Ví dụ về cơ chế tác dụng của enzim

  • Em hãy xác định: Sinh vật đơn bào có hành vi giống động vật thuộc họ

    02/08/2022 |   1 Trả lời

  • Chọn từ thích hợp hoàn thành câu: .... là bất cứ thứ gì sở hữu tất cả các đặc điểm của sự sống.

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Từ 'taxon' dùng để chỉ cái gì?

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Bạn có nhiều khả năng tìm thấy số lượng lớn nhất các sinh vật sống [bao gồm cả vi khuẩn] trong một gallon nước ở đâu?

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Lấy ví dụ về động vật thuộc nhóm động vật có xương sống không có bộ xương?

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Có mấy nhận định trên đúng khi nói về giới thực vật có những nhận định sau:

    1] Giới thực vật gốm những sinh vật đơn bào, đa bào.

    2] Giới thực vật gốm những sinh vật có tế bào nhân thực.

    3] Màng tế bào thực vật được cấu tạo bằng xenlulozơ.

    4] Thực vật có khả năng cảm ứng chậm.

    5] Giới thực vật được phân thành các ngành chính: tảo, rêu, quyết, hạt trần, hạt kín

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • "Giới thực vật được phân thành … [1] ngành chính. Chúng đều có chung một nguồn gốc là … [2]."

    02/08/2022 |   1 Trả lời

  • Trong hệ thống phân loại thực vật có thứ bậc, bậc nào trong số các bậc phân loại sau đây thường kết thúc bằng 'aceae'?

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Hệ thống phân loại Phylogenetic được đưa ra bởi

    02/08/2022 |   1 Trả lời

  • Bạn sẽ phân loại vi khuẩn cổ và sinh vật cố định nitơ ở giới nào, nếu hệ thống phân loại năm giới được sử dụng

    02/08/2022 |   1 Trả lời

  • Hãy xác định: Kính hiển vi quang học có độ phóng đại bao nhiêu?

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Em hãy cho biết: độ phân giải của kính hiển vi quang học là bao nhiêu?

    02/08/2022 |   1 Trả lời

  • Trình bày vai trò sử dụng kính hiển vi?

    02/08/2022 |   1 Trả lời

  • 03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Kể tên một vài thiết bị trong phòng thí nghiệm và chức năng sử dụng?

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Nêu các việc cần làm trước khi vận hành thiết bị trong phòng thí nghiệm?

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Trước khi vận hành thiết bị thí nghiệm cần tiến hành trang bị cá nhân nào?

    02/08/2022 |   1 Trả lời

  • Xác định vai trò sử dụng máy ly tâm trong lĩnh vực nào?

    02/08/2022 |   1 Trả lời

  • Nêu một vài lĩnh vực ứng dụng kính hiển vi điện tử?

    02/08/2022 |   1 Trả lời

  • Độ phóng đại của kính hiển vi điện tử là bao nhiêu?

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Cho các ý sau:

    [1] Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

    [2] Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.

    [3] Liên tục tiến hóa.

    [4] Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.

    [5] Có khả năng cảm ứng và vận động.

    [6] Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.

    Trong các ý trên, có mấy ý là đặc điểm của các cấp độ tổ chức sống cơ bản?

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Hãy cho biết: Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định tương đối của tổ chức sống là gì?

    02/08/2022 |   1 Trả lời

  • Xác định: Nếu cơ thể sinh vật không có khả năng tự điều chỉnh thì cơ thể sẽ dẫn đến?

    02/08/2022 |   1 Trả lời

  • Có các cấp độ tổ chức cơ bản của thế giới sống là:

    [1] Cơ thể.  [2] tế bào  [3] quần thể

    [4] quần xã   [5] hệ sinh thái

    Các cấp độ tổ chức sống trên được sắp xếp theo đúng nguyên tắc thứ bậc là

    03/08/2022 |   1 Trả lời

  • Cho biết:  “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế giới sống

    02/08/2022 |   1 Trả lời

– Enzim là chất xúc tác sinh học được tạo ra trong cơ thể sống, có thành phần cơ bản là prôtêin

Cơ chế hoạt động của Enzim

– Enzim làm giảm năng lượng hoạt hoá của các phản ứng hoá học bằng cách tạo ra nhiều phản ứng trung gian. Chẳng hạn A + BC + D có chất xúc tác X tham gia phản ứng thì các phản ứng có thể tiến hành như sau : A + B + X ⇒ ABX ⇒ CDX ⇒ C + D + X. Enzim liên kết với chất để tạo ra hợp chất trung gian [enzim – cơ chất]. Hợp chất sẽ phân huỷ cho sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim.

– Ví dụ: Phản ứng thuỷ phân đường saccarôzơ tạo thành glucôzơ và fructôzơ. Trong phân tử saccarôzơ thì glucôzơ liên kết với fructôzơ nhờ liên kết glicôzit bền vững. Khi có mặt enzim thì liên kết giữa glucôzơ và fructôzơ bị kéo căng, nước đi vào thuỷ phân tạo ra sản phẩm tương ứng.

Tích em nha

Câu hỏi: Nêu cấu trúc và cơ chế tác động của Enzim

Trả lời:

- Cấu trúc của enzim:

+ Thành phần của enzim là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin.

+ Trung tâm hoạt động của enzin [chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim] là phần cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất [chất chịu sự tác động của enzim]. Cấu hình không gian này tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Tại đây có các cơ chất sẽ được liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác.

- Cơ chế tác động

Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim-cơ chất. Sau đó, bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm. Liên kết enzim-cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế, mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.

Câu hỏi trên thuộc môn Sinh học 10, hãy cùng Top lời giải tìm hiểu về Enzim nhé!

1. Enzim là gì?

Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

Hầu hết các enzyme được tạo ra chủ yếu từ protein, hoặc một chuỗi protein đơn hoặc nhiều chuỗi như vậy trong một phức hợp đa tiểu đơn vị.

Enzyme cũng thường kết hợp các thành phần không phải protein, chẳng hạn như các ion kim loại hoặc các phân tử hữu cơ chuyên biệt được gọi là cofactor [ví dụ: adenosine triphosphate]. Nhiều đồng yếu tố là vitamin và vai trò của chúng như là vitamin liên quan trực tiếp đến việc sử dụng chúng trong việc xúc tác quá trình sinh học trong quá trình trao đổi chất.

2. Phân loại Enzim

Theo chức năng, Có 2 loại Enzyme chính là:

- Enzyme chuyển hóa sản sinh trong các tế bào. Các loại enzyme chuyển hóa sẽ giúp cơ thể tổng hợp năng lượng và sử dụng năng lượng. Những năng lượng này rất quan trọng cho cơ thể vì chúng sẽ giúp chúng ta suy nghĩ, hít thở, chuyển động...

- Enzyme tiêu hóa tiết ra trong tuyến nước bọt, dạ dày, tuyến tụy và ruột non. Các loại enzyme tiêu hóa do trong bộ máy tiêu hóa sinh ra nhằm giúp cơ thể tiêu hóa thực phẩm. Enzymes tiêu hóa [ bao gồm 5 enzymes Protease, Amylase, Lactase, Cellulase, Lipase].

Ngoài các enzym do cơ thể sinh ra còn các enzyme có sẵn trong thức ăn của người, thường trong rau củ quả, có chứa sẵn enzyme của riêng chúng. Khi vào cơ thể, các loại enzyme này chỉ cần được “kích hoạt” bằng cách nhai các loại thực phẩm kể trên, vì vậy những loại thực phẩm này tiêu hao các loại enzyme tiêu hóa của cơ thể ít hơn, đồng thời giúp cơ thể tiết kiệm được năng lượng.

3. Tính chất của Enzim

a. Enzym có bản chất là protein nên có tất cả thuộc tính lý hóa của protein. Đa số enzym có dạng hình cầu và không đi qua màng bán thấm do có kích thước lớn.

b. Tan trong nước và các dung môi hữu cơ phân cực khác, không tan trong ete và các dung môi không phân cực.

c. Không bền dưới tác dụng của nhiệt độ, nhiệt độ cao thì enzym bị biến tính. Môt trường axít hay bazơ cũng làm enzym mất khả năng hoạt động.

d. Enzym có tính lưỡng tính: tùy pH của môi trường mà tồn tại ở các dạng: cation, anion hay trung hòa điện.

e. Enzym chia làm hai nhóm: enzym một cấu tử [chỉ chứa protein] như pepsin, amylase... và các enzym hai cấu tử [trong phân tử còn có nhóm không phải protein]. Trong phân tử enzym hai cấu tử có hai phần:

- apoenzym: phần protein [nâng cao lực xúc tác của enzym, quyết định tính đặc hiệu]

- oenzym: phần không phải protein [trực tiếp tham gia vào phản ứng enzym], bản chất là những hợp chất hữu cơ phức tạp.

4. Cơ chế hoạt động của Enzim

Cơ chế hoạt động của enzyme bao gồm ba bước chính:

- Cơ chất [Substrate] liên kết với enzyme [Enzyme] để hình thành phức hệ enzyme - cơ chất [E - S complex].

- Enzyme xúc tác phản ứng biến đổi cơ chất thành sản phẩm [Product], tạo thành phức hệ E-P.

- Sản phẩm P được giải phóng enzyme E. [1]

Cũng như các chất xúc tác khác, enzyme không bị phản ứng tiêu thụ hoặc thay đổi [như một cơ chất] mà được tái chế để như một enzyme duy nhất thực hiện nhiều vòng xúc tác.

Enzyme thường có tính đặc hiệu cao và chỉ hoạt động trên một số cơ chất [chất phản ứng] nhất định. Một số enzyme có tính đặc hiệu tuyệt đối nghĩa là chúng chỉ hoạt động trên một cơ chất. Trong khi những enzyme khác thể hiện tính đặc hiệu của nhóm và có thể hoạt động trên các nhóm hóa học tương tự không giống nhau, chẳng hạn như liên kết peptit trong các phân tử khác nhau. Nhiều enzyme có tính đặc hiệu lập thể và hoạt động trên một đồng phân lập thể này nhưng không tác động lên đồng phân lập thể khác.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme

Enzyme hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ cơ thể bình thường. Nếu bạn bị sốt và thân nhiệt tăng lên quá nhiều, cấu trúc của các enzyme sẽ bị phá vỡ.

Một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như viêm tụy cũng có thể làm giảm số lượng và hiệu quả của một số enzyme tiêu hóa.

Độ pH của dạ dày hoặc ruột cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme. Enzyme hoạt động tốt nhất trong phạm vi pH khá hẹp. Nếu môi trường xung quanh một enzyme trở nên quá axit hoặc quá kiềm thì hình dạng và chức năng của enzyme sẽ bị ảnh hưởng.

Các hóa chất được gọi là chất ức chế cũng có thể cản trở khả năng xúc tác cho các phản ứng hóa học của enzyme. Các chất ức chế có thể xảy ra một cách tự nhiên cũng có thể là các chất được đưa từ bên ngoài vào như kháng sinh là một ví dụ điển hình.

Chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của enzyme trong cơ thể. Đó là bởi vì nhiều loại thực phẩm có chứa các enzyme tiêu hóa giúp chia sẻ gánh nặng của các enzym sản sinh tự nhiên trong cơ thể. Ví dụ, chuối có chứa amylase giúp hỗ trợ tiêu hóa tinh bột.

Ngoài ra, thói quen ăn kiêng, tình trạng sức khỏe tổng thể của cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ sản xuất, lưu trữ và giải phóng các enzyme cũng như hoạt động hiệu quả của các enzyme. Có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp hoạt động của enzyme trong cơ thể diễn ra tốt hơn.

6. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Enzym có tính đặc hiệu cao là vì:

A. Enzym là chất xúc tác sinh học được tạo ra ở tế bào có bản chất là protein

B. Enzym có hoạt tính mạnh, xúc tác cho các phản ứng hóa sinh ở trong tế bào

C. Enzym bị biến tính khi có nhiệt độ cao, pH thay đổi

D. Trung tâm hoạt động của enzim chỉ tương thích với loại cơ chất do nó xúc tác

Đáp án đúng: D

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của enzim?

A. Là hợp chất cao năng

B. Là chất xúc tác sinh học

C. Được tổng hợp trong các tế bào sống

D. Chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng

Đáp án đúng: A

Câu 3: Enzym một thành phần có đặc điểm nào sau đây?

A. chỉ gồm một chuỗi polipeptit

B. chỉ do protein cấu tạo nên

C. chỉ có một trung tâm hoạt động

D. là một phần của enzym hoàn chỉnh

Đáp án đúng: B

Câu 4: Các chất dưới đây được sinh ra trong tế bào sống?

Saccaraza, proteaza, nucleaza, lipit, amilaza, saccarozo, protein, axit nucleic, lipaza, pepsin

Những chất nào trong các chất trên là enzim?

A. [1], [2], [3], [4], [5]

B. [1], [6], [7], [8], [9], [10]

C. [1], [2], [3], [5], [9], [10]

D. [1], [2], [3], [5], [9]

Đáp án đúng: C

Câu 5: Vì sao khi nhiệt độ môi trường tăng cao quá giới hạn thì enzym bị bất hoạt?

A. Vì enzym có bản chất photpholipit khi nhiệt độ môi trường tăng cao thì enzym bị tan chảy

B. Vì enzym ó bản chất là protein cho nên khi nhiệt độ tăng quá cao thì protein bị biến tính

C. Vì khi đó enzym bị đốt cháy

D. Vì khi đó cơ chất bị phá vỡ, cấu trúc không tương thích với enzym

Đáp án đúng: B

Câu 6: Nói về enzim, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Enzim có thể có thành phần chỉ là protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là protein

B. Enzim là thành phần không thể thiếu trong sản phẩm của phản ứng sinh hóa mà nó xúc tác

C. Enzim làm tăng tốc độc phản ứng sinh hóa và nó sẽ bị phân hủy sau khi tham gia vào phản ứng

D. ở động vật, enzim do các tuyến nội tiết tiết ra

Đáp án đúng: A

Câu 7: Ví dụ nào sau đây nói lên tính chuyên hóa của enzym?

A. Trong 1 phút, một phân tử amilaza thủy phân được 1 triệu phân tử amilopectin

B. Amilaza chỉ thủy phân được tinh bột, không thủy phân được xenulozo

C. Amilaza bị bất hoạt ở nhiệt độ trên 60 độ C hoặc dưới 0 độ C

D. Amilaza có hoạt tính xúc tác mạnh ở môi trường có pH từ 7 đến 8

Đáp án đúng: B

Câu 8: Cơ chất là

A. Chất tham gia cấu tạo enzim

B. Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng do enzim xúc tác

C. Chất tham gia phản ứng do enzim xúc tác

D. Chất tạo ra do enzim liên kết với cơ chất

Đáp án đúng: C

Câu 9: Enzym không có đặc điểm nào sau đây?

A. Hoạt tính xúc tác mạnh

B. Tính chuyên hóa cao

C. Sử dụng năng lượng ATP

D. Thực hiện nhiều phản ứng trung gian

Đáp án đúng: C

Câu 10: Vùng cấu trúc không gian đặc biệt của enzim chuyên liên kết với cơ chất được gọi là

A. trung tâm điều khiển

B. trung tâm vận động

C. trung tâm phân tích

D. trung tâm hoạt động

Đáp án đúng: D

Video liên quan

Chủ Đề