Vì sao không tắm nắng khi nhiệt độ cao

Tắm nắng được xem là cách dễ dàng nhất để bổ sung vitamin D cho trẻ em phòng ngừa bệnh còi xương. Hầu hết sản phụ sau sinh đều được bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn cho trẻ tắm nắng càng sớm càng tốt và chỉ nên phơi nắng trước 8h sáng.

Mới đây các nhà khoa học trên thế giới đã công bố tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều không có tác dụng giúp cơ thể sản sinh vitamin D. Khuyến cáo này được xây dựng dựa vào các kết quả nghiên cứu về sự khác biệt của tác động sinh học giữa các loại tia khác nhau có trong ánh nắng mặt trời.

Ánh nắng mặt trời bao gồm các loại tia nhìn thấy được [cầu vồng bảy màu] và tia không nhìn thấy được còn gọi tia cực tím [tia UV].

Dựa vào bước sóng và tính chất sinh học khác nhau, tia UV được chia làm 3 loại UVA, UVB và UVC. Trong đó UVC có bước sóng ngắn nhất [200-290 nm] và là loại tia độc hại nhất cho sức khỏe con người. May mắn 100% tia UVC bị hấp thu bởi tầng ozone trước khi đến được mặt đất.

Tia UVA có bước sóng dài nhất [320-400 nm] và chiếm 95 % tổng số bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất. UVA có khả năng xuyên thấu tầng ozone, mây, nước, các lớp kính, quần áo mỏng và ngay cả kem chống nắng không có phổ rộng.

Điều này đồng nghĩa cứ có ánh nắng mặt trời là có tia UVA, từ sáng sớm tới chiều tà, ngay cả những lúc mây mù âm u hoặc trời mưa. Tia UVA xuyên qua được lớp da tới tận lớp hạ bì làm tổn thương tế bào đáy, là nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da, sạm da và tăng nguy cơ ung thư da. Tia UVA hoàn toàn không có chức năng tổng hợp vitamin D.

Tia UVB là loại tia duy nhất có tác dụng kích thích tiền chất vitamin D3.UVB có bước sóng ngắn hơn UVA [290-320 nm] và khoảng 95% tia UVB bị hấp thụ bởi tầng ozone. Việc tăng chiều dài đường đi khi UVB xuyên qua tầng ozone sẽ dẫn đến giảm số lượng photon UVB chạm được tới bề mặt Trái Đất.

Điều này giải thích vì sao tia UVB mạnh nhất vào lúc giữa ngày khi tia chiếu thẳng góc với mặt đất.Trong khoảng thời gian này, tia UVB chiếm 3-5% tổng lượng bức xạ được chiếu xuống Trái Đất. Trước 9h sáng và sau 4h chiều, tia UVB bị hấp thu gần như hoàn toàn bởi tầng ozone, chỉ có chủ yếu tia UVA nên vitamin D sẽ không được tổng hợp nếu phơi nắng.

Dù có lợi ích giúp tổng hợp vitamin D là nội tiết tố quan trọng cho cơ thể, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên với cường độ mạnh, tia UVB cũng có thể gây cháy da, sạm da và tăng nguy cơ ung thư da. Khác với UVA, tia UVB không xuyên qua nước, mây, quần áo, kính và kem chống nắng.

Tác động của các loại tia UV đến da.

Thế nào là phơi nắng đúng cách

Làn da của trẻ mỏng chỉ bằng 1/5 da người lớn. Trước 3 tuổi, lớp sừng ở thượng bì của da rất mỏng và ít melanin, da bé hoàn toàn không có khả năng chống bức xạ của tia UV.

Để phòng ngừa những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da mỏng manh của trẻ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ mới đây khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng tuổi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Đối với trẻ lớn và người lớn, thời gian ánh nắng mặt trời nhiều tia UVB giúp cơ thể sản sinh vitamin D nhiều nhất là giữa trưa. Tuy nhiên phơi nắng vào thời điểm này dễ gây tổn thương da.

Theo định luật Shadow trong hấp thụ vitamin D của giáo sư Edward Gorham, Đại học California, Mỹ, khi độ dài của bóng cơ thể ngắn hơn chiều cao của cơ thể là thời điểm thích hợp nên phơi nắng.Thời gian phơi nắng phù hợp nhất ở Việt Nam là trong khoảng 9-10h sáng hoặc từ 3-4h chiều.

Hầu hết mọi người có thể tạo đủ vitamin D khi ra nắng hàng ngày trong khoảng thời gian nêu trên 10-15 phút với cẳng tay, bàn tay hoặc chân không che chắn và không dùng kem chống nắng. Cách phơi nắng này có thể cung cấp đủ lượng vitamin D theo khuyến cáo từ các viện dinh dưỡng trên thế giới là 600-1000 IU/ngày cho trẻ từ 1-18 tuổi và 800-1000 IU/ngày cho người lớn.

Ngoài tắm nắng, một số thực phẩm như cá hồi, cá tuyết, cá thu, sữa, lòng đỏ trứng... cũng cung cấp vitamin D nhưng chỉ khoảng 5% nhu cầu cần thiết mỗi ngày. Trong trường hợp không thể phơi nắng, thực phẩm không đủ cung cấp nhu cầu vitamin D cần thiết, có thể sử dụng biện pháp bổ sung vitamin D bằng thuốc nhỏ giọt hoặc dang xịt cho trẻ em và viên vitamin D cho người lớn.

Vài năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin D không chỉ là vitamin mà thật sự là nội tiết tố đóng vai trò quan trọng trong duy trì sức khỏe. Vitamin D ngoài vai trò điều hòa canxi và hormone cận giáp còn có tác động đến hệ thống cơ-thần kinh, insulin,ảnh hưởng đến một số bệnh mạn tính như loãng xương, đái tháo đường type2, ung thư, bệnh tim mạch, bệnh nhiễm trùng, bệnh tự miễn.

Thiếu vitamin D còn liên quan với các tai biến sản khoa như sinh non, sinh con nhẹ cân, tiền sản giật và ngay cả nguy cơ vô sinh.

Bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan
Trưởng Nhóm Nghiên cứu Cơ Xương, Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Theo định luật Shadow trong hấp thụ vitamin D của giáo sư Edward Gorham, Đại học California, Mỹ, khi độ dài của bóng cơ thể ngắn hơn chiều cao là thời điểm thích hợp nên phơi nắng. Tia UVB là loại tia duy nhất có tác dụng kích thích tiền chất vitamin D3. Trước 9h sáng và sau 4h chiều, tia UVB bị hấp thu gần như hoàn toàn bởi tầng ozone, chỉ có chủ yếu tia UVA nên vitamin D sẽ không được tổng hợp nếu phơi nắng. Do đó, thời gian phơi nắng phù hợp nhất ở Việt Nam trong khoảng 9 đến 10h sáng hoặc từ 3 đến 4h chiều.

Bác sĩ Cao Thanh Ngọc, Khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biếtkhi cơ thể hấp thụ một lượng tia tử ngoại vừa đủ sẽ chuyển hóa một số chất trong mỡ dưới da thành vitamin D, phòng ngừa được bệnh loãng xương.

Tuy nhiên không phải phơi nắng càng nhiều càng tốt. Tia tử ngoại trong ánh nắng có bước sóng từ 340 mm trở lên làm cho da nhanh đen, lão hóa sớm, khô, nhăn, thậm chí ung thư da. Người đi nắng nhiều nhưng không đeo kính chống tia tử ngoại có thể bị bệnh đục thủy tinh thể.

"Mọi người nên ra nắng hàng ngày trong khoảng 10 đến 15 phút với cẳng tay, bàn tay hoặc chân không che chắn và không dùng kem chống nắng. Mùa đông đi bộ ngoài trời 30 phút đã có thể bổ sung đầy đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể", bác sĩ Ngọc nói.

Tắm nắng giúp cơ thể bổ sung vitamin D, phòng ngừa loãng xương. Ảnh: Daily Sun

Bác sĩ Phan Cao Minh, Khoa Nhi, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, cho biết trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh nên tắm không quá 20 phút một lần.

Mùa hè, trời nắng sớm, phụ huynh nên tranh thủ cho bé tắm nắng sớm để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ. Thời gian lý tưởng khoảng 6-7h sáng. Vào những ngày nắng nóng quá oi bức, cha mẹ hạn chế cho bé tắm nắng nhằm giảm thiểu nguy cơ mất nước khi bé bị đổ mồ hôi nhiều.

Trời mùa đông thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn, ánh nắng yếu. Do đó nên đợi đến khi trời ấm hơn mới cho bé tắm nắng. Vào những ngày thời tiết quá lạnh, hay khi trời nhiều gió, cha mẹ không nên cho bé tắm nắng để đảm bảo sức khỏe. Nên chọn nơi tắm nắng yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé.

Cẩm Anh

Từ lâu nay, nhiều người luôn giữ thói quen tắm nắng cho trẻ sơ sinh với suy nghĩ ánh nắng có thể hỗ trợ cung cấp vitamin D, giúp bé cứng cáp và khỏe mạnh hơn. 
Vậy, liệu tắm nắng có thực sự cần thiết cho trẻ? 

Tác động của ánh nắng mặt trời tới cơ thể con người Như đã biết, tia nắng có thể giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D dưới da. Tuy nhiên, chỉ có tia UVB là tia duy nhất giúp kích thích tiền tố vitamin D dưới da chuyển hóa thành vitamin D3, các tia UVA, UVC thì không có chức năng này. - Tia UVC có bước sóng ngắn bị tầng ozone và khí quyển hấp thụ hoàn toàn, không đến được mặt đất nên không đáng lo ngại.  - UVA là tia có bước sóng dài nhất và chiếm tới 95% tổng bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái đất. Thậm chí cả khi trời âm u, mây mù, ánh nắng mặt trời đã yếu đi thì tia UVA vẫn tồn tại. Tia này có thể xuyên qua mây, nước, các lớp kính, quần áo mỏng,… và xuyên qua được lớp da tới tận lớp hạ bì, gây tổn thương tế bào đáy. Đây là nguyên nhân chính gây sạm da, lão hóa da và tăng nguy cơ ung thư da.  - Tia UVB có bước sóng trung, bị tầng ozone hấp thụ phần lớn, khi mặt trời lên cao tia UVB đi qua lớp khí quyển tạo góc 50o so với đường chân trời. Vì thế, tia UVB chỉ đến tới được mặt đất trong khoảng thời gian từ sau 9h sáng đến trước 15h chiều. Nên việc tắm nắng càng sớm càng tốt để trẻ nhận vitamin D là không có tác dụng như nhiều người lầm tưởng. Bạn có thể nhận được tia UVB tốt nhất khi chiều cao cơ thể lớn hơn chiều dài bóng nắng của bạn.

Tắm nắng đúng cách cho trẻ

Sự phơi nhiễm bức xạ UV và tổng hợp vitamin D chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: Mùa trong năm, thời gian trong ngày, độ dài của ngày, mây che phủ, khói bụi, hàm lượng melanin trên da và kem chống nắng, quần áo,... Một lượng nhỏ tia cực tím rất cần thiết cho việc sản xuất vitamin D ở người, nhưng việc tiếp xúc quá nhiều có thể dẫn đến các ảnh hưởng sức khỏe cấp tính và mãn tính đối với da, mắt và hệ miễn dịch. 

Để đảm bảo hiệu quả tắm nắng, giảm thiểu tác động xấu tới cơ thể của trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý:

  • Không tắm nắng cho trẻ dưới 12 tháng.
  • Không tắm nắng buổi sáng sớm và chiều muộn.
  • Tắm 5 - 30 phút tùy theo mùa, ít nhất hai lần một tuần cho vùng cánh tay, chân hoặc lưng mà không dùng kem chống nắng.
  • Không để ánh nắng chiếu vào vùng mặt.
  • Tắm nắng khi bóng nắng ngắn hơn chiều cao cơ thể [khoảng 9h - 15h].
  • Đảm bảo khi tắm nắng khiến da trẻ hồng hào, ấm lên.

Cần cân nhắc giữa lợi ích tắm nắng và nguy cơ tổn thương da, ung thư da. Cấu trúc da của trẻ, đặc biệt với nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa hoàn chỉnh và dễ bị tổn thương bởi các tia UV. Hơn nữa, sự thay đổi khí hậu trong những năm gần đây cũng như mức độ ô nhiễm gia tăng của môi trường sống khiến việc tắm nắng cho trẻ không còn thích hợp. Do đó, việc chủ đích tắm nắng để lấy vitamin D cho nhóm trẻ này hiện không còn được khuyến khích bởi nhiều cơ quan y tế trên thế giới, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới [WHO]. 
Có cần thiết bổ sung vitamin D?  Những đối tượng không được tắm nắng đầy đủ nên bổ sung chế phẩm vitamin D theo khuyến cáo chuyên gia. Theo cân nhắc hiện nay của WHO, việc cung cấp vitamin D cho nhóm trẻ dưới 5 tuổi bằng thuốc bổ sung vitamin D thông qua đường uống được khuyến khích. Điều này vừa đảm bảo trẻ nhận đủ liều vitamin D cần thiết, vừa ngăn ngừa những nguy cơ gây hại tới sức khỏe. 

Khi bổ sung vitamin D, trẻ có cần phơi nắng nữa không?


Hoạt động phơi nắng chủ đích lấy vitamin D là không cần thiết. Tuy nhiên, các hoạt động sinh hoạt ngoài trời cho nhóm trẻ này là quan trọng, không chỉ cho việc lấy vitamin D mà còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch và giảm thời gian hoạt động thụ động [như sử dụng điện thoại, xem TV,…]. Do đó, phụ huynh nên khuyến khích trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời vào những khung giờ không quá nắng gắt và chứa nhiều UV, việc làm này có thể mang lại nhiều lợi ích vượt trội hơn là chủ đích lấy vitamin D.

--------------

Để được hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ:

•    Bệnh viện Quốc tế Vinh

•    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại 02383.968.888/0901.74.71.73

Video liên quan

Chủ Đề