Valdol là thuốc gì

Thuốc Pacemin là một loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng của cảm cúm, viêm mũi dị ứng,... Vậy thuốc Pacemin là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

Thuốc Pacemin được bào chế dưới dạng viên nang cứng, thành phần chính trong mỗi viên thuốc bao gồm:

  • Paracetamol 325mg
  • Clorpheniramin maleat 2mg

Thành phần paracetamol trong Pacemin là một thuốc giảm đau – hạ sốt có tác dụng giảm thân nhiệt ở những bệnh nhân bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Bên cạnh đó, Clorpheniramin maleat trong thuốc Pacemin là một hoạt chất kháng histamin, chống dị ứng.

Thuốc Pacemin kết hợp giữa hai hoạt chất trên, đây là thuốc không kê đơn được sử dụng trong điều trị triệu chứng cảm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi và có tác dụng giảm đau nhẹ, giảm đau nhức cơ bắp, đau xương khớp trong bệnh viêm mũi, viêm màng nhầy xuất tiết, viêm xoang do cảm cúm hoặc dị ứng thời tiết.

Trong các trường hợp sau, thuốc Pacemin sẽ chống chỉ định được kê đơn:

  • Người bị dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Pacemin.
  • Người bị thiếu máu từ trước hoặc thiếu hụt men G6PD [Glucose-6-phosphate dehydrogenase].
  • Bệnh nhân bị bệnh tim, bệnh phổi, bệnh thận hoặc bệnh gan.
  • Người đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase [MAOIs] trong vòng l4 ngày.

Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần thận trọng lưu ý những điều sau:

  • Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Pacemin cho bệnh nhân có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường tiểu, tắc môn vị tá tràng do hoạt chất clorpheniramin của thuốc có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu.
  • Người có bệnh nhược cơ có thể trầm trọng thêm sau khi dùng thuốc Pacemin, vì vậy nên sử dụng thận trọng trên những đối tượng mắc bệnh lý này.
  • Bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở cần phải thận trọng trong việc dùng thuốc Pacemin vì có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm ở đường hô hấp như là suy hô hấp và ngừng thở.
  • Tránh dùng thuốc Pacemin cho bệnh nhân bị tăng nhãn áp [glaucoma] và thận trọng khi sử dụng cho người trên 60 tuổi do những đối tượng này thường tăng nhạy cảm với tác dụng phụ của clorpheniramin.
  • Bạn không nên uống rượu, bia, sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác trong thời gian sử dụng thuốc Pacemin. Bởi chúng có khả năng tương tác mạnh mẽ với thuốc và làm tăng độc tính đối với gan.

Thuốc Pacemin được sử dụng bằng đường uống. Bạn nên uống trọn một viên thuốc với một cốc nước đầy. Bạn không nên bẻ hoặc nghiền nát viên thuốc khi uống vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc trong quá trình sử dụng.

Bạn thường xuyên bị nôn ói thì bạn nên dùng thuốc Pacemin cùng với thức ăn. Việc làm này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng phải uống lại thuốc khi bạn nôn ói. Ngoài ra bạn có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn hoặc không cùng với thức ăn đều được.

Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ tư vấn liều dùng thuốc Pacemin với từng bệnh nhân cũng sẽ khác nhau. Khoảng cách giữa các lần uống thuốc Pacemin nên cách nhau 4 giờ.

Liều khuyến cáo của thuốc Pacemin như sau:

  • Đối với người lớn: Uống từ 1 – 2 viên/lần, mỗi ngày sử dụng từ 3 - 4 lần.
  • Đối với trẻ em: Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Uống 1⁄2 – 1 viên/lần, mỗi ngày sử dụng 2 - 3 lần; Trẻ em từ 7 – 15 tuổi: Uống 1 viên/lần, mỗi ngày sử dụng 2 - 3 lần.

Thuốc Pacemin sẽ không gây tác dụng phụ đáng kể khi sử dụng trong giới hạn liều được đề nghị. Báo cho bác sĩ nếu bạn xuất hiện những biểu hiện khác lạ, trong quá trình sử dụng thuốc Pacemin.

  • Một vài tác dụng phụ không quá nghiêm trọng của thuốc Pacemin bao gồm: Buồn ngủ, thẫn thờ, choáng váng, khô miệng, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày...
  • Tác dụng phụ hiếm gặp hơn của thuốc Pacemin bao gồm: Giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tiêu huyết, thiếu máu, rối loạn máu, bệnh phổi mãn tính, suy giảm hô hấp, ngủ gà, khó thở, phù nề vùng mắt hoặc vùng môi lưỡi, miệng và cổ họng, hoa mắt, suy giảm thị giác, phát ban, tổn thương niêm mạc, nổi mề đay, ngứa ngáy, bí tiểu tiện,...
  • Bạn nên ngưng sử dụng thuốc Pacemin và báo ngay cho bác sĩ biết nếu xuất hiện nhiều dấu hiệu nguy hiểm như: Tiêu chảy nặng, Xuất huyết dạ dày, đi ngoài có máu, Mệt mỏi...

Bên cạnh đó nếu trong quá trình sử dụng thuốc Pacemin không mang lại hiệu quả như mong đợi, các tác dụng phụ xuất hiện ngày càng nhiều, bạn cần ngừng sử dụng thuốc và trao đổi với bác sĩ về tình trạng hiện tại.

Thuốc Pacemin tương tác mạnh mẽ với các loại thuốc sau:

  • Chất ức chế thần kinh trung ương.
  • Cồn.
  • Thuốc chống trầm cảm như IMAO.
  • Thuốc đối kháng thụ thể muscarinic là Atropine.

Thuốc Pacemin là thuốc không kê đơn nhưng cần được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Thuốc Andol Fort là cái tên quen thuộc thường được bác sĩ chỉ định trong nhiều bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về tác dụng của thuốc Andol Fort cũng như lưu ý khi sử dụng.

Andol fort có chứa thành phần chính là Paracetamol, thuốc được dùng điều trị triệu chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa:

  • Thuốc có hiệu quả trong điều trị các cơn đau với cường độ nhẹ và vừa không có nguồn gốc từ nội tạng. Paracetamol có thể được dùng thay thế Salicylat đối với bệnh nhân chống chỉ định hoặc không dung nạp Salicylat. Thuốc không có tác dụng điều trị đau do thấp khớp.
  • Thuốc còn giúp người bệnh dễ chịu hơn bằng cách giảm thân nhiệt nhằm điều trị triệu chứng sốt. Tuy vậy, liệu pháp hạ sốt nói chung không đặc hiệu, không ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh cơ bản.

Paracetamol là hoạt chất thường được dùng với dùng uống. Trong trường hợp bệnh nhân không uống được thì có thể dùng dạng thuốc đạn đặt vào hậu môn. Khi dùng viên nén Paracetamol, cần lưu ý không nghiền nát, nhai hay hòa tan vào chất lỏng.

Đối với trẻ em trên 11 tuổi hoặc người lớn, liều Paracetamol thường dùng đường uống hoặc đưa vào trực tràng để hạ sốt là 325 - 650 mg khoảng 4 - 6 giờ mỗi lần khi cần thiết và không được sử dụng quá 4g một ngày; liều đầu tiên lớn hơn [khoảng 1g] có thể giảm đau hiệu quả ở một số người bệnh.

Trẻ nhỏ có thể uống hoặc đặt vào hậu môn để giảm đau, hạ sốt 4-6 giờ một lần với liều tương đương như sau:

  • Trẻ em 2 - 3 tuổi là 160 mg;
  • Trẻ em 4 - 5 tuổi là 240 mg;
  • Trẻ em 6 - 8 tuổi là 320 mg;
  • Trẻ em 9 - 10 tuổi là 400 mg;
  • Trẻ em 11 tuổi khoảng 480 mg.

Không sử dụng Paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn và 5 ngày đối với trẻ em hoặc sốt cao trên 39 độ C kéo dài hơn 3 ngày nếu như không có chỉ định của bác sĩ. Khi tình trạng đau kéo dài không đáp ứng với thuốc giảm đau thì có thể bạn đang mắc một bệnh lý khác.

Không được cho bé uống quá 5 liều Paracetamol trong vòng 24 giờ để tránh nguy cơ ngộ độc thuốc do quá liều trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Một số phản ứng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Andol Fort như: Đỏ, nổi mề đay, phát ban, ngứa, bong tróc hoặc phồng rộp da, sưng vùng mặt, cổ họng, khàn tiếng, khó thở hoặc khó nuốt. Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào trên đây, cần ngưng sử dụng thuốc và đến cơ sở y tế để thăm khám càng sớm càng tốt.

Trường hợp không may sử dụng quá liều, bệnh nhân cần được đưa đến cấp cứu ở cơ sở y tế gần nhất. Nếu có thể nên mang theo toa thuốc của bác sĩ đã kê để có hướng xử trí thích hợp.

Andol Fort thường được chỉ định sử dụng khi cần thiết nhưng nếu lỡ quên một liều thì bạn có thể uống liều tiếp theo ngay khi nhớ ra. Không được uống bù bằng cách sử dụng gấp đôi liều.

Khi sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn về liều lượng và đường dùng sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện và hạn chế các tác dụng phụ xảy ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

- Bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ. Trong những trường hợp chưa kịp đưa trẻ đến khám bác sĩ, phụ huynh có thể đến nhà thuốc mua thuốc hạ sốt cho trẻ uống “đỡ” qua lời tư vấn của dược sĩ phụ trách nhà thuốc, hoặc tối thiểu phụ huynh cần đọc thật kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc cho trẻ.

- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Loại thuốc hạ sốt sử dụng cần phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ và “khả năng uống thuốc của trẻ”, đây là cách giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thuốc hạ sốt cần thiết trong quá trình hạ sốt cho trẻ.

- Liều lượng thuốc hạ sốt cơ bản cần dựa trên cân nặng thực tế của trẻ để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hạ sốt nhanh cho trẻ. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10mg - 15mg/kg/lần khi sốt trên 38,50C.

- Phụ huynh cần tuân thủ khoảng cách an toàn giữa 2 lần sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ để phòng ngừa tình trạng quá liều lâu dần có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3 - 4 lần/ngày, tổng liều tối đa không quá 60mg/kg/24 giờ.

- Thuốc hạ sốt dùng cho trẻ phải còn hạn sử dụng rõ ràng.

Các dạng thuốc hạ sốt hiện có trên thị trường

Paracetamol [còn gọi là acetaminophen] đây là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em được hầu hết các bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng cho trẻ em. Khoảng cách giữa 2 liều dùng thông thường là mỗi 4 giờ, tuy nhiên trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu phải là 8 giờ.

Ibuprofen: tác dụng hạ sốt mạnh hơn paracetamol, tuy nhiên việc dùng Ibuprofen phải có chỉ định và sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ vì thuốc hạ sốt dạng này có rất nhiều tác dụng phụ. Liều dùng 20 - 30mg/kg/ngày hoặc 7 - 10mg/kg mỗi 6 - 8 giờ đường uống. Những trường hợp sau này tuyệt đối không được sử dụng Ibuprofen để hạ sốt:

- Không sử dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

- Không được dùng khi trẻ bị loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết.

- Trẻ bị dị ứng với Ibuprofen, với Aspirin và với các thuốc chống viêm không steroid khác.

- Trẻ bị hen/suyễn hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận.

- Aspirin: được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ em vì những tác dụng bất lợi cho sức khỏe, nhất là những trường hợp trẻ đang bị nhiễm virút như: bị nhiễm cúm hoặc đang mắc thủy đậu sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye - một biến chứng rất nguy hiểm đối với trẻ, có thể dẫn đến tử vong.

Video liên quan

Chủ Đề