Văn 9 Luyện tập phân tích và tổng hợp

VnDoc xin giới thiệu Soạn Văn 9 Luyện tập phân tích và tổng hợp dưới đây để chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Bài soạn Luyện tập phân tích và tổng hợp được sưu tầm và tổng hợp kỹ càng, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh cũng như giáo viên giảng dạy môn Văn lớp 9.

Soạn Văn Luyện tập phân tích và tổng hợp

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

  • Soạn Văn 9: Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi
  • Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp siêu ngắn

Soạn bài: Luyện tập phân tích và tổng hợp - Ngữ văn lớp 9

Soạn Văn 9 Câu 1 [trang 11 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2]

Phép lập luận được sử dụng trong hai đoạn văn:

- Đoạn [a]: Phép phân tích [theo lối diễn dịch] theo trình tự các ý: Cái hay ở các điệu xanh → những cử động → ở các vần thơ → ở các chữ không non ép.

- Đoạn [b]: Chủ yếu là phép phân tích, kết hợp với tổng hợp. Phân tích các nguyên nhân của sự thành đạt: Gặp thời, hoàn cảnh, điều kiện, tài năng.

Soạn Văn 9 Câu 2 [trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2]

Phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên tác hại của nó:

- Học đối phó là học không có đầu cuối, cái gì cũng biết một ít, không có kiến thức cơ bản.

- Học đối phó là học bị động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, của thi cử và cha mẹ.

- Kiến thức nông cạn, phiến diện, có bằng cấp nhưng thực chất đầu óc rỗng tuếch, chỉ là lừa mình dối người.

Soạn Văn 9 Câu 3 [trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2]

Các lí do khiến mọi người phải đọc sách:

- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, sách ghi chép, lưu giữ tri thức nhân loại, sách là cột mốc trên con đường phát triển học thuật.

- Đọc sách là rèn luyện nhân cách, học làm người.

Soạn Văn 9 Câu 4 [trang 12 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2]

Đoạn văn tham khảo:

Chúng ta cần đọc sách, không chỉ vì sách lưu giữ và truyền lại tri thức nhân loại, những kiến thức từ xa xưa khi khai thiên lập địa mà còn để hình thành nhân cách, để làm người. Người ta đọc sách, nghiền ngẫm, suy tư, từ đó học được tính tự học, tư duy logic hơn. Không chỉ vậy, những cuốn sách văn học còn dẫn óc tưởng tượng ta bay đến bao miền đất lạ… Như vậy, đọc sách vừa cho ta tiếp thu nguồn kiến thức vô hạn của người xưa, vừa rèn cho ta những thói quen tư duy, tự học, rèn luyện nhân cách và học làm người.

Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp ngắn gọn bên trên đã được VnDoc giới thiệu và giúp các bạn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp như này sẽ giúp các bạn học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 nói chung và biết cách soạn văn 9 các bài nói riêng. Mời các bạn tham khảo và chúc các bạn học tốt.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan: Bản soạn đầy đủ Soạn bài lớp 9: Luyện tập phân tích và tổng hợp

Bài tiếp theo:

  • Soạn Văn 9: Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi
  • Soạn Văn 9: Các thành phần biệt lập

Hiện tại trong thời thời điểm này nhiều trường THCS bước vào kì thi học kì 1. Ngoài việc ôn tập đề cương học kì 1 môn Ngữ văn, chúng tồi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới

b. Tác giả sử dụng chủ yếu phép lập luận phân tích, có kết hợp với tổng hợp để nói lên mấu chốt của thành đạt

Câu 2 [trang 12 sgk Văn 9 Tập 2]: Viết đoạn văn

Hiện nay có rất nhiều học sinh học bài qua loa, đối phó, không học thật sự. Vậy, như thế nào là học qua loa, đối phó? Đó là học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ để thi, kiểm tra, và thường không hiểu những gì mình học. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát.

Học sinh hiện nay thường làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó, chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai không bị điểm kém.

Chính vì thế khi tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu, chữ thầy lại trả thầy.

Câu 3 [trang 12 sgk Văn 9 Tập 2]: Bàn về đọc sách

Sách là tinh hoa đúc kết tri thức của toàn nhân loại. Mỗi quyển sách đều là một kho tàng kiến thức cung cấp cho độc gia tri thức về một lĩnh vực nhất định. Đọc sách là con đường quan trọng để tiếp cận tri thức, đi đến học vấn. Đọc sách giúp ta tích lũy kiến thức, mở mang trí óc, nâng cao những kiến thức đã học. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tìm hiểu các tri thức về khoa học. Tuy nhiên, mỗi quyển sách lại mang tri thức khác nhau, người đọc tùy theo mục đích mà lựa chọn sách phù hợp với bản thân, tránh tình trang đọc tràn lan, đọc thừa, đọc nhưng không thể tiếp thu. Sách cùng là một phương thức giúp con người giải trí, giảm stress, thư giãn hơn. Sách là kho tàng kiến thức bổ ích, chính vì vậy mà chúng ta phải chăm chỉ đọc sách.

Câu 4 [trang 12 sgk Văn 9 Tập 2]: Viết đoạn văn

Sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi chúng ta. Con người muốn hoàn thiện mình thì phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích lũy được. Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tình thần quý báu của loài người. Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống, là hành trang chuẩn bị cho cuộc sống. Để đọc sách có hiệu quả thì trước tiên, chúng ta phải biết lựa chọn sách để đọc. Bởi lẽ, hiện nay, sách được phát hành tràn lan, không có chọn lọc thông tin, nội dung, kiến thức, vì vậy mà không tránh khỏi trường hợp thông tin bị loãng, không chính xác, không hợp chuẩn, người đọc không tiếp thu được hết thông tin, lãng phí thời gian không cần thiết. Độc giả không nên tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình. Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình. Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. Khi đọc sách, độc giả không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm. Không nên đọc sách một cách tràn lan, mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.

"Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm đã cho chúng ta thấy rõ tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách, những khó khăn, nguy hại dễ gặp phải khi đọc sách, bàn về phương pháp đọc sách.

Chủ Đề