Israel là gì

Người dân Israel tại thành phố Tel Aviv ngày 19/3/2022. [Ảnh: Vũ Hội/Vietnam+]

Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2022 [WHR], Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc đã xếp hạng Israel là quốc gia hạnh phúc thứ 9 thế giới. Việc này khiến không ít người ngạc nhiên do Israel được biết đến đang trong tình trạng chiến tranh.

Không chỉ là một quốc gia chiến tranh, ở trong nước Israel còn có nền chính trị không ổn định do các đảng phái có sự phân cực rõ rệt. Trong khi đó, an ninh tại nhà nước Do Thái luôn được thắt chặt do nguy cơ khủng bố luôn thường trực.

Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng hạnh phúc 10 năm qua, Israel không những đứng ở vị trí cao mà còn được cải thiện nhanh chóng qua các năm.

Năm 2020, Israel đứng thứ 14 thế giới về chỉ số hạnh phúc, năm 2021 đứng thứ 12 và năm 2022 vị trí này đã tăng ba bậc lên thứ 9 trong bảng xếp hạng.

Báo cáo WHR được thực hiện dựa trên kết quả điều tra xã hội học của Gallup về cảm nhận mức độ hạnh phúc của người dân cũng như các chỉ số về mức độ phát triển kinh tế-xã hội tại 150 quốc gia trên thế giới theo thang điểm từ 1 đến 10.

Trong số các quốc gia xếp hạng cao bao gồm hầu hết các nước Bắc Âu, như Phần Lan [xếp thứ 1], Đan Mạch [thứ 2], Iceland [3], Thụy Sĩ [4], Hà Lan [5] và Luxembourg [6], Thụy Điển và Na Uy lần lượt đứng thứ 7 và 8.

Chỉ số hạnh phúc dựa trên mức độ cảm nhận và các chỉ số thống kê của 14 lĩnh vực liên quan đến chất lượng cuộc sống, như thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ bình quân, hỗ trợ xã hội trong thời gian khó khăn, sự tự do của người dân khi đưa ra các quyết định quan trọng, niềm tin xã hội, mức độ tham nhũng, sự hào phóng của cộng đồng…

Theo các chuyên gia xã hội học, mặc dù là một nước có nền kinh tế thị trường, mang nhiều đặc điểm của xã hội phương Tây, nhưng xã hội Israel lại có những đặc điểm của một xã hội phương Đông.

Đó là người dân khá tôn trọng các mối quan hệ xã hội, nơi gia đình và bạn bè có sự giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau.

Nói về tầm quan trọng của mối quan hệ gia đình, Dana Smolkin, một sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội tại Đại học Tel Aviv cho rằng: “Gia đình và bạn bè là yếu tố vô cùng quan trọng. Họ giúp nhân đôi niềm vui và giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc sống.”

[Việt Nam tăng 4 bậc trong Bảng xếp hạng các nước hạnh phúc nhất]

Bên cạnh đó, dân tộc Do Thái từng gánh chịu nhiều khổ đau và chiến tranh, nên người dân Israel hình thành tính cách cộng đồng bền chặt, chia sẻ trong hoạn nạn. Khác với nhiều quốc gia phương Tây, sự gắn kết xã hội ở Israel là khá cao.

Môi trường rèn luyện trong quân đội không chỉ rèn luyện phát triển bản thân, giúp giới trẻ định hướng sự nghiệp mà còn tăng cường tinh thần gắn kết. Đây là một yếu tố quan trọng khi những người được hỏi đều cảm nhận họ thấy hạnh phúc.

Ngoài ra, Israel cũng là một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao, lên đến 44.000 USD/người/năm, cao hơn nhiều quốc gia châu Âu như Anh, Pháp.

Mức thu nhập tối thiểu cũng đủ để người dân Israel không phải lo lắng nhiều về kinh tế, cho phép họ đóng các loại bảo hiểm, qua đó được đảm bảo các nhu cầu cơ bản về giáo dục và y tế.

Một hệ thống y tế thuộc nhóm tốt nhất thế giới giúp Israel đảm bảo chế độ chăm sóc sức khỏe cho người dân, qua đó từng bước nâng cao tuổi thọ bình quân.

Sự gắn kết xã hội là yếu tố giúp tăng cường mức độ cảm nhận về hạnh phúc. [Ảnh: Vũ Hội/Vietnam+]

Theo thống kê chính thức của Israel, tuổi thọ bình quân tại nước này là 81 đối với nam giới và 84,7 đối với nữ giới, cao hàng đầu thế giới. Đây chính là lý do bảng xếp hạng hạnh phúc WHR xếp Israel với 8,18 điểm theo tiêu chí cảm nhận về sức khỏe và tuổi thọ.

Là một người đã có tuổi, ông Shai Ashkenazi, một người dân sinh ra và lớn lên tại thành phố Tel Aviv [Israel] nói: “Hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Israel theo tôi là rất tốt, và ở góc độ nào đó điều này ảnh hưởng đến sự cảm nhận về hạnh phúc của mọi người, bởi họ cảm thấy được an toàn.”

Với dân số khá nhỏ, trên 9 triệu người, nhưng chi tiêu cho phúc lợi xã hội của Israel trong năm 2020 đạt 93,5 tỷ USD, tăng 17 tỷ USD so với năm 2019. Tính theo tỷ lệ GDP, mức chi này đã vượt ngưỡng 20%, mức rất cao so với các quốc gia khác.

Cũng có một số ý kiến cho rằng kết quả điều tra chỉ phản ánh được một phần của thực tế, thậm chí là không chính xác. Tuy nhiên, cảm nhận chung của nhiều người dân Israel là đời sống kinh tế liên tục được cải thiện, tuổi thọ cao và một xã hội cởi mở, năng động.

Chừng đó đã đủ để họ cảm thấy hạnh phúc, bất chấp thực tế nguy cơ chiến tranh vẫn luôn rình rập./.

Lê Vũ Hội [Vietnam+]

Israel được mệnh danh là "Quốc gia khởi nghiệp"

Sáng tạo là tài nguyên của Israel

Israelcó tổng diện tích hơn 22.000 km2, trong đó có ¾ diện tích là sa mạc, ¼ là đồi núi, dân số chỉ khoảng 8,6 triệu người. Đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức nhưng người Do Thái ở đất nước Israel đã vươn lên, trở thành quốc gia có sự đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo thành công bậc nhất thế giới. Người Israel luôn tự hào khẳng định: “Sáng tạo là tài nguyên của chúng tôi” và Israel là “Quốc gia khởi nghiệp” hàng đầu thế giới!

Theo các chuyên gia Israel, từ cách nay hơn 40 năm, Chính phủ Israel đã bắt đầu có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp để khởi nghiệp sáng tạo. Trong các bộ của Israel đều có một cơ quan chuyên về đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo và một chuyên gia trưởng được phân công chịu trách nhiệm về việc phát triển khoa học-công nghệ để thúc đẩy đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo.

Cơ quan Đổi mới Sáng tạo Israel [thuộc Bộ Kinh tế và Công nghiệp Israel] chịu trách nhiệm về chính sách đổi mới, hoạt động vì lợi ích của hệ sinh thái đổi mới nền kinh tế của Israel. Cơ quan Đổi mới Sáng tạo Israel tư vấn cho các bộ, ủy ban của Chính phủ và Quốc hội về chính sách đổi mới trong nước, đồng thời theo dõi và phân tích những thay đổi đang diễn ra trong môi trường đổi mới ở Israel lẫn các nước trên thế giới.

Để thực thi nhiệm vụ một cách tốt nhất, Cơ quan Đổi mới Sáng tạo Israel đã thiết kế và vận hành một loạt các chương trình dành riêng cho các công ty tư nhân, không ngừng thúc đẩy nhằm biến các sáng kiến độc đáo thành các công cụ thiết thực, có hiệu quả cao về mặt kinh tế và xã hội.

Tầm nhìn của Cơ quan Đổi mới Sáng tạo Israel là tạo ra sự thịnh vượng kinh tế thông qua đổi mới. Tầm nhìn này được chia thành hai mục tiêu có tác động, bổ sung cho nhau: Một là duy trì vị trí của Israel ở vị trí hàng đầu trong quá trình đổi mới trên phạm vi toàn cầu và nâng cao toàn bộ nền kinh tế Israel thông qua đổi mới công nghệ.

Văn hóa “không ngại thất bại” và phản biện

Người Israel ứng xử “có lý có tình” đối với những người dấn thân vào con đường khởi nghiệp sáng tạo. Người Israel quan niệm trong quá trình khởi nghiệp sáng tạo và ngay cả trong cuộc sống, thất bại là giai đoạn quá độ để tiến tới một giai đoạn thành công hơn, chứ không phải vì thất bại mà suy sụp, bế tắc. Đó là nét văn hóa độc đáo của người Israel, có nét tương đồng với văn hóa Việt Nam khi chúng ta coi “thất bại là mẹ thành công”. Văn hóa này có vai trò rất quan trọng trong sự thành công về đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo của Israel.

Lãnh đạo Công ty Mobileye trình bày về dự án khởi nghiệp sáng tạo đảm bảo an toàn giao thông trị giá 15,3 tỷ USD. [Ảnh: Tô Nguyễn]

Israel có chính sách hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Cơ quan Đổi mới Sáng tạo Israel sẽ cung cấp tiền cho các doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp có ý tưởng rất hay nhưng gặp khó khăn về tài chính. Có trường hợp Cơ quan Đổi mới Sáng tạo cung cấp các gói đồng tài trợ, cùng bỏ vốn ra, cùng hưởng lợi nhưng luôn cân nhắc kỹ trước khi duyệt cung cấp vốn cho loại dự án này.

Có trường hợp doanh nghiệp được nhà nước cho vay với điều kiện: Nếu sản phẩm được sản xuất thành công thì doanh nghiệp phải trả lại cho Nhà nước Israel 3-5% giá trị sản phẩm. Ngược lại, nếu sản phẩm làm ra gặp thất bại do yếu tố khách quan, hợp lý thì khoản nợ này được xóa. Như vậy, dù doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại nhưng vẫn có cơ hội khởi nghiệp trở lại.

Với văn hóa không sợ thất bại, cộng với việc được nhà nước hỗ trợ hợp lý đã tạo nên bầu không khí đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo mạnh mẽ ở Israel.

Người Israel không bao giờ chấp nhận chỉ có một ý kiến đúng về một vấn đề, bởi vì cuộc sống có thể thay đổi. Văn hóa của họ là phản biện, phản biện tức là tìm thấy điều hay hơn, phản biện để phát triển. Văn hóa phản biện đối với người Israel mang tính truyền thống. Từ xa xưa, người Israel không bao giờ hài lòng với một giải pháp có sẵn, họ không chấp nhận việc chỉ có một ý kiến đúng về một vấn đề nào đó bởi vì cuộc sống luôn vận động và mọi thứ đều có thể thay đổi. Người Israel thích trao đổi, tranh luận với nhau. Trong nhà trường luôn duy trì nguyên tắc học sinh có quyền hỏi lại thầy cô giáo vì sao và thầy cô sẽ phải giải thích, thuyết phục học sinh chứ không áp đặt. Khi học sinh đề xuất sáng kiến hay, thầy cô giáo sẽ hoan nghênh. Sự tranh luận, phản biện đã thấm vào trẻ em từ khi còn học trong nhà trường đến khi lớn lên, ra trường, đi làm. Điều đó đã giúp cho họ có nhiều sáng tạo, phát minh, đổi mới.

Bồi dưỡng nhân tài và biến thách thức thành thời cơ

Người Do Thái quan niệm một đứa trẻ bình thường nếu được giáo dục tốt thì cũng có thể trở thành người kiệt xuất

Israel chú trọng việc phát hiện kịp thời, chính xác và bồi dưỡng nhân tài tới nơi tới chốn. Những học sinh cấp 3 có năng lực sẽ được phát hiện và trong quá trình tham gia quân đội [tất cả nam, nữ thanh niên của Israel đều phải tham gia quân đội], nhà nước sẽ cho đi học đại học, học cao học, thậm chí là nghiên cứu sinh tiến sĩ. Thay vì ở trong quân đội 3 năm theo quy định chung, những người xuất sắc có thể ở trong quân đội liên tục 6-9 năm. Với cách làm như vậy, những người có năng lực vừa phục vụ quân đội, vừa nghiên cứu, sáng tạo. Sau thời gian dài phục vụ trong quân ngũ, khi trở về với đời thường thì những người đó đã có năng lực sáng tạo, thậm chí có sáng chế và họ lập các doanh nghiệp để khai thác, kinh doanh các sáng chế đó.

Muốn thành công lớn phải có tư duy toàn cầu

Mặt khác, người Israel có văn hóa chia sẻ và ý thức về xã hội toàn cầu của họ cũng rất cao. Israel luôn luôn tìm cách phối hợp, hợp tác với các nước khác. Người Israel cũng nhận thức rõ rằng, các sản phẩm sáng tạo của họ chỉ đem lại hiệu quả kinh tế khi được biến thành sản phẩm có thể tiêu thụ ở nhiều nước, được nhiều người mua. Người Israel luôn suy nghĩ về việc tận dụng thời cơ toàn cầu, khai thác thị trường toàn cầu. Bởi việc mở rộng ra phạm vi toàn cầu sẽ mang lại cho Israel một thị trường rộng lớn hơn rất nhiều so với thị trường nội địa.

Lãnh đạo Cơ quan Đổi mới Sáng tạo Israel cũng cho biết, với hầu hết doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ quan này thường không đưa ra định hướng đầu tư vào lĩnh vực nào mà tuỳ thuộc vào doanh nghiệp chọn lựa. Nếu ý tưởng độc đáo, dự án có tính khả thi cao sẽ được chính phủ xét cấp vốn. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, Cơ quan này sẽ định hướng đầu tư vào một số lĩnh vực cần phát triển, mở rộng. Đặc biệt là ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, phát triển công nghệ ôtô không người lái...

Vượt qua mọi khó khăn, ngày nay nền kinh tế Israel được đánh giá là “rất phát triển”, GDP đầu người đạt gần 40.000 USD. Năm 2013, Israel được xếp thứ 19 trong tổng số 187 quốc gia về Chỉ số Phát triển Con người của Liên Hiệp quốc. Trong những thành công đó có sự đóng góp vô cùng quan trọng của quá trình đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo. Với người Israel, SÁNG TẠO chính là tài nguyên quý giá nhất!

Israel áp dụng thành công khoa học công nghệ vào nông nghiệp trên sa mạc


Video liên quan

Chủ Đề