Vì sao kennedy được yêu thích

James Bond là nhân vật điệp viên hư cấu nổi tiếng nhất nước Anh và trên toàn thế giới. Với vẻ ngoài lịch lãm, kỹ năng xuất chúng và những chuyến phiêu lưu, phá các âm mưu hiểm ác, James Bond, điệp viên hào hoa mang mật danh 007 đã gây được tiếng vang lớn trên toàn cầu kể từ năm 1953 đến nay.

James Bond do Sean Connery thủ vai trong bộ phim Thunderball chiếu năm 1965 [trái] và cố tổng thống Mỹ John F. Kennedy tại Nhà Trắng năm 1963. Ảnh: AP.

John F. Kennedy, tổng thống thứ 35 của nước Mỹ, là người hâm mộ cuồng nhiệt Bond và giới truyền thông rất thích chỉ ra những điểm tương đồng giữa Điệp viên 007 với ông chủ Nhà Trắng, đến mức hình ảnh của họ trở nên gắn liền với nhau trong tiềm thức văn hóa Mỹ.

Điều này hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, theo bình luận viên Theo Zenou từ Washington Post. Tổng thống Kennedy đã cố tình sử dụng hình tượng James Bond để khắc họa hình ảnh cá nhân như một lãnh đạo anh hùng, có thể đương đầu mọi thử thách trong những năm tháng nguy hiểm nhất của Chiến tranh Lạnh.

Năm 1954, Kennedy, lúc bấy giờ còn là thượng nghị sĩ, phải nhập viện để trải qua một cuộc phẫu thuật lưng. Để giúp Kennedy giết thời gian trong lúc nằm viện, một người bạn đã tặng ông Casino Royale, cuốn đầu tiên trong loạt tiểu thuyết về 007 của tác giả người Anh Ian Fleming. Kennedy đã đọc ngấu nghiến nó và tình cảm đặc biệt của ông dành cho Bond bắt đầu từ đây. Năm 1960, trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Kennedy còn mời Fleming tới nhà mình ở Georgetown.

James Bond cũng truyền cảm hứng cho các lãnh đạo tình báo Mỹ. Allen Dulles, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ [CIA] dưới thời tổng thống Dwight D. Eisenhower và Kennedy, là tín đồ của 007. Ông từng yêu cầu Văn phòng Dịch vụ Kỹ thuật CIA thiết kế những thiết bị, tiện ích kiểu 007 cho các điệp viên của mình, như cigar phát nổ hay giày giấu mũi dao.

Năm 1961, không lâu sau khi nhậm chức, Kennedy được hỏi về những cuốn sách yêu thích của mình và cho biết một trong số đó là From Russia With Love, tiểu thuyết thứ năm của Fleming về Bond. Trong cuốn sách, Bond chống lại các hoạt động phản gián của Liên Xô. Lời giới thiệu của Kennedy đã khiến loạt tác phẩm về 007 được săn lùng tại Mỹ. Doanh số lớn đến mức nhà sử học Mark White nói đùa rằng "Fleming nên trả cho Kennedy một phần tiền bản quyền".

Áp phích quảng bá cho bộ phim James Bond năm 1963 From Russia With Love. Ảnh: AP.

Theo Arthur Schlesinger, cố vấn của Kennedy, tình cảm mến mộ mà cố tổng thống Mỹ dành cho James Bond không đơn thuần chỉ là "màn quảng bá". Kennedy phải đối diện với thập niên 1960 đầy rẫy thách thức, từ cuộc đấu tranh dân quyền trong nước cho đến Chiến tranh Lạnh ở nước ngoài. Và Kennedy nhận ra rằng: "Những cách làm cũ sẽ không thành công".

Vì vậy, sau khi nhậm chức, ông thay đổi phong cách lãnh đạo trong quá khứ, thể hiện một hình ảnh gần gũi hơn. Kennedy đặc biệt không thích cách lãnh đạo cứng nhắc và ở James Bond có tất cả những phẩm chất mà ông muốn thể hiện, một anh hùng mạnh mẽ, dũng cảm, linh hoạt và gai góc.

Kennedy được đánh giá là bậc thầy xoay chuyển dư luận. Ông hiểu rõ việc bày tỏ tình cảm mến mộ với James Bond sẽ dẫn tới một loạt bài viết so sánh ông và Bond, điều có lợi cho các mục tiêu của ông. Khi mọi người nghĩ về Bond, họ cũng sẽ nghĩ tới Kennedy, nhờ thế phẩm chất anh hùng của Bond cũng gắn liền với Kennedy.

Các chính trị gia thường tự gắn mình với những lãnh đạo vĩ đại trong quá khứ hay nhân vật hư cấu. Khi tổng thống Mỹ Donald Trump hồi năm 2019 đăng bức ảnh ghép mặt ông trên cơ thể tay đấm Rocky Balboa, nhân vật chính trong loạt phim Rocky nổi tiếng của Hollywood, thông điệp ông muốn truyền đi rất rõ ràng: Trump là một chiến binh.

Kennedy không làm giống như Trump nhưng người Mỹ đã nắm được thông điệp ông muốn truyền tải: tổng thống sẽ bảo vệ họ.

Tháng 10/1962, nhận thức đó trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khủng hoảng tên lửa Cuba làm bùng lên nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Các tướng lĩnh Liên Xô và Mỹ đều sẵn sàng cho kịch bản chiến tranh. Nhưng Kennedy đã giữ bình tĩnh trước áp lực và dẫn dắt các nỗ lực nhằm tìm ra giải pháp ngoại giao.

"Bản thân Bond giống một chiến binh hơn một nhà ngoại giao, nhưng dấu ấn Điệp viên 007 tạo ra với người hâm mộ lớn nhất của mình tại Phòng Bầu dục có lẽ đã giúp cứu thế giới", bình luận viên Zenou từ Washington Post nhận xét.

Vũ Hoàng [Theo Washington Post]

Sau nhiều ngày chờ đợi, gần 2.900 tài liệu với hàng triệu trang về vụ ám sát Tổng thống Kennedy đã được chính quyền Tổng thống Donald Trump cho phép công khai trên website của Cơ quan Văn khố quốc gia. Năm 1992, chính phủ Mỹ cho công bố nhiều tài liệu về vụ ám sát nhưng quy định khoảng 3.600 trang hồ sơ tối mật được giữ lại trong 25 năm, tức đến ngày 26.10.2017 [giờ Mỹ]. Tuy nhiên, vẫn còn hàng trăm hồ sơ chứa đựng những chi tiết được cho là đắt giá nhất đã bị hoãn công bố. Reuters dẫn lời một số quan chức Nhà Trắng cho hay Tổng thống Trump muốn giải mật toàn bộ tài liệu, nhưng FBI, CIA và một số cơ quan khác đã ngăn cản vì lo ngại “ảnh hưởng an ninh quốc gia và quan hệ đối ngoại”.

Trong vụ ám sát chấn động thế giới ngày 22.11.1963, ông Kennedy bị bắn tại thành phố Dallas, bang Texas khi mới 46 tuổi.

Lực lượng an ninh bắt được Lee Harvey Oswald vào cùng ngày, nhưng người này bị một chủ quán bar tên Jack Ruby bắn chết trên đường chuyển trại giam 2 ngày sau đó. Đến nay, chính quyền Mỹ kết luận Oswald là kẻ ám sát duy nhất, tuy nhiên đã nảy sinh vô số đồn đoán và thuyết âm mưu về nguyên nhân cũng như thủ phạm thật sự.

Hé lộ động cơ ám sát Tổng thống Kennedy

Hàng ngàn tài liệu giải mật mới đây đã lý giải động cơ của kẻ nổ súng ám sát Tổng thống Mỹ John F.Kennedy vào năm 1963.

Do các hồ sơ vừa giải mật có số lượng quá khổng lồ và sắp xếp lộn xộn nên phải cần thêm thời gian để báo giới, các sử gia và nhà nghiên cứu “soi” ra những thông tin đột phá về vụ ám sát. Dù vậy, cũng có một số chi tiết mới ngay lập tức thu hút sự chú ý của dư luận.

CNN trích bản tường trình của cựu Giám đốc CIA Richard Helms cho biết hai tổng thống Lyndon B.Johnson và Richard Nixon đều tin rằng vụ ám sát ông Kennedy có liên quan đến cái chết của Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm ngày 2.11.1963. Cụ thể, họ cho rằng ông Kennedy và CIA có trách nhiệm trong vụ đảo chính ở Sài Gòn, dẫn đến ông Diệm cùng em trai Ngô Đình Nhu bị sát hại. “Tổng thống Johnson từng nói lý do Tổng thống Kennedy bị ám sát là bởi ông ấy hại Tổng thống Diệm và đây là một sự trả đũa”, ông Helms viết trong tường trình. Tuy nhiên, quan chức này nhấn mạnh không biết từ cơ sở nào mà ông Johnson có nhận định như vậy.

Bên cạnh đó, tài liệu giải mật cũng nhắc đến những âm mưu của CIA nhằm ám sát lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Điều này làm sống dậy một số giả thuyết cho rằng Lee Harvey Oswald bắn Tổng thống Kennedy để trả đũa những hành động nhằm vào Cuba. Theo một hồ sơ ghi năm 1967 của FBI, một người đàn ông được cho là nhân viên tình báo của Cuba khẳng định biết Oswald.

Lee Harvey Oswald, người bị cho là hung thủ ám sát Tổng thống John F. Kennedy

Ảnh tư liệu

Điệp viên nắm giữ bí mật vụ ám sát Kennedy

Từng làm việc cho chính quyền Cuba nhưng sau đó lại trở thành nhân viên CIA, nữ điệp viên June Cobb nắm giữ bí mật chưa từng công bố về vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F.Kennedy.

Bên cạnh đó, bản ghi nhớ viết tay của Giám đốc FBI John Edgar Hoover vào ngày 24.11.1963 có chi tiết cơ quan này đã nhận cảnh báo nặc danh rằng Oswald sẽ bị thủ tiêu. Cụ thể, vào đêm 23.11.1963, Hoover đã nhận cuộc gọi từ một người đàn ông với giọng lạnh lùng tự nhận là thành viên của một tổ chức định giết Oswald. FBI lập tức cảnh báo nhiều lần với cảnh sát Dallas nhưng cuối cùng Oswald vẫn bị bắn chết ngay hôm sau. Về Jack Ruby, người này cũng chết đáng ngờ trong tù và đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về động cơ sát hại Oswald.

Jack Ruby chĩa súng bắn vào Lee Harvey Oswald

Ảnh tư liệu

Cũng theo bản ghi nhớ, ông Hoover cho biết Oswald từng đến Mexico để liên hệ với Đại sứ quán Cuba lẫn Liên Xô tại đây và có thể đã tiếp xúc với một số nhân viên của KGB vào tháng 9.1963. Mặt khác, tài liệu mới cho thấy Mỹ theo dõi rất kỹ phản ứng của Liên Xô sau vụ ám sát. Theo FBI, phía Moscow nhấn mạnh không có liên hệ gì với Oswald, đồng thời cho rằng cái chết của ông Kennedy là kết quả của một âm mưu quy mô lớn.

Hiện giới chuyên gia vẫn tiếp tục chờ đợi khi Tổng thống Trump ra thời hạn 6 tháng để các bên liên quan chứng minh được sự cần thiết phải giữ tuyệt mật số hồ sơ còn lại. Đến hạn chót vào ngày 26.4.2018, nếu không có lý do thuyết phục, tất cả sẽ được đưa ra ánh sáng. Một quan chức cấp cao từ Nhà Trắng cho hay những tài liệu này gồm thông tin của các cá nhân liên quan đến cuộc điều tra cũng như một số tổ chức nước ngoài.

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề