Vì sao bị viêm lỗ chân lông

Thực tế, tình trạng sức khỏe này rất phổ biến và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, đôi khi viêm nang lông lâu ngày vẫn có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến khích mọi người nên sớm điều trị tận gốc vấn đề này.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm nang lông và những vấn đề xoay quanh, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa cũng như điều trị viêm nang lông hiệu quả.

Bệnh viêm nang lông là gì?

Viêm nang lông hay còn gọi viêm lỗ chân lông là một dạng bệnh da liễu thường gặp, có thể xảy ra ở hầu hết độ tuổi. Ngoại trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân và môi, toàn bộ cơ thể đều có khả năng chịu tác động bởi vấn đề sức khỏe này. Trong đó, tình trạng viêm nang lông thường xuất hiện nhiều nhất ở:

  • Khu vực mọc râu [cằm, phía trên môi trên…]
  • Lưng
  • Cánh tay và cẳng chân
  • Ngực
  • Mông

Theo bác sĩ, tình trạng viêm nhiễm này vô hại trong hầu hết trường hợp. Mặc dù vậy, bệnh vẫn sẽ đem đến cảm giác đau ngứa khó chịu, thậm chí còn để lại sẹo nếu phát triển nghiêm trọng.

Các dạng viêm nang lông và nguyên nhân viêm lỗ chân lông

Dựa vào nguyên nhân bị viêm nang lông, các chuyên gia phân loại tình trạng sức khỏe ở nang lông này thành hai nhóm chính, bao gồm:

Viêm nang lông nông

Tình trạng này thường chỉ ảnh hưởng ở phần trên của lỗ chân lông và vùng da gần đó. Nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ:

Vi khuẩn

Staphylococcus aureus [tụ cầu khuẩn] là nguyên nhân gây viêm nang lông phổ biến nhất. Chủng vi sinh vật này luôn tồn tại trên da mọi người. Tuy nhiên, chúng chỉ có thể gây nên vấn đề khi xâm nhập vào bên trong cơ thể thông qua vết thương trên da.

Một loại vi khuẩn khác là Pseudomonas aeruginosa cũng có khả năng gây nhiễm trùng lỗ chân lông. Chúng thường được tìm thấy trong các bồn nước nóng có độ pH cũng như nồng độ clo không đạt tiêu chuẩn. Do đó, các chuyên gia gọi trường hợp này là viêm lỗ chân lông do tắm bồn nước nóng.

Nhiễm nấm

Bên cạnh vi khuẩn, vấn đề viêm nhiễm ở lỗ chân lông còn có thể xảy ra do sự tấn công của nấm, chủ yếu là nấm Pityrosporum.

Lông mọc ngược

Tình trạng lông mọc ngược sẽ gây tắc lỗ chân lông và kích ứng da tại đây. Trường hợp này chủ yếu xảy ra ở:

  • Những người thường cạo lông ở vùng kín không đúng cách
  • Đàn ông cạo râu quá sát

Bên cạnh đó, tắc lỗ chân lông dẫn đến viêm do lông mọc ngược rất dễ để lại sẹo thâm hoặc sẹo lồi.

Viêm nang lông sâu

So với trường hợp trên, dạng viêm này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ lỗ chân lông nên thường mang tính nghiêm trọng hơn. Những nguyên nhân viêm lỗ chân lông theo từng loại gồm:

  • Viêm nang râu: chủ yếu xuất hiện ở cằm dưới dạng nhiễm trùng sinh mủ. Đàn ông dễ gặp phải vấn đề này do cạo râu sai cách.
  • Nhiễm khuẩn gram âm: loại viêm nhiễm sâu bên trong lỗ chân lông này thường phát triển bởi việc điều trị mụn trứng cá bằng kháng sinh trong thời gian dài.
  • Nhọt: đây là hệ quả trực tiếp của sự nhiễm khuẩn tụ cầu sâu bên trong lỗ chân lông. Nhọt thường sưng đỏ và chứa đầy mủ bên trong, có thể gây đau nhức khi vỡ ra. Hầu hết trường hợp, nhọt xuất hiện dưới dạng đơn lẻ nên có thể lành và không để lại sẹo sau khi vỡ. Tuy nhiên, nếu nhọt có kích thước lớn hoặc xuất hiện theo từng cụm, sẹo trên da sẽ là tình trạng khó tránh khỏi.
  • Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan: thường xuất hiện trên lưng hoặc cánh tay, chủ yếu xảy ra ở người mắc bệnh HIV. Hiện nay, các chuyên gia vẫn đang tìm kiếm nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề sức khỏe này.

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh

Lỗ chân lông sẽ dễ bị viêm nhiễm nếu bạn có bất kỳ yếu tố nào dưới đây:

Viêm lỗ chân lông

Viêm lỗ chân lông là bệnh da liễu tưởng đơn giản nhưng lại dai dẳng khiến ai bị viêm lâu dần cũng khó chịu bởi lớp da thô ráp, sần sùi, sờ vào như “chổi xuể cùn” khiến người bệnh mất tự ti.

BookingCare sẽ giúp bạn giải đáp kiến thức căn bản về viêm lỗ chân lông, bên cạnh đó là các phương pháp điều trị hiệu quả. 

Viêm lỗ chân lông là gì?

Viêm lỗ chân lông [hay còn gọi là viêm nang lông] là tình trạng các nang lông bị nhiễm trùng. Nang là nơi lông được mọc ra, nằm ở bên dưới da, nên bệnh còn được gọi là viêm chân lông hay viêm lỗ chân lông.

Bệnh viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở các vị trí ma sát nhiều như lưng, ngực, đùi…

Ngoài ra, các yếu tố như mồ hôi, da có nhiều dầu và sử dụng mỹ phẩm có thể gây bít tắc các nang lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại và phát triển trên da đi vào các nang lông và gây nhiễm trùng.

Viêm lỗ chân lông - Ảnh: Vinmec

Bạn có đang bị viêm lỗ chân lông?

Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ: đây là dấu hiệu tiêu biểu, tiên quyết nhất mà bạn có thể nhìn thấy ở căn bệnh này. Các vết mẩn đỏ sẽ nhỏ li ti kèm theo ngứa ngáy. Tuy nhiên, với dấu hiệu này người ta thường lầm tưởng là bị dị ứng hay do côn trùng đốt. Đây là dấu hiệu của bệnh viêm nang lông, tuy nhiên bệnh vẫn còn khá nhẹ:

  • Ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ: đây là dấu hiệu tiêu biểu, tiên quyết nhất mà bạn có thể nhìn thấy ở căn bệnh này. Các vết mẩn đỏ sẽ nhỏ li ti kèm theo ngứa ngáy. 
  • Nổi mụn đỏ: đây là giai đoạn thứ 2 của bệnh. Khi các vết mẩn đỏ của bạn to ra và đã lan rộng sang các vùng lân cận thì nó sẽ làm mủ, điều này cũng có nghĩa là bệnh viêm nang lông của bạn đã chuyển biến sang tình trạng năng hơn.
  • Lông ở vùng da đó bị xoắn vào trong: đây là biểu hiện của lông mọc ngược. Những sợi lông này thường nhỏ và mỏng như tơ, lớp da bên ngoài sẽ bị viêm, thường thì sẽ nổi một cái mụn nước nhỏ ở chỗ nang lông đó, về lâu dài sẽ làm mủ, sưng và đau nhức.
  • Xuất hiện mủ màu trắng, bên trong có lông: Sau các dấu hiệu trên, đây chính là sự phát tán cao nhất của bệnh này. Các vết mẩn hoàn toàn chuyển thành mụn, có mủ và dịch nước bên trong. Sau khi các nốt mụn này vỡ, lớp da xung quanh sẽ đóng thành vảy quay quanh vết mụn.

Khi có những triệu chứng như kể trên, bạn cần thăm khám, tư vấn với bác sĩ Da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Viêm lỗ chân lông càng để lâu càng nặng và viêm nhiễm sang các vùng da khác. 

Nguyên nhân dẫn tới viêm lỗ chân lông

Theo các bác sĩ da liễu hàng đầu, viêm nang lông là do nhiễm khuẩn tại lỗ chân lông hoặc chân tóc, gây ra bởi vi khuẩn hoặc nấm nhưng rất hiếm gặp. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm nang lông là do vi khuẩn đa số là tụ cầu trùng. Ngoài ra có thể do nấm, virut, ký sinh vật... 

Tuy nhiên, có một số nguyên nhân chủ yếu sau gây ra viêm nang lông mà chúng ta không nên bỏ qua:

  • Do di truyền: Theo kết quả thống kê thì có hơn 60% người mắc bệnh viêm nang lông có người thân hoặc người sinh thành trực tiếp mắc bệnh này, trước đó.
  • Do vệ sinh da và tẩy lông không đúng cách: Vệ sinh làn da không đúng cách cũng như lạm dụng mỹ phẩm làm cho làn da yếu ớt đi, không có đủ sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của viêm. 
  • Do tuyến bã dầu: Da tiết quá nhiều dầu sẽ khiến lỗ chân lông bị bít lại, dầu, mồ hôi và cả bụi bẩn không thoát ra được. Đây chính là cơ hội khiến các vi khuẩn xâm nhập sinh ra viêm nhiễm dẫn đến viêm chân lông.
  • Sử dụng thuốc quá nhiều: Nếu bạn có bệnh và cần sử dụng thuốc kháng sinh liên tục trong một thời gian dài thì các lợi khuẩn của cơ thể dần dần sẽ bị tiêu diệt, thay vào đó là sự phát triển của các vi khuẩn kị khí dẫn đến viêm lỗ chân lông.
  • Do sử dụng quần áo bó sát: quần áo bó sẽ cọ xát mạnh vào da…cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông, nhất là các loại quần áo làm từ sợi tổng hợp thường không được thông thoáng.

Ngoài ra, rối loạn nội tiết, người đổ nhiều mồ hôi, khí hậu nóng ẩm cao, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề cũng là những yếu tố trực tiếp gây nên tình trạng viêm nang lông. Những người bị các bệnh liên quan đến suy yếu hệ miễn dịch như tiểu đường, thận, da bị tổn thương sẵn cũng thường là đối tượng của viêm nang lông.

Đánh giá các phương pháp điều trị viêm lỗ chân lông

Nếu điều trị đúng cách và theo hướng dẫn của bác sĩ, viêm nang lông có thể chữa khỏi hoàn toàn. 

Tự điều trị tại nhà

Nếu viêm lỗ chân lông đang ở mức độ nhẹ, lỗ chân lông bị bít tắc do sử dụng nhiều mỹ phẩm, vệ sinh và chăm sóc da chưa đúng cách thì bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng sau:

  • Thay đổi lại thói quen sinh hoạt, ăn uống sao cho khoa học. 
  • Vệ sinh, làm sạch da đều đặn. Đối với da mặt là vùng da tương đối nhạy cảm, bạn cần thực hiện thêm bước tẩy trang trước khi rửa mặt để làm sạch bụi bẩn ngay sau khi về nhà.
  • Kết hợp điều trị ban đầu bằng các sản phẩm thiên nhiên lành tính như: lô hội, tinh dầu hương thảo, bã cà phê, cám gạo, tinh dầu chanh cùng mật ong...

Ưu điểm

  • Ít tốn kém chi phí
  • Tạo thói quen tốt trong việc chăm sóc da về lâu dài.

Nhược điểm

  • Phương pháp điều trị bằng sản phẩm thiên nhiên chỉ nên thực hiện trong những giai đoạn đầu của bệnh khi viêm lỗ chân lông đang ở mức độ nhẹ, các lỗ chân lông chưa xuất hiện mủ viêm.  

Điều trị bằng công nghệ

Phương pháp laser sử dụng năng lượng ánh sáng để tác động trực tiếp lên vùng da bị viêm nang lông. Từ đó, tia laser sẽ tiêu diệt ổ vi khuẩn ở dưới da, làm giảm tình trạng nổi mụn, mẩn đỏ trên da. 

Ưu điểm: Ít gây đau đớn cho người bệnh, hiệu quả cao.

Nhược điểm: Chi phí điều trị tốn kém. Ngoài ra, phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải chăm sóc da cẩn thận sau khi trị liệu để tránh tình trạng da bị tái viêm nhiễm, nhiễm trùng gây sẹo, phồng rộp da.

Hiện nay, điều trị viêm lỗ chân lông bằng công nghệ, máy móc được nhiều spa, thẩm mỹ viện... đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên điều trị ở những địa chỉ có bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được tư vẫn kỹ về phương pháp này, hoặc chính bác sĩ Da liễu thực hiện kỹ thuật sẽ yên tâm hơn. 

Điều trị viêm lỗ chân lông bằng thuốc

Với một loại bệnh da liễu phức tạp như viêm lỗ chân lông, bạn nên đến để được các bác sĩ chuyên khoa da liễu kiểm tra và tư vấn hướng điều trị cụ thể, tránh để lâu mà gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới cơ thể cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. 

Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc bôi, thuốc uống, mỹ phẩm phù hợp để điều trị viêm lỗ chân lông. Trong trường hợp bị viêm lỗ chân lông nặng, trên da xuất hiện nhọt lớn, mưng mủ thì bác sĩ sẽ chỉ định làm tiểu phẫu để loại bỏ dịch mủ. 

Kèm theo thủ thuật sẽ là đơn thuốc gồm các loại thuốc kháng viêm, chống nhiễm trùng để hạn chế tình trạng bị viêm nhiễm, mưng mủ trở lại sau thủ thuật. Ngoài ra,  kết hợp sử dụng với thuốc làm liền sẹo, mờ sẹo để tránh tình trạng da bị sẹo sau tiểu phẫu.

Nếu bạn chưa có thời gian đến các cơ sở y tế để thăm khám thì có thể đặt lịch khám với các bác sĩ da liễu hàng đầu qua video tại BookingCare. 

Phòng ngừa bệnh Viêm lỗ chân lông

Bạn có thể thực hiện các biện pháp ngăn ngừa viêm nang lông quay trở lại với những lời khuyên sau:

  • Tránh quần áo chật. Nó giúp giảm ma sát giữa da và quần áo.
  • Làm khô găng tay cao su giữa các lần sử dụng. Nếu bạn đeo găng tay cao su thường xuyên, sau mỗi lần sử dụng, lộn từ trong ra ngoài, rửa sạch bằng xà phòng và lau khô.
  • Rửa da bằng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn trước khi cạo râu
  • Sử dụng khăn lau hoặc miếng rửa mặt di chuyển theo hình tròn nhẹ nhàng trước khi cạo
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi cạo lông
  • Tránh dùng chung dao cạo, khăn tắm và khăn mặt
  • Xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng các sản phẩm tẩy lông [thuốc làm rụng lông] hoặc các phương pháp tẩy lông khác. Mặc dù chúng cũng có thể gây kích ứng da.
  • Chỉ sử dụng bồn nước nóng sạch và hồ nước nóng. Và nếu sở hữu bồn nước nóng hoặc một hồ nước nóng, hãy làm sạch nó thường xuyên và thêm clo theo khuyến cáo.

Video liên quan

Chủ Đề