Vì sao trên bề mặt hố vôi thường xuất hiện lớp màng mỏng màu trắng

Bài 4 trang 87 SGK Hoá học 9

Quảng cáo

Đề bài

Trên bề mặt các hố nước vôi tôi lâu ngày thường có lớp màng chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hoá học.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Màng rắn đó chính làkết tủaCaCO3

Lời giải chi tiết

Màng rắn đó là:CaCO3trong nước vôi tôi có chứa Ca[OH]2dưới dạng hòa tan vào nước [nước vôi trong] và trong không khí có khí CO2nên xảy ra phản ứng tạo kết tủaCaCO3

PTHH:CO2+ Ca[OH]2-> CaCO3+ H2O.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Bài 5 trang 87 SGK Hoá học 9

    Giải bài 5 trang 87 SGK Hoá học 9. Hãy xác định thành phần % về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp

  • Bài 3 trang 87 SGK Hoá học 9

    Giải bài 3 trang 87 SGK Hoá học 9. Có hỗn hợp hai khí

  • Bài 2 trang 87 SGK Hoá học 9

    Giải bài 2 trang 87 SGK Hoá học 9. Hãy viết phương trình hoá học

  • Bài 1 trang 87 SGK Hoá học 9

    Giải bài 1 trang 87 SGK Hoá học 9. Hãy viết phương trình hoá học của CO với:

  • Lý thuyết các oxit của cacbon
  • Báo cáo thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng
  • Bài 1 trang 101 SGK Hoá học 9
  • Lý thuyết về tính chất phi kim
  • Lý thuyết Tính chất hóa học của axit.
Quảng cáo
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Sáng kiến kinh nghiệm: Liên hệ hiện tượng tự nhiên, thực tiễn đời sống, kinh nghiệm dân gian vào bài giảng hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [466.39 KB, 29 trang ]

MỞ ĐẦU
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Liên hệ hiện tượng tự nhiên, thực tiễn đời sống, kinh
nghiệm dân gian vào bài giảng hóa học
2. Lĩnh vực áp dụng: Các bài dạy trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10,
11, 12
3. Tác giả:
Họ và tên: Đặng Thị Hương Giang
Ngày sinh: 21/11/1983
Chức vụ: Giáo viên trường THPT Đường An
Điện thoại: 0942092248
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: trường THPT Đường An
5. Điều kiện để áp dụng sáng kiến: bài giảng trong tiết học hóa học hoặc tổ
chức sinh hoạt chuyên môn.

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

1


TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, phương pháp biến đổi chất và
ứng dụng của chất đó trong cuộc sống. Môn hóa học trong trường trung học
phổ thông giữ vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí dục
của học sinh. Học hóa học không những để làm các bài tập tính toán, nhận biết,
viết phương trình hóa học của các phản ứng… mà học hóa còn để biết được
những ứng dụng phong phú và thiết thực của hóa học trong cuộc sống, giải
thích được nguyên nhân của những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hàng


ngày; đồng thời việc học hóa còn có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện cho
học sinh nhiều kĩ năng và đức tính quý báu như kĩ năng quan sát – nhận xét,
đức tính kiên trì, cẩn thận, sự tập trung, sự tỉ mỉ, chính xác, …
Để có chất lượng giáo dục bộ môn hóa học cao, người giáo viên ngoài
phát huy tốt các phương pháp dạy học tích cực và cần khai thác thêm các hiện
tượng hóa học trong tự nhiên, thực tiễn đời sống hay kinh nghiệm dân gian đưa
vào bài giảng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm phát huy tính tích cực,
sáng tạo của học sinh, tạo niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập bộ môn.
Từ những lí do đó tôi đưa ra đề tài “Liên hệ hiện tượng tự nhiên, thực
tiễn đời sống, kinh nghiệm dân gian vào bài giảng hóa học” với mục tiêu xây
dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học trong tự nhiên, thực tiễn và đời sống
cho các bài giảng trong chương trình hóa học phổ thông.

2


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. LIÊN HỆ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN, THỰC TIỄN ĐỜI SỐNG, KINH
NGHIỆM DÂN GIAN VÀO BÀI GIẢNG HÓA HỌC
Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, phương pháp biến đổi chất và
ứng dụng của chất đó trong cuộc sống. Hóa học là một môn khoa học tưởng
chừng xa lạ nhưng trên thực tế, hóa học rất gần gũi trong đời sống của chúng
ta. Những phản ứng hóa học xảy ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày.
Thí dụ như trong lúc nấu ăn, làm bánh hay rán mà trong đó các biến đổi chất
xảy ra một cách rất phức tạp đã góp phần tạo nên hương vị đặc trưng cho món
ăn. Thêm vào đó thức ăn được phân tách ra thành các thành phần riêng biệt và
cũng được biến đổi thành năng lượng trong các quá trình phân hủy trong cơ thể
[hóa sinh]. Sự đốt cháy cũng là một phản ứng hóa học có thể được quan sát dễ
dàng trong cuộc sống. Nhuộm tóc, động cơ đốt trong, màn hình của điện thoại
di động, bột giặt, phân bón, dược phẩm,... là các thí dụ khác cho ứng dụng của

hóa học trong cuộc sống hằng ngày. Hóa học nghiên cứu về tính chất của các
nguyên tố và hợp chất, về các biến đổi có thể có từ một chất này sang một chất
khác, tiên đoán trước tính chất của những hợp chất chưa biết đến cho tới nay,
cung cấp các phương pháp để tổng hợp những hợp chất mới và các phương
pháp đo lường hay phân tích để tìm các thành phần hóa học trong những mẫu
thử nghiệm. Tiến bộ trong các chuyên ngành khác nhau của hóa học thường là
các điều kiện tiên quyết không thể thiếu cho những nhận thức mới trong các bộ
môn khoa học khác, đặc biệt là trong các lĩnh vực của sinh học và y học, cũng
như trong lĩnh vực của vật lý [thí dụ như việc chế tạo các chất siêu dẫn mới].
Hóa sinh, một chuyên ngành rộng lớn, đã được thành lập tại nơi giao tiếp giữa
hóa học và sinh vật học và là một chuyên ngành không thể thiếu được khi
muốn hiểu về các quá trình trong sự sống, các quá trình mà có liên hệ trực tiếp
và không thể tách rời được với sự biến đổi chất. Đối với y học thì hóa học
không thể thiếu được trong cuộc tìm kiếm những thuốc trị bệnh mới và trong
việc sản xuất các dược phẩm. Bộ môn khoa học vật liệu đã phát triển như là nơi
giao tiếp giữa hóa học và kỹ thuật. Như vậy ta thấy được hóa học có vai trò
quan trọng như thế nào cho cuộc sống!
Dưới đây là những phần kiến thức hóa học có sự liên hệ thực tế tôi tổng
hợp lại theo kinh nghiệm bản thân cùng với sự tham khảo ý kiến đồng nghiệp
và tìm hiểu thêm trong sách báo… Tôi sắp xếp theo từng bài học trong sách
giáo khoa theo chương trình lớp 10, 11, và 12 và đặt trong từng phần nội dung
bài học mà giáo viên có thể vận dụng liên hệ. Giáo viên có thể đưa những nội
dung này vào bài giảng khi giảng đến những phần bài cụ thể, đồng thời có thể
kèm vào đó một số hình ảnh minh họa [nếu sử dụng máy chiếu để dạy học].
Ngoài ra, GV cũng có thể tổ chức những buổi sinh hoạt ngoại khóa và đặt ra
những câu hỏi liên hệ thực tế này để học sinh trả lời.
1.1. PHẦN HÓA HỌC LỚP 10
Chương 1: Nguyên tử
Bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học – Đồng vị
III. Đồng vị

3


Làm sao có thể xác định tuổi của một mảnh gỗ? Các nhà khảo cổ thường
dùng “ đồng hồ cacbon” để xác định tuổi của các mãnh gỗ là bao nhiêu.
Hàm lượng 14C trong khí quyển luôn được cân bằng không đổi. 14C trong
khí quyển kết hợp với oxi mà tồn tại dưới dạng khí 14CO2. Thông qua quá trình
quang hợp, khí này bị thực vật hấp thụ tạo thành tinh bột, xenlulozơ. Sau khi
động vật ăn thực vật, 14C lại chuyển vào cơ thể động vật. Tỷ lệ giữa 14C [có tính
phóng xạ] và 12C [một đồng vị bền] ở trong khí quyển cũng như ở trong thực
vật, động vật đều bằng nhau. Chỉ sau khi động thực vật chết đi, chúng mới đình
chỉ sự chuyển đổi vật chất với thế giới bên ngoài, sự cung ứng 14C cũng sẽ bị
ngừng. Do đó 14C không ngừng phát ra tia xạ nên hàm lượng của 14C sẽ giảm
dần. Quy luật của sự giảm đó là: “Cứ qua quãng thời gian 5730 năm, thì lượng
14
C sẽ giảm đi một nửa”. Điều này gọi là “chu kì bán rã” của chất đồng vị
phóng xạ. Do vậy nếu muốn biết niên đại của miếng gỗ cổ thì chỉ cần đo hàm
lượng 14C của mãnh gỗ đó là có thể tính toán ra.
Chương 5: Nhóm halogen
Bài 22: Clo
IV. Ứng dụng
Một trong các ứng dụng của clo là khử trùng nước sinh hoạt.
Cl2 + H2O  HCl + HClO
Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa mạnh nên có tác dụng khử
trùng, sát khuẩn nước. Nước sinh hoạt [nước máy] lấy trực tiếp từ vòi thường
có mùi clo. Clo là khí độc, vì vậy thông thường, người ta chứa nước vào bể,
cho bay hơi hết clo rồi mới sử dụng nước.
Bài 23: Hidro clorua, axit clohidric và muối clorua
II. Axit clohidric
Sau khi dạy xong về axit clohidric, GV có thể liên hệ: Axit clohiđric có

vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
Trả lời: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi
chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ
khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l [có độ pH tương ứng với là 4 và 3].
Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng
phân hủy các chất gluxit [chất đường, bột] và chất protein [đạm] thành các chất
đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều
gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001
mol/l [pH > 4,5] người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn
0,001 mol/l [pH < 3,5] người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ
dày chứa muối natri hiđrocacbonat NaHCO 3 [còn gọi là thuốc muối] có tác
dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Bài 25: Flo – Brom - Iot
I. Flo
2. Tính chất hóa học
Flo tác dụng với hidro tạo ra hidro florua
H2 + F2 → 2HF
4


Hidro florua HF tan trong nước thành dung dịch axit flohidric. Axit HF
có khả năng ăn mòn thủy tinh.
GV đặt câu hỏi: Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?

Trả lời: Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng
chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp
mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp
sáp bị cào đi:

SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H 2SO4 đặc và bột
CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF 2 vào chổ cần khắc, sau đó
cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chổ cần khắc. Sau một
thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp.
CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑ [ dùng tấm kính che lại]
Sau đó:
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
3. Ứng dụng
Một trong các ứng dụng của flo là chế tạo chất dẻo teflon –[CF 2-CF2]-n.
Teflon có tính bền cao với dung môi và hóa chất, độ bền nhiệt cao, bền với môi
trường hơn cả vàng và platin, không dẫn điện. Vì vậy teflon được đùng chế tạo
chi tiết máy, phủ lên dụng cụ nhà bếp... Xoong chảo chống dinh là do có lớp
chất dẻo teflon này phủ ở trên.
III. Iot
3. Ứng dụng
- Do có tính oxi hóa, dung dịch 5% iot trong etanol được gọi là cồn iot,
được dùng làm thuốc sát trùng vết thương.

5


- Muối iot được dùng để phòng bệnh bướu cổ do thiếu iot.

GV bổ sung thông tin: muối iot chứa hơn 95% là natri clorua [NaCl],
ngoài ra được bổ sung thêm iot dưới dạng kali iotua KI hoặc kali iotat KIO 3. Iot
là chất quan trọng trong việc ngăn chặn việc sản xuất không đủ hooc môn tuyến
giáp. Thiếu iot là nguyên nhân của bệnh bướu cổ hay chứng đần độn ở trẻ em
và chứng phù niêm ở người lớn.
Chương 6: Oxi – lưu huỳnh

Bài 29: Oxi - ozon
A – Oxi:
III. Tính chất hóa học
Oxi có tính oxi hóa mạnh, có thể tác dụng với hầu hết kim loại, trừ vàng,
platin
GV liên hệ: Tục ngữ có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Tại sao
người ta lại dùng lửa để thử vàng?

Giải thích: Vì vàng là kim loại yếu nhất trong số các kim loại, không có
khả năng phản ứng với oxi ngay cả ở nhiệt độ cao. Vì vậy nếu đốt vàng trong
không khí, không xảy ra phản ứng của vàng với oxi và vàng không đổi màu.
[Thông thường các kim loại khác bị hóa đen do bị oxi hóa bởi oxi thành oxit].
Vì vậy người ta dùng lửa để thử vàng.
IV. Ứng dụng
6


Oxi có vai trò quyết định sự sống của con người và động vật, do con
người và động vật cần oxi để hô hấp. Oxi lại được cây xanh thở ra do quá trình
quang hợp, do vậy cần phải bảo vệ cây xanh, trồng cây xanh…
Một số ứng dụng khác của oxi:
- Dùng làm thuốc nổ nhiên liệu tên lửa: hỗn hợp oxi và hidro với tỉ lệ 1:2
- Hàn cắt kim loại: đèn xì oxi – axetilen
- Y khoa: hô hấp nhân tạo [máy thở oxi]
- Luyện thép: dùng oxi đốt cháy than để lấy nhiệt và chất khử CO cung
cấp cho quá trình luyện thép
C + O2 → CO2 [phản ứng tỏa nhiệt mạnh]
C + CO2 → 2CO
B – Ozon
I. Tính chất: Ozon có tính oxi hóa rất mạnh

GV đặt câu hỏi: Vì sao sau những cơn giông, không khí trở nên trong
lành, mát mẻ hơn ?
Sau những cơn mưa, nếu dạo bước trên đường phố, đồng ruộng, người ta
cảm thấy không khí trong lành, sạch sẽ. Sở dĩ như vậy là có hai nguyên nhân:
- Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch.
- Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành ozon từ oxi:
Ozon sinh ra là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh.
Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Khi nồng độ ozon nhỏ, người
ta cảm giác trong sạch, tươi mát.
Do vậy sau cơn mưa giông trong không khí có lẫn ít ozon làm cho không
khí trong sạch.
Bài 30: Lưu huỳnh
III – Tính chất hóa học
1. Tính oxi hóa: tác dụng với kim loại và hidro
Lưu huỳnh có tính oxi hóa nên tác dụng được với nhiều kim loại tạo
thành muối sunfua. Hầu hết kim loại tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ cao, trừ
thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường.
=> Liên hệ: Thủy ngân có trong nhiệt kế. Hơi thủy ngân rất độc. Nêu
phương pháp xử lý thủy ngân tử nhiệt kế vỡ?
Trả lời: Do thủy ngân có thể phản ứng với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường
nên một phương pháp xử lý thủy ngân tử nhiệt kế vỡ là rắc bột lưu huỳnh vào,
thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh thành thủy ngân [II] sunfua không độc.
Hg + S → HgS
Bài 32: Hidro sunfua, lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit
A – Hidrosunfua
Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H 2S
tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để
đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H 2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm
và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O
[đen]
7


B – Lưu huỳnh đioxit
GV liên hệ: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Giải thích: Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong [ô
tô, xe máy] có chứa các khí SO 2, NO, NO2,… Các khí này tác dụng với oxi và
hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại [có trong khói, bụi nhà
máy] hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Hiện nay mưa
axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng
thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm
thạch, đá vôi, đá phiến [các loại đá này thành phần chính là CaCO3]:
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca[NO3]2 + CO2↑ + H2O
Bài 33: Axit sunfuric. Muối sunfat
I. Axit sunfuric
2. Tính chất hóa học
Tính chất của axit sunfuric đặc: tính oxi hóa mạnh
Một số kim loại như nhôm, sắt bị thụ động trong axit sunfuric đặc nguội
=> có thể dùng các thùng bằng nhôm sắt để chở axit sunfuric đặc. Tuy nhiên,
ngay khi tháo axit ra khỏi thùng, phải đậy nắp thùng lại ngay, nếu không thùng
kim loại sẽ bị hỏng. Giải thích vì sao?
Giải thích: Nhôm, sắt bị thụ động trong axit sunfuric đặc nguội, vì vậy có
thể dùng thùng bằng nhôm sắt để chở axit sunfuric đặc nguội. Tuy nhiên, sau

khi tháo axit ra khỏi thùng phải đậy nắp thùng lại ngay, vì nếu không đậy, axit
sunfuric đặc háo nước sẽ hút nước trong không khí, làm axit còn lại trong thùng
từ đặc sẽ thành loãng. Axit sunfuric loãng thì có thể phản ứng và ăn mòn thùng
kim loại, làm hỏng thùng.
1.2. PHẦN HÓA HỌC LỚP 11
Chương 1: Sự điện li
Bài 1: Sự điện li
Sau khi kết thúc bài, GV đặt câu hỏi: Nước không dẫn điện. Tại sao nước
ao hồ lại dẫn điện được?
Giải thích: Nước cất không dẫn điện. Nhưng nước trong ao hồ không
phải là nước cất mà có hòa tan nhiều thành phần khác nhau, trong đó có các
chất điện li, tạo thành dung dịch chất điện li. Do đó nước ao hồ dẫn điện được.
Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit bazơ
II.2. Chất chỉ thị axit bazơ:
GV liên hệ: Vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì
chuyển sang màu đỏ?
Giải thích: Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng
làm cho dung dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi. Trong rau muống [và vài
loại rau khác] có chất chỉ thị màu này. Trong chanh có chứa 7% axit xitric. Vắt
8


chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi
chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh là chứa chất kiềm canxi.
Chương 2: Nitơ - photpho
Bài 7: Nitơ
III. Tính chất hóa học
2. Tính khử
Ở nhiệt độ khoảng 30000C hoặc có tia lửa điện, nitơ kết hợp tực tiếp với
oxi tạo ra khí nitơ monooxit.

=> liên hệ: Giải thích câu ca dao:
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

Giải thích: Do trong không khí có khoảng 80% nitơ và 20 % oxi. Khi có
sấm chớp [tia lửa điện] thì:
N2 + O2 → 2NO
Sau đó:
2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 và O2 trong không khí hòa tan vào nước mưa:
4NO2 + O2 + H2O → 4HNO3
HNO3 → H+ + NO3- [đạm]
Cây hấp thụ đạm [ion NO3-] do đó lớn nhanh => phất cờ mà lên.
Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất
được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ.
Bài 8: Amoniac và muối amoni
B – Muối amoni:
Trong thực tế, người ta thường dùng muối NH4HCO3 để làm xốp bánh.
Giải thích vì sao?
Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH 4HCO3 vào bột mì.
Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra, tạo
nên các lỗ khí trong bánh nên làm cho bánh xốp và nở.
NH4HCO3[r] → NH3↑ + CO2↑ + H2O↑
Trong quá trình nướng bánh, khí CO2 và NH3 sẽ thoát ra ngoài nên
không sợ có mùi khai của NH3.
Bài 9: Axit nitric và muối nitrat
A – Axit nitric
III. Tính chất hóa học
9



2. Tính oxi hóa
Hầu hết kim loại + HNO3 → muối + sản phẩm khử + H2O
GV đưa ra sản phẩm khử: NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3. mỗi sản phẩm
khử còn có những cách gọi riêng, trong đó N2O còn được gọi là “khí cười”.
GV giải thích: khí N2O có tác dụng kích thích thần kinh, gây tê và tạo
cảm giác khoan khoái, gây cười. Hiện nay, khí N 2O bị lạm dụng và cho vào
trong các quả bóng bay tạo thành “bóng cười”. Tuy nhiên, việc sử dụng bóng
cười rất có hại cho sức khỏe, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch, hệ thần
kinh mà hậu quả xấu nhất nếu lạm dụng là dẫn tới trầm cảm hoặc thiệt mạng.
Bài 10: Photpho
III. Tính chất hóa học
1. Tính oxi hóa:
Photpho tác dụng với kim loại hoạt động tạo ra photphua kim loại:
2P + 3Zn → Zn3P2 [kẽm photphua]
GV bổ sung: Kẽm photphua Zn3P2 là thành phần chính của thuốc chuột.
Sau khi ăn, Zn3P2 bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột
giảm, nó khát và đi tìm nước:
Zn3P2 + 6H2O → 3Zn[OH]2 + 2PH3↑
Chính PH3 [photphin] đã giết chết chuột. Càng nhiều nước đưa vào cơ
thể chuột → PH3 thoát ra nhiều → chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước
chuột sẽ chết lâu hơn. Cũng chính vì vậy, người ta thường tìm thấy chuột chết ở
gần nguồn nước.
V. Trạng thái tự nhiên
Photpho có trong xương, răng, bắp thịt của người => liên hệ: Giải thích
hiện tượng ma trơi

Giải thích: Trong xương của động vật luôn có chứa một hàm lượng
photpho. Khi cơ thể động vật chết đi, nó sẽ phân hủy một phần thành photphin
PH3 và lẫn một ít điphotphin P2H4.

Photphin không tự bốc cháy ở nhiệt độ thường. Khi đun nóng đến 150 0C
thì nó mới cháy được. Còn điphotphin P 2H4 thì tự bốc cháy trong không khí và
tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt tỏa ra trong quá trình này làm cho photphin bốc
cháy:
2PH3 + 4O2 → P2O5 + 3H2O
10


Quá trình trên xảy ra cả ngày lẫn đêm nhưng do ban ngày có các tia sáng
của mặt trời nên ta không quan sát rõ như vào ban đêm.
Hiện tượng ma trơi chỉ là một quá trình hóa học xảy ra trong tự nhiên.
Thường gặp ma trơi ở các nghĩa địa vào ban đêm.
Bài 12: Phân bón hóa học
Sau khi dạy xong bài, GV có thể liên hệ thực tế và yêu cầu HS giải thích:
Vì sao các bác nông dân thường dùng nước tiểu để tưới rau? Nước tiểu
có chứa thành phần là phân gì?
Giải thích: trong nước tiểu có urê, cung cấp nguyên tố nitơ cho cây. Tuy
nhiên để cây hấp thụ được urê tốt, phải pha loãng nước tiểu với nước rồi mới
tưới, nếu không hàm lượng muối cao trong nước tiểu sẽ hấp thụ nước ngược trở
lại làm cho cây bị héo.
Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây? Trong tro bếp có thành
phần phân gì?
Giải thích: trong tro thực vật có K 2CO3. Dùng tro bón cho cây là một
cách cung cấp nguyên tố K cho cây dưới dạng ion K+. Sau mỗi vụ mùa, các bác
nông dân cũng thường đốt rơm rạ rồi lấy tro bón xuống ruộng, đây cũng là để
cung cấp ion K+ => tro thực vật là phân kali.
Chương 3: Cacbon - Silic
Bài 15: Cacbon
II. Tính chất vật lí
Cacbon có một số dạng thù hình:

- Kim cương có cấu trúc tứ diện đều, liên kết giữa các nguyên tử là liên
kết cộng hóa trị bền vững nên kim cương rất bền vững, kim cương là vật liệu
cứng nhất trong tự nhiên. Tinh thể kim cương trong suốt không màu, có khả
năng phản xạ ánh sáng nên viên kim cương trông lấp lánh rất đẹp, vì vậy kim
cương được dùng làm đồ trang sức và rất đắt tiền.
- Than chì có cấu trúc lớp, các lớp liên kết yếu với nhau nên than chì
mềm. Vì vậy than chì được dùng làm bút chì, khi viết, vạch đen để lại chính là
nhiều lớp tinh thể than chì.
- Cacbon có khả năng hấp phụ => liên hệ: Giải thích khi nấu cơm bị khê,
kinh nghiệm dân gian là cho một miếng than củi vào nồi cơm sẽ làm hết mùi
khê.
Giải thích: do tính chất vật lí của than là có khả năng hấp phụ, vì vậy
than củi có khả năng hấp phụ khí trong nồi cơm làm hết mùi khê.
III. Tính chất hóa học
1. Tính khử
Cacbon phản ứng với oxi, phản ứng tỏa nhiều nhiệt nên than [cacbon]
được dùng làm nhiên liệu => liên hệ: Đun bếp than rất độc, đặc biệt không đun
bếp than ở những nơi kín gió. Hãy dùng kiến thức hóa học cho biết khí độc nào
đã sinh ra trong quá trình đun than?
Giải thích: than là cacbon, khi đun than, cacbon phản ứng với oxi theo
phản ứng:
C + O2 → CO2
Ở nhiệt độ cao:
C + CO2 → 2CO
11


Khí CO rất độc, vì vậy không nên đun bếp than. Còn nếu đun bếp than
phải đun ở nơi thoáng khí, tránh đun trong bếp kín gió, vì như vậy khí độc thoát
ra sẽ không bay đi mà quanh quẩn trong bếp, hít thở phải rất có hại.

IV. Ứng dụng
- Kim cương được dùng làm đồ trang sức vì kim cương đẹp, do có cấu
trúc bền vững, các bề mặt của kim cương rất phẳng nên có khả năng phản xạ
ánh sáng tốt nên kim cương lấp lánh và rất đẹp. Kim cương cũng được dùng
làm mũi khoan, bột mài là do kim cương rất cứng.
- Than chì được dùng làm chất bôi trơn: GV liên hệ thực tế, áo rét mùa
đông thường dùng khóa kéo, nếu khóa bị mắc thì có 1 phương pháp xử lý là
dùng bút chì đen bôi vào khóa áo để bôi trơn khóa.
- Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim vì than [cacbon] có
tính khử. Trong nhiều loại quặng có chứa kim loại ở dạng oxit, cacbon có thể
khử các oxit của kim loại trung bình và yếu thành kim loại nên được dùng để
luyện kim loại từ quặng.
- Than hoạt tính được dùng trong mặt nạ phòng độc, do than hoạt tính có
khả năng hấp phụ mạnh nên có thể hấp phụ các khí độc.
Bài 16: Hợp chất của cacbon
A - Cacbon monooxit
II. Tính chất hóa học
CO có tính khử mạnh nên khử được nhiều oxit kim loại. => GV có thể
liên hệ về mặt nạ phòng độc: Trong mặt nạ phòng độc khí CO, người ta thường
cho than hoạt tính và CuO. Giải thích vai trò của mỗi chất trong thường hợp
này.
Giải thích: khí CO phản ứng với CuO tạo thành Cu và CO 2, làm giảm
lượng khí độc. Than hoạt tính có khả năng hấp phụ, có thể hấp phụ khí CO và
khí CO2, do đó mặt nạ có tác dụng phòng độc khí CO.
B - Cacbon đioxxit
I. Tính chất vật lí
Ở trạng thái rắn, CO2 tạo thành khối trắng gọi là nước đá khô, được ứng
dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kị ẩm và dùng làm lạnh đông thực
phẩm. Chính chất tác nhân làm lạnh này [CO 2] đã làm ức chế sống của vi sinh
vật, giữ được vị ngọt - màu sắc hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối

lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình
lên men, phân hủy.
CO2 không duy trì sự cháy nên các bình dập cháy thường là bình nén khí
CO2.
C.II – Muối cacbonat
2. Ứng dụng
Muối NaHCO3 dùng để chữa bệnh đau dạ dày. Giải thích vì sao?
Giải thích: Trong dạ dày có chứa dung dịch axit HCl. Người bị đau dạ
dày là người có nồng độ dung dịch axit HCl cao làm dạ dày bị bào mòn.
NaHCO3 dùng để làm thuốc trị đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung
dịch HCl có trong dạ dày nhờ có phản ứng hóa học.
NaHCO3 +HCl → NaCl +CO2 + H2O
12


? Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thể thao cần xoa bột trắng
vào lòng bàn tay? Chất bột trắng này là gì?

Loại bột màu trắng có tên gọi là “Magiê cacbonat”[MgCO 3] mà người ta
vẫn hay gọi là “ bột magiê”. MgCO3 là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm
rất tốt. Khi tiến hành thi đấu, bàn tay của các vận động viên thường có nhiều
mồ hôi. Điều đó đối với các vận động viên thi đấu thể thao hết sức bất lợi. Khi
có nhiều mồ hôi ở lòng bàn tay sẽ làm giảm độ ma sát khiến các vận động viên
sẽ không nắm chắc được các dụng cụ khi thi đấu. Điều này không chỉ ảnh
hưởng xấu đến thành tích mà còn gây nguy hiểm khi trình diễn. MgCO 3 có tác
dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng
cụ thể thao giúp vận động viên có thể nắm chắc dụng cụ và thực hiện các động
tác chuẩn xác hơn.
Bài 18: Công nghiệp silicat
C – Xi măng

Quá trình đông cứng xi măng: trong xây dựng, xi măng được trộn với
nước thành khối nhão, sau vài giờ bắt đầu đông cứng lại. Quá trình đông cứng
của xi măng chủ yếu là sự kết hợp các hợp chất có trong xi măng với nước, tạo
nên những tinh thể hidrat đan xen vào nhau tạo thành khối cứng và bền.
=> GV liên hệ: việc này giải thích vì sao trong xây dựng, sau khi đổ bê
tông hay xây nhà, người ta thường phun nước hoặc ngâm nước để bảo dưỡng
bê tông, tường nhà.
Chương 6: Hidrocacbon không no
Bài 30: Ankađien
II. Tính chất hóa học
2. Phản ứng trùng hợp
GV đưa thông tin: trùng hợp buta-1,3-đien được polibutađien, còn gọi là
cao su buna, được dùng làm săm lốp ô tô, xe máy. Sản phẩm trùng hợp của
isopren, gọi là poliisopren, hay cao su isopren. Cao su isopren là thành phần
chính của cao su thiên nhiên, lấy từ mủ cây cao su.
Bài 32: Ankin
III. Tính chất hóa học
13


3a. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn [phản ứng cháy]
2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O
Axetilen khi cháy với oxi tỏa nhiệt mạnh, nhiệt độ ngọn lửa có thể lên
đến 30000C, do đó người ta dùng đèn xì oxi-axetilen để hàn cắt kim loại.
IV. Điều chế
GV có thể đưa ra tình huống: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết ?
Trả lời đó là đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC 2, khi tác
dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit:
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca[OH]2
Tuy nhiên nếu hỏi chất nào làm cá chết thì học sinh không dễ giải thích

được: Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra anđehit axetic, chính chất này
làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết.
Khi giấm hoa quả, người ta thường cho một ít đất đèn vào. Đất đèn có
vai trò gì trong việc làm này?
Giải thích: đất đèn tác dụng với nước sinh ra khí axetilen.
CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca[OH]2
Axetilen có tác dụng làm hoa quả chóng chín. Vì vậy người ta thường
giấm hoa quả bằng đất đèn.
Chương 7: Hidrocacbon thơm. Nguồn hidocacbon thiên nhiên. Hệ
thống hóa về hidrocacbon
Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số hidrocacbon thơm khác
B.II – Naphtalen
1. Tính chất vật lí
Naphtalen còn có tên gọi là băng phiến. GV có thể hỏi HS có biết về
băng phiến hay không? Người ta thường sử dụng băng phiến để làm gì?

Băng phiến từ lâu được dùng để chống ẩm mốc, xua đuổi côn trùng.
Nhiều gia đình có thói quen để băng phiến trong tủ quần áo để đuổi gián. Do
băng phiến có mùi hắc khó chịu nên có thể đuổi được gián hay côn trùng. Băng
phiến là chất rắn, màu trắng. Ta dễ dàng ngửi được mùi hắc của băng phiến là
do băng phiến có tính thăng hoa, từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái hơi.
Tuy nhiên băng phiến có mùi hắc và không tốt cho trẻ nhỏ nên không nên
dùng.
Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên
Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì ?
14


Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì
[C2H5]4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết

kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì
oxit sinh ra sẽ bám vào các ống xả, thành xilanh, nên thực tế người ta còn trộn
vào xăng chất 1,2 - đibrometan CH2Br – CH2Br để chì oxit chuyển thành muối
PbBr2 dễ bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí. Chì
brommua gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con
người, vì vậy hiện nay ta không còn dùng xăng pha chì nữa.
Chương 8: Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol
Bài 40: Ancol
IV. Ứng dụng
Trong y tế, các bác sĩ, y tá thường dùng cồn để sát khuẩn trước khi tiêm
và rửa vết thương => Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?

Cồn là dung dịch rượu etylic [C2H5OH] có khả năng thẩm thấu cao, có
thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế
bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn
75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng
nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi
khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.
Chương 6: Axit cacboxylic
Bài 45: Axit cacboxylic
I. Định nghĩa, phân loại, danh pháp
3. Danh pháp
Tên thông thường của axit được đặt dựa theo nguồn gốc. GV đưa ra một
số ví dụ:
- Axit fomic HCOOH được tìm thấy từ loài kiến đỏ có tên fomica rufa.
- Axit axetic CH3COOH có trong vang bị chua [acere: chua]. Axit
axetic được dùng làm giấm ăn.
- Axit propionic CH3CH2COOH: Đây là axit đầu tiên được tìm thấy
trong chất béo. Tên gọi của “axit propionic” xuất phát từ tiếng Hy
Lạp protôs là lần đầu tiên và piôn là chất béo.

15


- Axit butiric CH3[CH2]2COOH: Axit này tồn tại ở dạng este với
glixerol [gọi là butirin] có trong bơ làm từ sữa bò; nó có mùi bơ ôi.
Tên gọi axit butiric xuất phát từ tiếng Latinh butyrum có nghĩa là bơ.
GV liên hệ: Khi bị côn trùng như ong, kiến đốt, kinh nghiệm dân gian là
bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau và sưng. Giải thích vì sao lại bôi vôi
vào chỗ ong, kiến đốt?
Giải thích: trong nọc ong, kiến có chứa axit, khi bôi vôi vào, vôi là bazơ
sẽ trung hòa axit, làm giảm lượng axit và sẽ đỡ đau.
1.3. PHẦN HÓA HỌC LỚP 12
Chương 1: Este
Bài 1: Este
II. Tính chất vật lí
Các este thường có mùi thơm đặc trưng. GV có thể đưa ra một số este
làm ví dụ như: Isoamyl axetat CH3COOCH2CH2CH[CH3]2 có mùi chuối chín;
Etyl butirat CH3CH2CH2COOC2H5 và etyl propionat CH3CH2COOC2H5 có mùi
dứa; Benzyl axetat CH3COOCH2C6H5 có mùi hoa nhài; Geranyl axetat
CH3COOC10H17 có mùi hoa hồng…
Bài 2: Lipit
II.3. Tính chất hóa học
Chất béo là trieste, bị thủy phân trong môi trường axit hoặc bazơ
=> GV liên hệ câu đối:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh trưng xanh
Giải thích vì sao khi ăn thịt mỡ người ta thường ăn kèm với dưa hành?
Giải thích: Thịt mỡ là chất béo. Chất béo có thể bị thủy phân trong môi
trường axit. Dưa hành là chất chua, có axit. Khi ăn thịt mỡ với dưa hành, axit
xúc tác quá trình thủy phân chất béo nên giúp dạ dày tiêu hóa nhanh hơn, đồng

thời đỡ cảm giác ngấy do mỡ.
Sự ôi mỡ => GV liên hệ: Chất béo là dầu thực vật, mỡ động vật, thường
dùng nấu ăn. Không nên dùng dầu rán đi rán lại nhiều lần. Vì sao lại như vậy?
Giải thích: Dầu mỡ sau khi rán rất dễ bị oxi hóa bởi không khí thành
peoxit rồi chuyển thành anđehit. Anđehit là chất gây mùi khó chịu và có hại
cho sức khỏe. Vì vậy không nên dùng dầu qua sử dụng nhiều lần.
Chương 2: Cacbohidrat
Bài 5: Glucozơ
I. Trạng thái tự nhiên
GV liên hệ: đường glucozơ có trong máu người với nồng độ ổn định
khoảng 1%. Nếu vượt quá hàm lượng này sẽ bị bệnh tiểu đường. Nếu thấp hơn
hàm lượng này sẽ bị bệnh hạ đường huyết. Những người ốm không ăn được,
bác sĩ thường phải truyền nước, nước truyền đó chính là dung dịch glucozơ 5%,
được truyền trực tiếp vào máu giúp người ốm mau phục hồi sức khỏe.

16


III. Tính chất hóa học
3. Phản ứng lên men
=> liên hệ: Vì sao hoa quả chín có vị ngọt, nhưng hoa quả chín quá lại có
vị cay?
Giải thích: Hoa quả chín có vị ngọt là do trong hoa quả chín có đường
glucozơ. Nhưng hoa quả chín quá thường có vị cay là do glucozơ đã lên men
thành ancol etylic.
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
II. Tinh bột
2. Cấu trúc phân tử
Tinh bột có 2 loại cấu trúc:

- Tinh bột có cấu trúc mạch không nhánh: amilozơ
- Tinh bột có cấu trúc mạch phân nhánh: amilopectin
GV liên hệ: Trong gạo chứa hỗn hợp amilozơ và amilopectin. Vì sao gạo
nếp lại dẻo?
Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần: amilozơ và amilopectin. Hai loại
này thường không tách rời nhau được. Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là
vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như
không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này
quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột.
Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm
khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường.
Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 90%
làm cho cơm nếp, xôi nếp,… rất dẻo.
3. Tính chất hóa học
a] Phản ứng thủy phân của tinh bột
GV liên hệ: Vì sao vỏ bánh mì ngọt hơn ruột bánh? Vì sao nhai cơm
càng kỹ càng thấy ngọt. Vì sao ta luôn được dặn dò là nên nhai cơm kỹ để đỡ
đau bụng?
Thành phần hóa học của cơm là tinh bột. Trong nước bọt có enzim
amilaza có khả năng thủy phân tinh bột thành mantozơ hoặc glucozơ, nên nhai
cơm kỹ thấy có vị ngọt. Nhai cơm kỹ cũng giúp đỡ làm đau bụng vì cơm được
17


thủy phân ngay từ trong miệng. Nếu nhai cơm không kỹ thì dạ dày sẽ phải làm
việc nhiểu hơn để thủy phân tinh bột.
III. Xenlulozơ
3. Tính chất hóa học
Phản ứng thủy phân của tinh bột và xenlulozơ => liên hệ: Vì sao người
ăn cơm còn bò thì ăn cỏ?

Giải thích: Trong nước bọt của người có enzim amilaza, trong dạ dày
người có axit thủy phân được tinh bột thành glucozơ. Còn nước bọt và dạ dày
bò có enzim xenlulaza xúc tác quá trình thủy phân xenlulozơ, vì vậy bò ăn cỏ,
còn người thì ăn cơm.
Chương 3: Amin
Bài 9: Amin
II. Tính chất vật lí
Các amin đều độc. Trong cây thuốc lá có chứa amin rất độc là nicotin. Vì
vậy hút thuốc lá có hại cho sức khỏe.
III. Tính chất hóa học
Tính bazơ => liên hệ: Trong cá, đặc biệt là cá mè, thường có chứa amin
gây ra mùi tanh. Vì sao khi nấu canh cá, người ta thường nấu chua: nấu dưa,
nấu khế, nấu me… ?
Giải thích: Vì trong cá có amin, vừa độc lại có mùi tanh. Trong các quả
chua thường có axit, axit có khả năng phản ứng với amin. Vì vậy để khử bớt
amin và khử mùi tanh của cá, người ta thường nấu chua.
Tương tự, học sinh có thể giải thích việc người ta khử mùi tanh trên dao,
thớt mổ cá bằng giấm hay bằng chanh, quất…
Bài 10: Aminoaxit
Bảng 3.2 Một số aminoaxit
Axit glutamic: GV có thể liên hệ bột ngọt [mì chính] chính là muối
mononatri của axit glutamic.
Bài 11: Peptit và protein
II. Protein
3.a. Tính chất vật lí
Hiện tượng protein đông lại khi đun nóng hay dưới tác dụng của môi
trường axit, bazơ gọi là sự đông tụ protein => GV liên hệ sự đông tụ protein
trong việc luộc trứng, biết rằng thành phần của trứng là protein. Khi nấu canh
cua, nước gạch cua đun lên tạo thành gạch cua đóng thành mảng, sự đông máu,
quá trình ủ sữa chua cũng đều là sự đông tụ protein. Vắt chanh [axit] vào sữa

cũng làm cho sữa bị đông tụ.
Protein dạng sợi [tóc, tơ tằm…] khi đốt có mùi khét => liên hệ phân biệt
vải tơ tằm [protein] và vải tổng hợp, phân biệt áo da thật [protein] với áo da
giả…
Chương 4: Polime
I. Khái niệm
Gv yêu cầu HS liên hệ lại bài cũ đưa ra một số công thức polime đã học:
Xenlulozơ [C6H10O5]n: có trong thân thực vật
Tinh bột [C6H10O5]n: có trong các loại ngũ cốc: gạo, ngô, khoai, sắn...
18


Polietilen [PE] –[CH2-CH2]-n: túi nilon
Poli [vinyl clorua] [PVC] –[CH2-CHCl]-n: ống nhựa dẫn nước, nhựa bọc
dây điện...
III. Tính chất vật lí
Chất nhiệt dẻo: GV ví dụ nung nóng nhựa PE, PVC...
Chất nhiệt rắn: GV ví dụ sự cháy của xenlulozơ, giấy...
Bài 13: Đại cương về polime
Bài 14: Vật liệu polime
I. Chất dẻo\
Polyetilen màu trắng, không dẫn điện, không dẫn nhiệt, không cho nước
và không khí thấm qua => được dùng bọc dây điện, bọc hàng, làm màng mỏng
che mưa…
Poli [vinyl clorua] làm vật liệu cách điện, cách nhiệt… Màng PVC dùng
để sản xuất áo mưa, mái hiên, đóng gói sản phẩm…, nhựa PVC dùng làm ống
dẫn nước, dây cáp điện…
Polipropilen không màu, không mùi, không vị, không độc… => dùng
làm bao bì bảo quản thực phẩm, đựng lương thực, ngũ cốc…
Poli [metyl metacrylat] được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ do khả

năng cho ánh sánh truyền qua tốt. Thủy tinh hữu cơ rất cứng và bền với nhiệt,
với nước, axit và bazơ và một số dung môi khác. Ưu điểm của thủy tinh hữu cơ
là khi vỡ nó không tạo thành các mảnh có cạnh sắc. Thủy tinh hữu cơ thường
được dùng để làm kính máy bay, ô tô, kính bảo hiểm…
II. Tơ
Phân biệt tơ tằm [tơ thiên nhiên] với tơ nhân tạo [tơ visco, tơ axetat]?
Trả lời: Tơ tằm khi đốt sợi tơ co lại thành cục, cháy có mùi khét như đốt
tóc và bị vón lại thành cục nhỏ màu nâu đen, lấy ngón tay bóp thì tan [dưới tác
dụng của nhiệt, protit trong tơ tằm phân hủy thành những chất có mùi khét].
Còn tơ nhân tạo như tơ visco thì khi đốt không có mùi khét.
Chương 5: Đại cương về kim loại
Bài 18: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại
I. Tính chất vật lí
Các kim loại có tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim
- Các kim loại có tính dẫn điện nên người ta dùng kim loại làm lõi dây
điện. Tính dẫn điện: Ag > Cu > Au > Al > Fe… => người ta thường dùng đồng
làm dây dẫn điện, đồng dẫn điện kém bạc nhưng đồng rẻ, không dùng bạc vì
bạc đắt. Có thể dùng nhôm trong những trường hợp dây cáp lớn. Tính dẫn điện
của nhôm kém đồng nhưng nhôm có ưu điểm là nhẹ, sẽ giảm tải trọng cho các
cột điện…
- Nói chung, các kim loại dẫn điện tốt thì dẫn nhiệt cũng tốt. kim loại
dẫn nhiệt tốt nên được dùng làm xoong, nồi. Người ta thường dùng nhôm làm
xoong nồi vì nhôm nhẹ và bền.
- Về nhiệt độ nóng chảy: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
thủy ngân [t0nc = -390C]. Ở nhiệt độ thường thủy ngân là tồn tại trạng thái lỏng,
được dùng trong các nhiệt kế thủy ngân. Kim loại có nhiệt độ cao nhất là
19


vonfram [t0nc = 34100C] => ứng dụng dùng vonfram làm dây tóc bóng đèn, vì ở

khoảng 30000C, vonfram chưa nóng chảy mà phát sáng mạnh.
- Kim loại cứng nhất là crom, nên crom có thể dùng làm dao cắt kính.
II. Tính chất hóa học
1. Tác dụng với phi kim
+ Tác dụng với oxi
Hầu hết kim loại tác dụng được với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ
cao, sinh ra oxit kim loại.
GV liên hệ: Tục ngữ có câu: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Tại sao
người ta lại dùng lửa để thử vàng?

Giải thích: Vì vàng là kim loại yếu nhất trong số các kim loại, không có
khả năng phản ứng với oxi ngay cả ở nhiệt độ cao. Vì vậy nếu đốt vàng trong
không khí, không xảy ra phản ứng của vàng với oxi và vàng không đổi màu.
[Thông thường các kim loại khác bị hóa đen do bị oxi hóa bởi oxi thành oxit].
Vì vậy người ta dùng lửa để thử vàng.
Bài 20: Sự ăn mòn kim loại
III. Chống ăn mòn kim loại
- Chống ăn mòn hóa học: phương pháp bảo vệ bề mặt: sơn, mạ, tráng
men, bôi dầu mỡ…
- Chống ăn mòn bằng phương pháp điện hóa: Nối kim loại cần bảo vệ
với kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hóa.
=> GV liên hệ: Vì sao để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta thường gắn
các miếng kẽm ở phía đuôi tàu?
Giải thích: Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép. Gang thép là hợp
kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Đi lại trên biển, thân tàu tiếp
xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn,
gây hư hỏng.
Để bảo vệ thân tàu thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang
thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển. Nhưng ở phía đuôi tàu, do
tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa

đủ. Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu. Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn
mòn điện hóa. Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị ăn mòn, còn sắt thì
được bảo vệ. Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo
định kì. Việc này đỡ tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu.
Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm
20


Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
B – Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
II. Natri hidrocacbonat
Muối NaHCO3 dùng để chữa bệnh đau dạ dày. Giải thích vì sao?
GV giải thích: Trong dạ dày có chứa dung dịch axit HCl. Người bị đau
dạ dày là người có nồng độ dung dịch axit HCl cao làm dạ dày bị bào mòn.
NaHCO3 dùng để làm thuốc trị đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung
dịch HCl có trong dạ dày nhờ có phản ứng hóa học.
NaHCO3 +HCl → NaCl +CO2 + H2O
Bài 26: Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ
B – Một số hợp chất quan trọng của canxi
1. Canxi hidroxit
Canxi hidroxit còn có tên gọi là vôi tôi. Vôi tôi có được khi cho vôi sống
vào nước.
CaO + 2H2O → Ca[OH]2
GV liên hệ: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bóc lên mù
mịt, nước vôi như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm
cho tính mạng của người và động vật. Do đó cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc
sau khi tôi vôi ít nhất 2 ngày ?
Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit:
CaO + H2O → Ca[OH]2
Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi đem

theo cả những hạt Ca[OH]2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng. Do nhiệt tỏa
ra nhiều nên nhiệt độ của hố vôi rất cao. Do đó người và động vật cần tránh xa
hố vôi để tránh rơi xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nước vôi trong là dung dịch Ca[OH]2
GV có thể liên hệ tiếp: các thùng nước vôi hoặc hố vôi để lâu ngày
thường xuất hiện một lớp váng trên bề mặt. Thành phần hóa học của lớp váng
này là gì?
Trả lời: Thùng nước vôi hoặc hố vôi để lâu ngày thường xuất hiện lớp
váng trên bề mặt là do xảy ra phản ứng giữa vôi với CO2 trong không khí:
Ca[OH]2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Lớp váng này chính là CaCO3
2. Canxi cacbonat
Giải thích câu tục ngữ “nước chảy đá mòn”
Thành phần chủ yếu của đá là CaCO3. Trong không khí có khí CO2 nên
nước hòa tan một phần. Do đó xảy ra phản ứng hóa học :
CaCO3 + CO2 + H2O  Ca[HCO3]2 [tan]
Khi nước chảy cuốn theo Ca[HCO3]2, theo nguyên lí dịch chuyển cân
bằng thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo phía phải. Kết quả là sau một thời gian
nước đã làm cho đá bị bào mòn dần.
Phản ứng trên cũng được dùng để giải thích sự hình thành hang động
trong các dãy núi đá vôi
Đối với quá trình ngược lại, GV liên hệ giải thích sự hình thành thạch
nhũ trong hang động ở các núi đá vôi:
21


Nước ngầm thường có chứa Ca[HCO 3]2. Khi có sự thay đổi về nhiệt độ
và áp suất, Ca[HCO3]2 bị phân hủy:
Ca[HCO3]2  CaCO3 + CO2 + H2O
Lớp CaCO3 dần dần tích lại ngày càng nhiều tạo thành thạch nhũ trong

hang động.
C- Nước cứng
Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lâu ngày thấy xuất hiện lớp
cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời - là nước có
chứa Ca[HCO3]2 và Mg[HCO3]2. Khi nấu nước lâu ngày thì xảy ra phương trình
hóa học:
Ca[HCO3]2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg[HCO3]2 → MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn.
Để tẩy lớp căn này thì dùng dung dịch axit, ví dụ giấm [CH 3COOH 5%]
cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.
Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
A. Nhôm
III. Tính chất hóa học
Giải thích hiện tượng: “ Một nồi nhôm mới mua về còn sáng màu trắng
bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành
màu xám đen?”
Giải thích: Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực
tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê
và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại
nước chứa nhiều sắt “là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen. Vì nhôm có
tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẻ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion
sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, làm nồi nhôm bị đen.
B. Một số hợp chất quan trọng của nhôm
III. Nhôm sunfat
Phèn chua có công thức hóa học là K 2SO4.Al2[SO4]3.24H2O. Vì sao phèn
chua lại làm trong nước ?
Phèn chua không độc, có vị chát chua, ít tan trong nước lạnh nhưng tan
rất nhiều trong nước nóng. Khi cho phèn chua vào nước sẽ phân li ra ion Al 3+.

Chính ion Al3+ này bị thủy phân theo phương trình:
22


Al3+ + 3H2O → Al[OH]3↓ + 3H+
Kết quả tạo ra Al[OH]3 là chất kết tủa dạng keo nên khi khuấy phèn chua
vào nước, nó kết dính các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành hạt đất to
hơn, nặng và chìm xuống làm trong nước.
Chương 9: Hóa học và các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội , môi trường
Bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội
III. Hoá học với việc bảo vệ sức khoẻ con người
2. Một số chất gây nghiện, chất ma túy, phòng chống ma túy
Ma tuý dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể con người có thể làm thay đổi
một hay nhiều chức năng sinh lí.
Hoá học đã nghiên cứu làm rõ thành phần hoá học của những chất ma
tuý tự nhiên, ma tuý nhân tạo và tác dụng sinh lí của chúng. Từ đó sử dụng
chúng như là một loại thuốc chữa bệnh hoặc ngăn chặn tác hại của các chất gây
nghiện.
Ma tuý gồm những chất bị cấm như thuốc phiện, cần sa, heroin, cocain,
một số thuốc được dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc như moocphin, seduxen,
những chất hiện nay chưa bị cấm sử dụng như thuốc lá, rượu…
Ma tuý có tác dụng ức chế, giảm đau, kích thích mạnh mẽ hoặc gây ảo
giác.
Ma tuý được phân loại theo nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo hoặc theo
mức độ gây nghiện. Dưới đây là một số chất gây nghiện phổ biến:
• Rượu: Tuỳ thuộc nồng độ và cách sử dụng, rượu có thể tác dụng tốt
hoặc làm suy yếu nghiêm trọng sức khoẻ con người. Với nhiều người, uống
một lượng nhỏ rượu cũng dẫn đến phản ứng chậm chạp, xử trí kém linh hoạt,
thần kinh dễ bị kích động gây ra những trường hợp đáng tiếc như tai nạn, hành
động bạo ngược…Trong rượu thường chứa một chất độc hại là etanal CH 3CHO, gây nôn nao khó chịu, nếu nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.

• Nicotin: [C10H14N2] có nhiều trong cây thuốc lá. Nó là chất lỏng sánh
như dầu, không màu, có mùi thuốc lá, tan được trong nước. Khi hút thuốc lá,
nicotin thấm vào máu và theo dòng máu đi vào phổi. Nicotin là một trong
những chất độc mạnh [từ 1 đến 2 giọt nicotin có thể giết chết một con chó], tính
độc của nó có thể sánh với axít xianhiđric HCN. Nicotin chỉ là một trong số các
chất hoá học độc hại có trong khói thuốc lá [trong khói thuốc lá có chứa tới
1400 hợp chất hoá học khác nhau]. Dung dịch nicotin trong nước được dùng
làm thuốc trừ sâu cho cây trồng. Những người nghiện thuốc lá thường mắc
bệnh ung thư phổi và những bệnh ung thư khác.
• Cafein: [C8H10N4O2] có nhiều trong hạt cà phê, lá chè. Cafein là chất
kết tinh không màu, vị đắng, tan trong nước và rượu. Cafein dùng trong y học
với lượng nhỏ có tác dụng gây kích thích thần kinh. Nếu dùng cafein quá mức
sẽ gây bệnh mất ngủ và gây nghiện.
• Moocphin: Có trong cây thuốc phiện, còn gọi là cây anh túc. Moocphin có
tác dụng làm giảm hoặc mất cảm giác đau đớn. Từ moocphin lại tinh chế được
heroin có tác dụng hơn moocphin nhiều lần, độc và rất dễ gây nghiện.

23


• Hassish: là hoạt chất có trong cây cần sa còn gọi là bồ đà có tác dụng chống
co giật, chống nôn mửa nhưng có tác dụng kích thích mạnh và gây ảo giác.
• Thuốc an thần như là seduxen, meprobamat… có tác dụng chữa bênh,
gây mất ngủ, dịu cơn đau nhưng có tác dụng gây nghiện.
• Amphetamin: Chất kích thích hệ thần kinh dễ gây nghiện, gây
choáng, rối loạn thần kinh nếu dùng thường xuyên.
Nghiện ma tuý sẽ dẫn đến rối loạn tâm, sinh lí. Thí dụ như: rối loạn tiêu
hoá, rối loạn chức năng thần kinh, rối loạn tuần hoàn, hô hấp. Tiêm chích ma
tuý gây truỵ tim mạch dễ dẫn đến tử vong.
Do đó, để phòng chống ma tuý, không được dùng một số thuốc chữa

bệnh quá liều chỉ định của bác sĩ, không sử dụng thuốc khi không biết tính
năng tác dụng và luôn nói không với ma tuý.
2. KHẢO SÁT
2.1. Phiếu khảo sát
PHIẾU KHẢO SÁT
SUY NGHĨ CỦA CÁC EM VỚI MÔN HÓA HỌC
Thân chào các em học sinh !
Đây là phiếu khảo sát ý kiến các em về bộ môn Hóa học. Rất mong sự đóng
góp ý kiến từ các em để hoạt động giảng dạy ngày càng tốt hơn.
Hãy đánh dấu vào những ô em đồng ý. Với các câu hỏi 1, 2, 5 và 6, em hãy
đánh dấu vào 1 ô mà em thấy là phù hợp với em nhất. Với các câu hỏi 3 và 4,
em có thể đánh dấu nhiều hơn 1 ô.
Em là học sinh lớp ………..
Câu 1: Sự hứng thú học môn Hóa ở các em thuộc mức nào dưới đây?
Thích 
Bình thường 
Không thích 
Câu 2: Theo em môn Hoá dễ hay khó?
Khó 
Vừa 
Dễ 
Câu 3: Em thích học môn Hóa vì:
Môn hoá là một trong những môn thi vào các trường ĐH, CĐ

Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu

Kiến thức dễ nắm bắt

Liên hệ thực tế nhiều


Ý kiến khác [nêu ra]: .................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Câu 4: Em không thích học môn Hóa vì:
Môn hoá rất khó hiểu, rắc rối, khó nhớ

Thầy cô dạy khó hiểu, giờ học nhàm chán

Môn hoá không giúp ích gì cho cuộc sống

Bị mất căn bản môn hóa

Ý kiến khác: ..............................................................................................
....................................................................................................................
24


....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Câu 5: Trong giờ học môn Hoá em thường:
Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến

Nghe giảng một cách thụ động

Không tập trung

Ý kiến khác: ..............................................................................................

....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Câu 6: Trong các giờ học thầy cô có liên hệ thực tế vào bài giảng, em thấy:
Rất hấp dẫn, em rất hào hứng muốn nghe

Cũng bình thường, em không quan tâm lắm

Không cần thiết

Ý kiến khác: ..............................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Cảm ơn các em!
2.2. Kết quả khảo sát
Cuộc khảo sát được tiến hành với các lớp 11A, 11B, 12M trên tổng số
132 học sinh. Kết quả cụ thể như sau:
- Sự hứng thú học môn Hóa ở các em thuộc mức nào dưới đây?
Thích: 34 [25,8 %]
Bình thường: 82 [62,1 %]
Không thích: 16 [12,1 %]
Qua những số liệu trên, ta thấy môn Hóa học là một môn học bình
thường đối với học sinh. Nhìn chung, tỉ lệ học sinh thích môn Hóa hơn gấp đôi
tỉ lệ học sinh không thích môn Hóa. Đây là một con số đáng mừng đối với bộ
môn Hóa học.
- Theo em môn hoá dễ hay khó?
Khó 76 [57,6 %]

Vừa 54 [40,1 %]
Dễ 2 [1,5% ]
Như vậy, đa phần học sinh đều nhận xét rằng môn Hóa học là một môn
học khó, nhưng cũng không ít học sinh cho rằng môn Hóa chỉ ở mức độ vừa.
- Em thích học môn Hóa vì:
Môn hoá là một trong những môn thi vào các trường ĐH, CĐ: 60
[45,5 %]
Bài học sinh động, thầy cô dạy vui vẻ, dễ hiểu: 21 [15,9 %]
Kiến thức dễ nắm bắt: 1 [0,8 %]
25


Video liên quan

Chủ Đề