Uống kẽm và sắt cách nhau bao lâu

Bổ sung kẽm cho bé thế nào cho an toàn và hiệu quả là thắc mắc phổ biến của nhiều bố mẹ có con nhỏ. Bởi đây là một trong những loại khoáng chất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ nếu thiếu kẽm có thể chậm phát triển cũng như gặp nhiều hệ lụy sức khỏe.

Tình trạng cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu kẽm [hay kẽm zinc] rất thường gặp ở trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên do nhu cầu về dưỡng chất này thường tăng cao theo độ tuổi của trẻ. Quá trình phát triển và tăng trưởng đòi hỏi cơ thể tổng hợp nhiều protein có thành phần chứa kẽm. Đồng thời, hầu hết các chất xúc tác trong những phản ứng chuyển hóa, tổng hợp cho quá trình tăng trưởng trong cơ thể đều cần đến kẽm.

Kẽm là nguyên tố vi lượng rất quan trọng đối với cơ thể trẻ do đó bố mẹ cần bổ sung kẽm cho bé đầy đủ

Các số liệu thống kê cho thấy, có đến 40% trẻ em dưới 1 tuổi tại Việt Nam bị thiếu kẽm. Đó là lý do các chuyên gia luôn khuyến cáo phụ huynh lưu ý điều này trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, nhất là trẻ đang ở các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nên bổ sung kẽm cho trẻ trong bao lâu hay liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào không phải ai cũng biết?

Bố mẹ đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giải đáp từ A – Z các thắc mắc liên quan đến kẽm cũng như cách bổ sung kẽm đúng cách giúp trẻ luôn khỏe mạnh, tăng trưởng thể chất, trí não tối ưu.

Một chế độ dinh dưỡng khoa học, bữa ăn hàng ngày cân bằng đầy đủ các nhóm dưỡng chất rất cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Trong đó, việc bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là kẽm được chứng minh có vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là:

  • Tác động đến sự phát triển thể chất: Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương cho biết, cơ thể trẻ nếu được bổ sung kẽm đầy đủ sẽ giúp tăng cảm giác ngon miệng, trẻ ăn ngon hơn đồng thời khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể cũng tăng lên từ đó giúp trẻ cải thiện chiều cao, cân nặng hiệu quả, nhất là những trẻ ốm yếu, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu cơ thể thiếu nguyên tố vi lượng kẽm [tùy hàm lượng nhiều hay ít và thời gian ngắn hay dài] có thể khiến trẻ biếng ăn, không tập trung, rối loạn phát triển xương, chậm tăng trưởng, thậm chí có thể dậy thì chậm so với tuổi.
  • Xây dựng, hỗ trợ và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch: Kẽm không chỉ giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện mà còn giúp trẻ luôn khỏe mạnh. Bởi loại khoáng chất này kích thích sự phát triển và biệt hóa các tế bào miễn dịch trong cơ thể trẻ nhằm tạo nên một hệ thống “phòng thủ” chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Nhờ đó, trẻ ít mắc các bệnh vặt. Ngược lại, nếu thiếu kẽm sẽ gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của toàn bộ cơ thể trẻ, khiến chúng dễ tổn thương và suy yếu, và vì vậy trẻ dễ mắc bệnh hơn, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm.
  • Một số tác dụng khác: Ngoài hai tác dụng nêu trên, kẽm còn được biết đến là lại vi chất có tác dụng duy trì tính toàn vẹn và cấu trúc của da, tăng cường trí nhớ, giảm tình trạng tiêu chảy, chữa làm các vết thương…

Thiếu kẽm ở trẻ thường do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân lớn nhất do chất lượng bữa ăn của trẻ kém, chế độ ăn hàng ngày thiếu các thực phẩm [có nguồn gốc từ động vật] chứa kẽm hoặc cách chế biến món ăn của bố mẹ sai cách khiến lượng kẽm trong thức ăn bị mất đi…

Ngoài ra, tình trạng thiếu kẽm còn do trẻ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh khiến lượng kẽm trong cơ thể suy giảm. Và việc sử dụng kháng sinh nếu kéo dài sẽ dẫn đến cơ thể trẻ thiếu kẽm.

Ở những trẻ bị thiếu kẽm thường sẽ có các biểu hiện đặc trưng như:

  • Tình trạng phát triển: Chậm tăng trưởng, chậm phát triển chiều cao – cân nặng, chậm phát triển trí não và tâm thần vận động
  • Tình trạng sức khỏe: Suy dinh dưỡng thể nhẹ/ hoặc vừa, mắc ta bón nhẹ, lười ăn/ bú sữa, thường xuyên bị nôn/ buồn nôn, khó ngủ về đêm và thức giấc thường xuyên, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, viêm da, vết thương lâu lành, tóc rụng và giòn, dễ gãy…

Trằn trọc khó ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm… có thể là biểu hiện thiếu kẽm ở trẻ

Khi trẻ có các dấu hiệu trên bố mẹ cần nghi ngờ trẻ thiếu kẽm và có biện pháp can thiệp kịp thời. Theo đó, bố mẹ có thể đưa trẻ đi khám tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome để xác định chính xác tình trạng thiếu kẽm cũng như các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Nutrihome có đội ngũ chuyên gia hàng đầu nhiều kinh nghiệm và sở hữu hệ thống máy móc tiên tiến. Đặc biệt máy sắc ký hiệu năng cao UPLC có độ đặc hiệu và độ nhạy cao có khả năng định lượng nồng độ vi chất kẽm trong cơ thể trẻ ở mức thấp nhất [nano gram/ml] nhờ đó giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu kẽm cũng như các vitamin A, D, E, K, B, C, sắt, canxi… ở trẻ chính xác và nhanh chóng.

Đây là cơ sở khoa học để bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị thiếu kẽm ở trẻ hiệu quả, giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ tư vấn/ hướng dẫn bố mẹ cách chọn lựa thực phẩm giàu kẽm, xây dựng thực đơn khoa học, cách chế biến thức ăn sao cho giữ hàm lượng kẽm một cách trọn vẹn nhất.

Kẽm là một trong những nguyên tố vi lượng cực kỳ quan trọng với cơ thể con người, nhất là trẻ nhỏ trong những giai đoạn phát triển, do đó việc bổ sung thiếu hay thừa đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bảng dưới đây là nhu cầu về kẽm dành cho trẻ theo từng độ tuổi, giới tính được khuyến nghị bởi Viện Dinh dưỡng Quốc gia như sau, bố mẹ có thể tham khảo để biết cách bổ sung kẽm cho trẻ đúng liều lượng và đúng cách:

Nhóm tuổi, giới và tình trạng sinh lý Nhu cầu kẽm hàng ngày [mg/ngày]
0 – 6 tháng 1,1 – 6,6 mg/ngày
7 – 11 tháng 0,8 – 8,3 mg/ngày
1 – 3 tuổi 2,4 – 8,4 mg/ngày
4 – 6 tuổi 3,1 – 10,3 mg/ngày
7 – 9 tuổi 3,3 – 11,3 mg/ngày
Nam 10 – 18 tuổi 5, 7 – 19,2 mg/ngày
Nữ 10 – 18 tuổi 4,6 – 15,5 mg/ngày
Nam trưởng thành 4,2 – 9,8 mg/ngày
Nữ trưởng thành 3,0 – 14,0 mg/ngày
Phụ nữ có thai 3,4 – 20,0 mg/ngày
Bà mẹ cho con bú 5,8 – 14,4 mg/ngày

Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương khuyến cáo, chỉ khi nào tình trạng thiếu kẽm ở trẻ được xác định bằng các biểu hiện lâm sàng và những xét nghiệm sinh hóa; hoặc trẻ có tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến nguy cơ giảm hấp thu kẽm… các bậc phụ huynh mới được phép bổ sung kẽm cho trẻ. Và nên bổ sung kẽm cho trẻ dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Cụ thể, liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ là từ 0,5-1,5mg kẽm nguyên tố/kg cân nặng/ngày.

Đồng thời, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương cũng đưa ra cảnh báo, nếu bố mẹ tùy tiện bổ sung kẽm, đặc biệt là với liều lượng cao, tình trạng thừa kẽm có thể dẫn đến các nguy cơ về chuyển hóa và tăng trưởng cho trẻ nặng nề không kém tình trạng thiếu kẽm.

Trong trường hợp cần bổ sung kẽm cho trẻ qua đường uống, ngoài chỉ định của bác sĩ, bố mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây để đảm bảo cơ thể trẻ hấp thu kẽm tốt nhất, hiệu quả nhất và an toàn nhất:

  • Thời điểm cho trẻ uống kẽm tốt nhất là vào buổi sáng, nên cho trẻ uống trước hoặc 2 tiếng sau ăn, không nên cho trẻ uống khi đang đói bụng cồn cào vì có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Lưu ý: Với những trẻ hay nôn ói, mắc các bệnh lý ở dạ dày nên uống kẽm trong khi ăn để tránh làm cơn đau thêm tồi tệ.
  • Nếu cần phải bổ sung các khoáng chất khác như canxi, magie hay sắt… cho cơ thể cùng với kẽm, bố mẹ không nên cho trẻ uống chung kẽm với chúng, nên uống các loại khoáng chất cách nhau ít nhất 2 tiếng đồng hồ.

Khi trẻ có các biểu hiện thiếu kẽm nêu trên, các bậc phụ huynh nên nghi ngờ con em mình bị thiếu kẽm và đưa đến cơ sở y tế, trung tâm dinh dưỡng để được các bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng, chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị.

Tại đây, sau khi thăm khám các bác sĩ sẽ quyết định có cần bổ sung kẽm cho trẻ hay không, liều lượng như thế nào cũng như thời gian uống trong bao lâu. Thông thường, tổng thời gian bổ sung kẽm cho trẻ có thể kéo dài 2 đến 3 tháng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe thực tế của trẻ.

Ví dụ trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, việc bổ sung vi chất kẽm trong quá trình điều trị là hết sức cần thiết. Theo đó, phác đồ điều trị tiêu chảy cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi được khuyến cáo cần bổ sung 10mg kẽm/ngày và trẻ từ 6 – 60 tháng tuổi cần được bổ sung 20mg kẽm/ngày. Thời gian cho trẻ uống viên kẽm bổ sung là 14 ngày liên tiếp.

Để không xảy ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương đưa ra lời khuyên, trong chế độ ăn uống hàng ngày các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt chú trọng các thực phẩm tự nhiên chứa kẽm có nguồn gốc từ động vật như các loại thịt [thịt bò, thịt heo, thịt cừu], các loại động vật có vỏ [hàu, trai, sò, ngao…], trứng…

Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm có nguồn gốc động vật để phòng tránh thiếu kẽm.

Còn các thực phẩm chứa kẽm có nguồn gốc từ thực vật thường có hàm lượng kẽm thấp, hơn nữa giá trị sinh học cũng thấp vì vậy khả năng hấp thu kẽm từ nguồn này của cơ thể trẻ cũng không cao. Do đó, với những trẻ cơ thể thiếu kẽm cần phải bổ sung, bố mẹ nên ưu tiên các thực phẩm chứa kẽm có nguồn gốc từ động vật.

Riêng đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ. Vì vậy, các bà mẹ đang cho con bú cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm trong chế độ ăn hàng ngày [hoặc bổ sung qua đường uống theo chỉ định của bác sĩ] để có thể cung cấp cho trẻ lượng kẽm đầy đủ nhất đảm bảo sự phát triển qua nguồn sữa mẹ.

Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu kẽm các bậc phụ huynh có thể tham khảo và lựa chọn để bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ [hàm lượng kẽm trong 100g thực phẩm], nhằm đảm bảo cơ thể trẻ được cung cấp đầy đủ lượng kẽm cần thiết:

Tên thực phẩm Hàm lượng kẽm [mg]
13.4
Củ cải 11
Cùi dừa 5
Đậu Hà Lan 4
Đậu nành 3.8
Lòng đỏ trứng gà 3.7
Thịt cừu 2.9
Bột mì 2.5
Thịt nạc heo 2.5
Ổi 2.4
Nếp 2.2
Thịt bò 2.2
Khoai lang 2
Đậu phộng 1.9
Gạo 1.5
Hạt kê 1.5
Thịt gà ta 1.5

Theo các chuyên gia, nguồn bổ sung kẽm tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ là nguồn đến từ thực phẩm. Tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ cần bổ sung kẽm qua đường uống. Theo đó, để có thể bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách, an toàn, không gây hại sức khỏe bố mẹ không nên tự ý mua kẽm về bổ sung cho trẻ, mà cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tùy mức độ thiếu kẽm ở trẻ mà bác sĩ có thể chỉ định liều lượng cũng như thời gian bổ sung kẽm phù hợp. Mặc dù kẽm rất quan trọng đối với cơ thể trẻ, nhưng nếu bố mẹ tự ý bổ sung dẫn đến dư thừa kẽm việc này có thể gây ra tác hại như: thay đổi vị giác khiến trẻ lười/ biếng ăn hơn, bị tiêu chảy và đau bụng, nôn/ hoặc buồn nôn, ngộ độc kẽm, chảy máu đường tiêu hóa, gây rối loạn phản ứng miễn dịch khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.

Bổ sung kẽm cho cơ thể trẻ đúng cách, đúng liều lượng sẽ phát huy hiệu quả tối đa, ngược lại có thể gây những hệ lụy đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, khi bổ sung kẽm cho trẻ bố mẹ cần hỏi ý kiến chuyên gia, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cũng như lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Uống bổ sung viên kẽm sau khi ăn 2 tiếng.
  • Không uống viên kẽm và sắt cùng một lúc, nên cho trẻ dùng cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Tương tự, không uống viên kẽm và canxi cùng lúc, nên dùng kẽm trước canxi ít nhất 2 giờ.
  • Để tối ưu hóa khả năng hấp thu kẽm của trẻ, thực đơn dinh dưỡng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C và giảm các thực phẩm giàu xơ, chất sắt, đồng.

Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hiện Nutrihome là Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng uy tín, được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng. Tại Nutrihome, quy trình khám, tư vấn dinh dưỡng được xây dựng khoa học từ việc thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán, xây dựng khẩu phần đến lên thực đơn cá thể hóa và hướng dẫn lựa chọn thực phẩm, chế biến món ăn khoa học, đơn giản, dựa trên tình trạng dinh dưỡng, sở thích và thói quen ăn uống của bé.

Nutrihome cũng đầu tư hệ thống máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất [vitamin D, vitamin B….], máy siêu âm… giúp các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ chính xác, góp phần quan trọng cho quá trình điều trị, đưa ra sự tư vấn chính xác về liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ, cũng như thời gian bổ sung kẽm trong bao lâu thì đạt hiệu quả tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề