Tại sao cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha bị thất bại

Tóm tắt mục 4. Phong trào Mặt trận dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh năm 1929 - 1939

Mục 4

4. Phong trào Mặt trận dân chủ chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh năm 1929 - 1939

- Từ năm 1929, trước nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, một cao trào cách mạng lại bùng nổ.

- Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản, phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít đã lan rộng ở nhiều nước tư bản châu Âu.

- Ở Pháp:

+ Ngày 6 - 2 - 1934, phát xít "Chữ thập lửa" gồm 2 vạn tên có vũ trang xông vào trụ sở Quốc hội, âm mưu lật đổ chính phủ và thiết lập chế độ phát xít. Đảng Cộng sản Pháp đã kịp thời huy động công nhân xuống đường đấu tranh, đánh bại lực lượng phát xít.

+ Tháng 5 -1935, Một trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít được thành lập, bao gồm Đảng Cộng sản, Đảng Xã hội và nhiều đảng phái, đoàn thể chính trị khác.

+ Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5 - 1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi. Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập và thi hành một số chính sách tiến bộ trong những năm 1936 - 1939.

- Ở Tây Ban Nha:

+ Tháng 2 - 1936, Mặt trận nhân dân cũng thu được thắng lợi trong tổng tuyển cử và chính phủ Mặt trận nhân dân được thành lập.

+ Nhờ sự hậu thuẫn của phát xít Đức và I-ta-li-a, các thế lực phát xít Tây Ban Nha tiến hành đảo chính ở nhiều thành phố. Cuộc chiến tranh chống phát xít của nhân dân Tây Ban Nha kéo dài hơn ba năm [1936 - 1939], với sự giúp đỡ của những đội quân tình nguyện đến từ 53 nước trên thế giới, cuối cùng bị thất bại.

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay

Trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Nga đang phải đối mặt với làn sóng khổng lồ về tin giả, thông tin sai lệch từ hệ thống truyền thông nước ngoài. Ít người biết rằng, trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Đức Quốc xã đã thực hiện chiến dịch thông tin tương tự nhằm vào người lính Hồng quân. Song lãnh đạo Liên Xôđã có biện pháp ứng phó hiệu quả.

Tuyên truyền mạnh hơn bom đạn

Trong chiến tranh, tuyên truyền [propaganda] là vũ khí có sức mạnh tương tự như xe tăng, máy bay, thậm chí nó có sức công phá lớn hơn nhiều so với bom đạn. Ở mặt trận, tuyên truyền được thực hiện với mục đích làm giảm tinh thần và hiệu quả chiến đấu của quân địch, làm tan rã binh lực, gieo vào tâm trí binh lính địch “virus” tự thua, muốn đầu hàng.

Chỉ huy nổi tiếng của Đức Quốc xã, Thống chế Von Hindenburg từng khẳng định: Những quả bom do máy bay ném xuống giết chết thân thể của người lính, còn những tờ truyền đơn được thả xuống nhằm mục đích giết chết linh hồn họ.

Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại [1941-1945], Hồng quân Liên Xô phải chiến đấu với quân phát xít không chỉ trên chiến tuyến, mà còn trên mặt trận tư tưởng. Vào thời kỳ đầu, cuộc chiến tuyên truyền của đối phương vô cùng mạnh mẽ, và Liên Xô đã thiếu chuẩn bị cần thiết để đẩy lùi nó.

Ngay từ tháng 7-1941, trong Chỉ thị số 081, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của Hồng quân [GUPPKA] L.Z. Mekhlis đánh giá, công tác vận động và tuyên truyền trong chiến đấu không có tính “mục đích, hiệu quả, chủ động”.

Tranh cổ động của Hồng quân Liên Xô về quyết tâm tiêu diệt phát xít. Ảnh: propagandahistory.ru

Nhiều cán bộ chính trị ít đến thăm các đơn vị. Kết quả là công tác ổn định tư tưởng chống biểu hiện hoang mang, hoảng sợ, vô kỷ luật trong bộ đội được tiến hành yếu kém. Hoạt động tuyên truyền sau đó bị lọt vào tay địch.

Bộ chỉ huy Liên Xô hiểu rằng, nếu không có các biện pháp để loại bỏ tác động từ tuyên truyền của Đức, cuộc chiến thông tin có thể bị thất bại. Liên Xô sau đó ban hành Chỉ thị số 08 ngày 12-8-1942, do A.S. Shcherbakov, lãnh đạo mới của Tổng cục Chính trị của Hồng quân soạn thảo. Chính tài liệu này đã trở thành cẩm nang cho công tác tuyên truyền chống địch ở mặt trận trong suốt thời kỳ của Chiến tranh vệ quốc.

Cuộc chiến trên mặt trận thông tin

Trong quân đội Đức Quốc xã, hoạt động tình báo, phản gián, cũng như tuyên truyền kích động đều được tập trung tại các cơ quan tình báo của quân đội. Điều này có logic riêng, vì cơ quan này có thể tiếp nhận, xử lý thông tin từ các tù nhân chiến tranh, những người đào tẩu và người dân địa phương.

Phương tiện chính của phát xít Đức để truyền tải thông tin sai lệch tới các đơn vị Hồng quân là dùng phát thanh, tuyên truyền qua loa phóng thanh và thả truyền đơn.

Lực lượng tuyên truyền của quân đội Đức Quốc xã [Wehrmacht] sau đó nhanh chóng nhận ra sự vô dụng của phát thanh, vì không có máy radio trong các đơn vị quân đội Liên Xô ở mặt trận. Do đó, từ mùa xuân năm 1942, tất cả các thiết bị vô tuyến điện đã được loại bỏ.

Những tờ truyền đơn có nhiều ưu điểm hơn đối với quân phát xít. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải tất cả quân nhân Hồng quân đều biết chữ, và vì tính đa quốc tịch, không phải tất cả quân nhân Hồng quân đều biết tiếng Nga. Ngoài ra, chưa kể các tờ rơi còn mắc lỗi ngữ pháp, đánh máy hoặc dịch thuật.

Do đó, phương pháp tuyên truyền qua loa mang đến hiệu quả hơn nhiều. Thông qua loa phóng thanh, trên mặt trận, quân phát xít đã tiến hành tuyên truyền kích động không chỉ bằng tiếng Nga, mà còn bằng các ngôn ngữ của các dân tộc trong Liên bang Xô viết.

Tình báo Đức nhận thấy rằng, các đơn vị có đa dân tộc trong Hồng quân là mục tiêu thuận lợi cho việc tuyên truyền qua loa phóng thanh, và “ảnh hưởng sẽ còn mạnh hơn nếu sử dụng các chương trình được phát bằng ngôn ngữ của các dân tộc đó”. Để làm được điều này, tình báo Đức đã lựa chọn các phát thanh viên đặc biệt từ những người đào tẩu và tù nhân.

Cuộc chiến chống tuyên truyền của địch đòi hỏi phải nghiên cứu các đặc tính của hoạt động này. Vì vậy, các cơ quan chính trị của Liên Xô đã theo dõi tỉ mỉ những chiến dịch thông tin của phát xít Đức.

Phía Liên Xô thấy rằng, tất cả các truyền đơn của Đức đều kết thúc bằng lời kêu gọi đầu hàng. Các tài liệu tuyên truyền của đối phương thường miêu tả về “viễn cảnh màu hồng” khi chạy về phía quân Đức, đồng thời kêu gọi lính Hồng quân đầu hàng mà không phải sợ hãi.

Thậm chí trong một tờ truyền đơn với tiêu đề “Tấm vé cuộc đời” đã mô tả 12 bước để chuyển sang phe của Wehrmacht. Một số tờ rơi khác được thiết kế như những lá thư kêu gọi từ các tù nhân chiến tranh, trong đó mô tả các điều kiện đối xử tốt dành cho những người lính Hồng quân đầu hàng.

Hoạt động tuyên truyền của quân phát xít cố gắng thuyết phục rằng, những người đào tẩu khỏi Liên Xô hoàn toàn không phải là tù nhân, mà là những người có thân phận tự do. Kèm theo đó là những lợi ích được hứa hẹn và những điều kiện đặc biệt khi gia nhập lực lượng được gọi là “Quân đội Giải phóng Nga”, phục vụ trong các đơn vị hậu phương của Wehrmacht, hoặc làm việc tại “những khu vực được giải phóng khỏi chủ nghĩa Bolshevik”.

Một thủ đoạn khác của quân phát xít là gây ra tâm lý lo lắng cho gia đình người lính Hồng quân ở hậu phương. Để làm được điều này, các tờ rơi của Đức Quốc xã xuyên tạc thông tin, mô tả rằng Liên Xô “một đất nước của đói nghèo và thiếu quyền con người”, hay các quan chức không biết cách điều hành.

Một vấn đề trọng tâm khác trong hoạt động tuyên truyền kích động của phát xít Đức là xoáy sâu vào những khác biệt giữa Liên Xô và các nước đồng minh. Quân phát xít đã khéo léo sử dụng thời gian trì hoãn trong việc mở Mặt trận thứ hai để bịa ra nhiều câu chuyện khác nhau về việc nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin.

Việc nghiên cứu các phương tiện tuyên truyền của Đức Quốc xã đã giúp giới chính trị của Liên Xô đi đến kết luận: “Trong tất cả các tài liệu tuyên truyền của kẻ thù, luận điệu xuyên suốt là nhằm chứng minh Stalin và chính quyền của ông có tội trong cuộc chiến giữa Đức và Liên Xô, và cần phải lật đổ chế độ Stalin, tạo hòa bình giữa Đức và nhân dân Nga”.

Cách ứng phó đặc biệt của Liên Xô

Trong Chỉ thị số 08 ngày 12-8-1942, người đứng đầu Tổng cục Chính trị Shcherbakov thừa nhận rằng, các cơ quan chính trị trong quân đội Liên Xô đã phản ứng chưa đầy đủ với hoạt động tuyên truyền của Đức Quốc xã. Theo Shcherbakov, điều này cho thấy “sự tự mãn” và “bất cẩn” của các chính ủy và chính trị viên.

Shcherbakov đã đề xuất những biện pháp nghiêm khắc để chống lại chiến dịch tuyên truyền kích động của quân Đức. Ông yêu cầu nhanh chóng ngăn chặn âm mưu tuyên truyền của kẻ thù trong quân đội Liên Xô.

Trên mặt trận, các loa phóng thanh tuyên truyền của địch phải bị tiêu diệt bởi súng trường và súng máy. Tất cả các tờ rơi của quân thù đã phải được thu thập và tiêu hủy, việc đọc và giữ các tờ rơi được xem như hành động phát tán chúng và sẽ bị nghiêm trị.

Để tích cực chống lại cuộc chiến tuyên truyền của kẻ thù, các chính trị viên và cán bộ chính trị được nhiệm vụ phải vạch trần những lời dối trá của kẻ thù, mà không cần sa vào các cuộc luận chiến với chúng.

Dựa vào báo cáo của Cục Thông tin Liên Xô, những người lính Hồng quân được thông tin đầy đủ về điểm yếu của kẻ thù hay những tổn thất lớn của chúng trên chiến trường, cũng như việc Hồng quân đã có mọi thứ cần thiết để ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại quân phát xít.

Ngoài ra, lãnh đạo Tổng cục Chính trị cũng coi trọng việc truyền lửa cho người lính Hồng quân tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc. Toàn bộ chiến sĩ Hồng quân được thông tin rộng rãi về sự tàn bạo của quân xâm lược, mục tiêu của phát xít là tiêu diệt người dân Liên Xô và biến những người còn lại thành nô lệ.

Các chính trị viên trong quân đội Liên Xô cũng vạch trần những lời tuyên truyền dối trá của kẻ thù khi đầu hàng, đồng thời chỉ rõ, những người bị quân Đức bắt giữ phải chịu đói khát, giam cầm và không thể tránh khỏi cái chết.

Ngoài ra, Tổng cục Chính trị tích cực tuyên truyền, giải thích hành động đầu hàng hay đào tẩu sẽ bị nhân dân Liên Xô gọi là phản quốc. Gia đình kẻ phản bội sẽ mang tiếng và bị nguyền rủa, bị đàn áp và sẽ không thoát khỏi quả báo nặng nề.

Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền sau đó được gửi đến các cơ quan chỉ đạo chính trị của các mặt trận. Trong một thời gian dài vẫn là tài liệu hướng dẫn hiệu quả để vô hiệu hóa chiến dịch tuyên truyền kích động của đối phương.

Mặc dù các biện pháp mà Shcherbakov đề xuất là hà khắc, nhưng chúng đã đáp ứng được yêu cầu của thời điểm khó khăn đó. Kết quả là, cùng với hoạt động tuyên truyền của Liên Xô trong quân đội phát xít Đức, chúng đã giúp Liên Xô chiến thắng trong cuộc chiến tranh tâm lý với Đức, bất chấp mọi thủ đoạn và bộ máy tuyên truyền đông đảo của kẻ thù.

MINH TUẤN [Theo VZ.ru]

Video liên quan

Chủ Đề