Quy trình trồng cây được tiến hành như thế nào

Bạn đang muốn tìm hiểu quy trình bón phân lót để chăm sóc cho vườn cây nhà mình? Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Rosava để biết thêm những thông tin về quy trình này đúng kỹ thuật giúp mang lại năng suất cao nhé!

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Phân bón cho rau sạch

1. Bón lót là gì? Lý do cần thực hiện bón phân lót?

Bón phân lót là hình thức bón phân vào đất, nước trước khi gieo trồng cây để nhằm mục đích cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây. Đồng thời giúp cho cây hấp thụ ngay, tạo điều kiện cho cây phát triển khỏe mạnh ngay từ khi trồng.

Đối với những loại cây lâu năm, thì quy trình bón phân lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng cây và bón phân vào giai đoạn phục hồi sau khi thu hoạch, và giai đoạn cây ngừng sinh trưởng.

Còn đối với những loại cây trồng cạn, bón phân lót sẽ được tiến hành khi cày xới đất trồng, bón theo hàng theo hốc hoặc rải đều mặt ruộng rồi sau đó phủ lớp đất lên. Trong một số trường hợp, thì sử dụng phân bón để ngâm hạt giống trước khi gieo cũng được coi là một hình thức bón phân lót.

Kỹ thuật bón phân lót luôn đúng cách luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để có thể đáp ứng những nhu cầu phát triển của cây, phát huy hiệu lực của phân bón, thì phải bón phân đúng thời điểm, bón đúng lúc.

>>>> THAM KHẢO: Phan bon rau an toan

2. Những loại phân lót phổ biến hiện nay

Những loại phân lót được dùng phổ biến hiện nay:

  • Phân có chứa hàm lượng hữu cơ cao: đa số là các loại phân gia súc [phân chuồng] đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Loại phân này có thể cung cấp chất dinh dưỡng, làm cho đất tơi xốp, tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất cho cây. Khi bón thì cần phải bón sớm hoặc trước khi chuẩn bị gieo trồng để phát huy tác dụng.
  • Vôi hoặc chất cải tạo điều hòa độ pH trong đất: đây là loại phân tốt nhất đối với những vùng đất bị chua phèn hoặc các loại rau ăn quả lâu năm.
  • Phân hóa học có chứa hàm lượng lân cao, đạm thấp: với những loại cây màu ngắn ngày, cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm thì thường sẽ dùng cả phân kali và phân lân.

3. Quy trình bón phân lót thường được sử dụng

Quy trình bón phân lót gồm có hai phương pháp phổ biến như sau:

Phương pháp 1:

  • Bước 1: Rải đều phân bón lót trên khắp khu vực đất chuẩn bị gieo giống
  • Bước 2: Tạo thêm điều kiện cho phân bón được vùi xuống đất thì nên cày bừa đất đã được rải phân.

Phương pháp 2:

  • Bước 1: Rải đều phân bón lót trên bề mặt đất cần gieo trồng giống
  • Bước 2: Dùng một lớp đất mới phủ lên trên toàn bộ khu vực đã rải phân bón trước đó và cuối cùng là gieo giống cây.

Còn đối với những loại cây lâu năm thì phải đào hố sâu rồi mới cho phân bón vào hố trước khi gieo trồng.

>>>> XEM THÊM: Quy trình bón phân thúc

4. Liều lượng sử dụng phân bón phù hợp nhất

Liều lượng của phân bón lót sẽ còn phụ thuộc vào tính chất đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng. Cụ thể như sau:

  • Tính chất của đất đai gieo trồng: Loại đất có thành phần cơ giới cao, nhiều mùn thì bón lượng lớn hơn. Còn đối với đất ít mùn, thành phần cơ giới nhẹ dễ làm mất dinh dưỡng do quá trình bón bị rửa trôi vì thế nên dùng lượng nhỏ.
  • Mùa vụ trong năm: Tùy theo từng mùa ở từng vùng mà bón cho phù hợp. Ở mùa đông miền Bắc sẽ được bón lót nhiều hơn so với mùa hè. Điều này giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng làm tăng sức chống chọi của cây với thời tiết, bệnh hại.
  • Loại cây trồng: Đối với các loại cây ngắn ngày thì cần phải bón lót sớm, bón đầy đủ. Điều này giúp tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian hút chất dinh dưỡng và cần thời gian để chất dinh dưỡng chuyển thành dạng dễ tiêu cho cây trồng. Tuy nhiên, thì trong quá trình bón lót vẫn phải nên sử dụng một phần loại phân dễ tan như đạm, kali để cây có nguồn dinh dưỡng sử dụng ngay.

Với những chia sẻ của Rosava về quy trình bón phân lót trên hy vọng đã giúp bạn có thể nắm vững kiến thức cơ bản và hiểu biết về các loại phân bón hơn. Để có tể đạt được hiệu quả tối đa giúp có mùa vụ bội thu, chất lượng quả tốt nhất.

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Quy trình sản xuất phân hữu cơ chi tiết, nhanh chóng

Cùng Top lời giảitrả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Quy trình trồng cây ăn quả có bầu đất và không có bầu đất?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Công nghệ 9.

Trả lời câu hỏi:Quy trình trồng cây ăn quả có bầu đất và không có bầu đất?

- Trồng cây ăn quả có bầu đất:

+ Bước 1: Đào hố trồng: Kích thước: tuỳ loại cây, hi đào lớp đất mặt để riêng.

+ Bước 2: Bón lót: Trộn lớp đất mặt với phân hữu cơ, lân và kali

Lấp lớp đất mặt trộ với phân xuống trước, phủ lớp đất đáy lên trên.

+ Bước 3: Trồng cây: Quy trình: đào hố trồng→ bóc vỏ bầu →đặt cây con vào hố →lấp và nén đất → tưới nước

Chú ý: lấp lớp đất cao hơn mặt bầu 3-5cm.

- Trồng cây ăn quả khôngcó bầu đất:

+ Đầu tiên, bạn cần làm sạch, nhổ hết cỏ và xử lý đất trước khi tiến hành trồng 1 tháng. Đồng thời tiến hành bón lót mỗi hố gồm 20-30kg phân chuồng mục + 1-2kg super lân + 0,1kg kali + 0,3-0,5kg vôi bột. Tất cả sẽ trộn với lớp đất mặt và lấp lại hố. Lưu ý, hố sẽ được đào với kích thước phù hợp với từng loại cây ăn quả nhé.
+ Sau một thời gian chờ đợi, bạn hãy đào 1 lỗ vừa đủ ở giữa hố để đặt hạt giống xuống hoặc cây giống xuống. Với cây ăn quả không có bầu đất thì bạn không cần phải xé bầu ra nhé, vì không có bầu để xé.

+ Sau đó, bạn tiến hành lấp đất lại vừa bằng với cổ rễ rồi nén chặt ở xung quanh gốc.
Để giữ cây con không bị lung lây, bạn hãy cắm 2 cọc chéo theo hình chữ X.

+ Sau đã trồng xong, bạn hãy tưới nước ngay và dùng rơm rạ để tủ gốc, việc này sẽ giúp tránh tình trạng mất nước xảy ra.

+ Trong một tháng đầu tiên, bạn cần liên tục tưới nước giữ ẩm để cây phát triển rễ hoặc nảy mầm. Khi cây đến giai đoạn trưởng thành, bạn hãy cắt tỉa bỏ hết những cành mọc bên trong tán, cành quá gần mặt đất, cành bị sâu bệnh, cành kém phát triển và các nhánh vụn của mùa trước.

Tham khảo kiến thức vềGiới thiệu nghề trồng cây ăn quả

1. Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, có tiềm năng phát triển nghề trồng cây ăn quả. Các loại cây ăn quả rất phong phú và đa dạng với nhiều giống cây trồng quý. Nghề trồng cây ăn quả ở nước ta đã có từ lâu đời. Nhân dân ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Hiện nay, nghề trồng cây ăn quả đang góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

2. Đặc điểm và những yêu cầu về nghề

a] Đặc điểm của nghề:

- Đối tượng lao động: là các loại cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.

- Nội dung lao động: bao gồm các công việc như nhân giống, làm đất, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến…

- Dụng cụ lao động.

- Điều kiện lao động: Người trồng cây ăn quả thường xuyên làm việc ở ngoài trời nên chịu tác động trực tiếp của các yếu tố khí hậu như: nắng, mưa, lạnh, gió; tiếp xúc với các hoá chất [phân hoá, thuốc trừ sâu…]; tư thế làm việc luôn thay đổi theo từng công việc.

- Sản phẩm: là những loại quả.

b] Yêu cầu của nghề đối với người lao động

- Phải có tri thức về khoa học, sinh học, hoá học, kĩ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn sản xuất. Có những kỹ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.

- Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Có khả năng quan sát, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây.

- Phải có sức khỏe tốt, dẻo dai, thích nghi với hoạt động ngoài trời. Có đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo.

3. Triển vọng của nghề

Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước, nghề trồng cây ăn quả ngày càng được khuyến khích phát triển để sản xuất ra nhiều hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Năm

Diện tích [1000 ha]

Năng suất [tạ/ha]

Sản lượng [triệu tấn]

2000

510

10,20

5,202

2005

620

11,60

7,068

2010

750

12,00

9,000

- Để đáp ứng yêu cầu phát triển, cần thực hiện tốt một số công việc sau:

+ Xây dựng và cải tạo vườn cây ăn quả theo hướng thâm canh, chuyên canh, đẩy mạnh khâu bảo quản, chế biến trái cây. Xây dựng vùng chuyên canh có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.

+ Áp dụng các tiến bộ kĩ thuật như: trồng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt; sử dụng các phương pháp nhân giống mới; các chất điều hoà sinh trưởng; phòng trừ sâu, bệnh bằng biện pháp sinh học; sử dụng phân vi sinh và áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp [IPM]; áp dụng công nghệ bảo quản, chế biến tiên tiến.

+ Xây dựng các chính sách phù hợp, đẩy mạnh đào tạo, huấn luyện cán bộ kĩ thuật.

Video liên quan

Chủ Đề