Mua tiểu đường hoàn ở đâu

Sau khi được chẩn đoán đái tháo đường [bệnh tiểu đường], việc điều trị sẽ được tiến hành. Tùy vào nhận định của bác sĩ và mục tiêu điều trị mà việc chọn lựa chế độ điều trị sẽ khác nhau tùy bệnh nhân. Nhìn chung, bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 sẽ được kê các loại thuốc uống còn bệnh nhân đái tháo đường type 1 sẽ dùng Insulin để điều trị.

Các thuốc cho bệnh đái tháo đường [bệnh tiểu đường] có nhiều loại và tác dụng bằng nhiều cách khác nhau. Trong bài viết này, bác sĩ Mai Trọng Trí sẽ cung cấp những thông tin về các các thuốc viên điều trị đái tháo đường, những thông tin về các loại Insulin và cách sử dụng, những quan điểm sai lầm phổ biến của người bệnh về các thuốc điều trị đái tháo đường xin được trình bày trong những bài viết khác.

Các nhóm thuốc viên dùng để điều trị đái tháo đường gồm:

  • Nhóm ức chế men Alpha-Glucosidase
  • Nhóm Biguanide
  • Nhóm ức chế men DPP4
  • Nhóm Sulfonylureas
  • Nhóm TZD
  • Nhóm ức chế kênh SGLT2
  • Các loại thuốc phối hợp

NHÓM ỨC CHẾ MEN ALPHA- GLUCOSIDASE

Acarbose [Glucobay] là thuốc thuộc nhóm ức chế men Alpha- Glucosidase. Thuốc này giúp ngăn chặn tình trạng phân cắt các chất đường đa [có trong bánh mì, khoai tây, cơm…] thành những phân tử đường nhỏ hơn trong ruột non, từ đó làm giảm đường huyết trong cơ thể. Thuốc làm giảm đường huyết sau ăn và nên được dùng sau miếng cơm đầu tiên. Tác dụng phụ có thể gặp là đầy hơi và tiêu chảy.

NHÓM BIGUANIDE

– Metformin [Glucophage] là thuốc thuộc nhóm Biguanide. Thuốc này giúp giảm đường huyết bằng cách ngăn không cho gan tạo thêm đường và giúp mô cơ dễ sử dụng Glucose hơn. Metformin thường được dùng sau ăn, một hoặc nhiều lần mỗi ngày. Một số bệnh nhân có thể bị tiêu chảy khi dùng thuốc nhưng sẽ tránh được nếu dùng thuốc chung với thức ăn hoặc ngay sau ăn, dùng liều thấp tăng dần, dùng các thuốc thế hệ mới hoặc cơ thể sẽ quen dần.

– Phenformin cũng là một thuốc trong nhóm này nhưng đã bị cấm dùng từ lâu do làm tăng nguy cơ nhiễm toan máu. Mặc dù vậy, nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc vẫn có thể được trộn thêm hoạt chất này nên người bệnh cần thận trọng khi mua các thuốc không có xuất xứ rõ ràng hoặc không được kê bởi bác sĩ.

NHÓM ỨC CHẾ MEN DPP4

Đây là nhóm thuốc mới có thể giúp kiểm soát đường huyết nhưng ít gây hạ đường huyết. Chúng thường có tên gọi kết thúc bằng chữ Gliptin. Thuốc giúp ngăn hủy nội tiết tố GLP1 trong cơ thể. GLP1 được tiết ra từ ruột sau khi chúng ta ăn hoặc uống các chất tinh bột hoặc đường, giúp kiểm soát đường huyết. Mặc dù vậy, chất GLP1 bị hủy rất nhanh bởi men DPP4 nên mất đi hoạt tính. Nhóm thuốc này giống như tên gọi, đã ngăn không cho men DPP4 tác dụng từ đó giữ lại khả năng hoạt động của chất GLP1. Các thuốc này ít có tác dụng phụ [ngoại trừ những bệnh nhân được chẩn đoán suy tim nên thận trọng khi dùng Saxagliptin].

NHÓM SULFONYLUREAS [SU]

Gliclazide [Diamicron], Glimepiride [Amaryl] là những thuốc thế hệ mới, trong khi đó Glibenclamide [thường được kết hợp với Metformin dưới tên gọi Glucovance] là thuốc thuộc thế hệ cũ hơn. Các thuốc này kích thích tuyến tụy tiết ra Insulin nên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tác dụng phụ là hạ đường huyết quá mức nhưng thường gặp ở Glibenclamide hơn những thuốc thế hệ mới. Trên những người bệnh dễ bị hạ đường huyết nên tránh dùng các thuốc nhóm này. Nhóm SU thường được khuyên dùng trước các bữa ăn.

NHÓM TZD

Pioglitazone [Actos] là thuốc duy nhất thuộc nhóm này có mặt ở Việt Nam. Chúng có tác dụng làm mô cơ và mỡ nhạy hơn với Insulin cũng như ngăn không cho gan tạo ra thêm đường trong cơ thể nên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Các thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng suy tim, thiếu máu hoặc dễ gây tăng cân nên việc sử dụng cần cân nhắc và thảo luận kỹ với bác sĩ điều trị.

NHÓM ỨC CHẾ KÊNH SGLT2

Thuốc thuộc nhóm này giúp tăng thải đường qua nước tiểu nên giúp giảm đường huyết. Nhóm này thường có tên kết thúc bằng chữ Flozin. Đây cũng là nhóm thuốc mới giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả mà ít gây hạ đường huyết. Ngoài ra chúng còn có thể giúp giảm cân tốt nếu kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện đúng cách. Vì thuốc làm tăng đường trong nước tiểu nên có thể làm người bệnh bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm đường tiểu. Vì vậy, người bệnh cần chú ý uống nhiều nước, giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh tác dụng phụ này.

CÁC LOẠI THUỐC PHỐI HỢP

Các thuốc trên tác dụng bằng nhiều cách khác nhau nên có thể phối hợp với nhau để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, kết hợp nhiều hoạt chất trong cùng viên thuốc có thể làm giảm số lần dùng thuốc, giảm tác dụng phụ của thuốc trong một số trường hợp và giảm giá thành. Ngày nay, các bác sĩ thường tìm cách kê những loại thuốc phối hợp để giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn thay vì tăng liều loại thuốc cũ hoặc chuyển sang một nhóm thuốc khác.

Trên đây bài viết đã tổng hợp các nhóm thuốc viên thường được dùng để điều trị đái tháo đường. Người bệnh cần chú ý thời gian biểu dùng thuốc đặc biệt là những thời điểm liên quan bữa ăn để đảm tác dụng tốt nhất của thuốc. Mặt khác, kiểm soát đường huyết hiệu quả còn phải là sự kết hợp của ăn uống và tập luyện đúng cách.

Tài liệu tham khảo

American Diabetes Association. Medical management. What Are My Options? //www.diabetes.org/diabetes/medication-management/oral-medication/what-are-my-options
Mayo clinic. Type 2 diabetes-Diagnosis and treatment.
//www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20351199

Theo Ngaydautien.vn

Ngày 21/10/2019, ThS. BS. CKII Hoàng Ngọc Ánh, Phó trưởng khoa Hồi sức Tích cực, BV Thống Nhất, khuyến cáo như trên.

Ca đầu tiên là bệnh nhân Võ Thị B. L. [sinh năm 1959, ngụ tại P.12 - Q. Tân Bình] phát hiện đái tháo đường vào tháng 10/2018, nhưng bệnh nhân không đi khám bệnh cũng như điều trị thường xuyên, mà nghe theo lời khuyên mách bảo sử dụng loại thuốc tễ mang tên Tiểu đường hoàn.

"Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau lưng trên nền tăng huyết áp và đái tháo đường nên được chuyển đến khoa Nội Cơ Xương Khớp để điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân sau đó diễn tiến nặng, mệt mỏi, đau nhức cơ nặng, kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị toan chuyển hóa nặng với pH < 6,8, dần rơi vào hôn mê. pH < 6,8 tức là ngưỡng cảnh báo tử vong. Bệnh nhân được chuyển sang khoa Hồi sức Tích cực,” BS. Ngọc Ánh nói.

May mắn, bệnh nhân này đã ổn dần sau 2 ngày điều trị nội khoa, bổ sung chất kiềm Natri Carbonate. Tuy nhiên, ca thứ hai, Đỗ Thị S. [sinh năm 1952, Quận 12] nhập viện ngày 16/10/2019, đã được người nhà xin về sau nhiều ngày thở máy tích cực, lọc máu do suy hô hấp và toan chuyển hóa nặng vì sử dụng các loại đông dược trôi nổi trong điều trị đái tháo đường.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ ngủ gà, đau bụng, tiêu phân lỏng nhiều. Bệnh nhân diễn tiến ngày càng nặng, huyết áp tụt [60/40], đo đường huyết tại phòng cấp cứu thời điểm đó rất cao không xác định được, vượt ngưỡng của cả thiết bị đo. Ngoài đái tháo đường, bệnh nhân này còn kèm theo suy thận. Qua khai thác bệnh sử, bệnh nhân bị đái tháo đường đã 10 năm. Thời gian gần đây, bệnh nhân sử dụng hai loại thuốc đông y với nhãn mác toàn chữ Hoa. Trong đó, một loại chứa sulfamid hạ đường huyết, và một loại khác không rõ thành phần.

Bệnh nhân Đỗ Thị S. bị đái tháo đường đã 10 năm, thời gian gần đây, bệnh nhân sử dụng hai loại thuốc đông y với nhãn mác toàn chữ Hoa

ThS. BS. Hoàng Ngọc Ánh cho biết, trong hai trường hợp cấp cứu nói trên, một ca đã tử vong [50%] sau khi sử dụng tiểu đường hoàn và các thuốc đông y trôi nổi. Từ đầu năm đến nay, BV Thống Nhất cũng đã tiếp nhận 5 trường hợp như vậy.  BS. Ngọc Ánh khuyến cáo, loại viên tễ đông y này có chứa một thành phần cấm, phenformin.

“Phenformin đã bị Cục Quản lý Thực Dược phẩm Hoa kỳ [FDA] cấm sử dụng vào những thập niên 1970s, sau đó đến thập niên 1980s, bị toàn thế giới cấm sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường. Đây là một loại thuốc có thể gây ra nhiều biến cố đối với bệnh nhân đái tháo đường, cao gấp 100 lần so với thuốc metformin.

Metformin hiện là thuốc được chỉ định  trong các bệnh viện để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường type II, không phụ thuộc insulin. Tuy vậy, Metformin khi sử dụng, bệnh nhân vẫn cần đi khám để được các bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn, nhất là trên những bệnh nhân đái tháo đường kèm theo các bệnh mạn tính khác như suy gan, suy thận, suy dinh dưỡng, nghiện rượu…,” BS. Ngọc Ánh cho biết.

Thuốc cấm vẫn lưu hành và gây chết người

Được biết, hồi tháng 3 vừa qua, Cục An toàn Thực phẩm [Bộ Y tế] đã ban hành văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần Difoco ngừng sản xuất, buôn bán, lưu thông trên thị trường sản phẩm Tiểu đường hoàn; tiến hành thu hồi trên thị trường các lô sản phẩm sản phẩm Tiểu đường hoàn đã sản xuất, lưu hành và báo cáo bằng văn bản số lượng sản phẩm đã sản xuất, đã bán, còn tồn kho và thu hồi được.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tiểu đường hoàn do Chi nhánh Cty Cổ phần Difoco [276/17/2 Mã Lò, khu phố 6 - phường Bình Trị Đông A - quận Bình Tân, TP.HCM] công bố, sản xuất, nguyên liệu sản xuất sản phẩm không đúng với công bố [số 31090/2016/ATTP-XNCB]. Đặc biệt sản phẩm Tiểu đường hoàn được sản xuất từ nguyên liệu có tên là "Thảo dược tiểu đường", "Thảo dược hỗ trợ tiểu đường" đã phối trộn sẵn không đúng với tên nguyên liệu đã công bố; chi nhánh Cty Cổ phần Difoco đã không còn hoạt động tại địa chỉ nói trên.

ThS. BS. Hoàng Ngọc Ánh chia sẻ, với những thông tin ông tìm hiểu được, loại thuốc tiểu đường hoàn này đã bị cơ quan chức năng của Bộ Y tế thu hồi và cấm sử dụng, nhưng không hiểu sao vẫn trôi nổi lưu hành trên thị trường và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Rất nhiều trường hợp diễn tiến nghiêm trọng sau khi sử dụng các loại thuốc này xảy ra ở nhiều bệnh viện và ngày càng xảy ra nhiều hơn.

“Kiểm soát dược hiện nay còn khá lỏng lẻo, nên thuốc đã bị thu hồi vẫn còn lưu hành ngoài thị trường, để bệnh nhân có thể mua và sử dụng như Tiểu đường hoàn hay lọ thuốc với nhãn mác toàn chữ Hoa. Về mặt quản lý dược, các cơ quan chức năng nên có biện pháp thu hồi, xử phạt nếu có kết quả kiểm nghiệm ra những chất cấm. Nhiều công ty, cơ sở sản xuất thuốc đông dược, có thể dễ dàng tìm mua các chất cấm như phenformin, tán ra và bỏ vào các viên thuốc tễ.” BS. Ngọc Ánh nói.

Theo các bác sĩ, biến chứng từ phenformin có tỷ lệ tử vong khá cao, mặc dù phát hiện và đưa vào viện sớm. Về phía người dân, khi tiếp cận thông tin phải chính thống có khoa học, đồng thời phải đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc cụ thể, tránh những biến cố có thể gây chết người. “Không phải bệnh nhân nào cũng giống như bệnh nhân nào”, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý kèm theo như suy thận, suy gan, trước mổ…, BS Ngọc Ánh nói.

“Các loại thuốc đông y này khá rẻ tiền, bệnh nhân sử dụng một thời gian ngắn thấy hiệu quả, nhưng sau đó sẽ có những biến chứng như đau bụng, đau cơ, yếu cơ, khó thở, tiêu chảy, hôn mê, thậm chí huyết áp tụt,” BS. Ngọc Ánh khuyến cáo.


Video liên quan

Chủ Đề