và gây rối trong quá trình đòi đất'.

Căng thẳng giữa chính quyền Hà Nội và Công giáo khởi phát từ vụ Tòa Khâm Sứ và Thái Hà năm 2008.

Khoảng 30 linh mục và giáo dân bị chính quyền Hà Nội bắt và đưa đi sau buổi nộp đơn khiếu nại và tuần hành tháng 12/2011. Chính quyền đã thả họ sau khi kết tội 'Gây rối trật tự công cộng' và đe dọa sẽ trừng trị nếu tái diễn.

Video liên quan

Chủ Đề