Tướng trong cờ tướng đi như thế nào

Chơi cờ tướng từ lâu đã là một trong những thú vui không thể thiếu với một bộ phận lớn người dân Việt Nam. Cờ tướng dễ cuốn hút người chơi bởi tính biến hóa và trí tuệ ẩn chứa trong nó. Chỉ với 32 quân cờ nhưng việc tính toán từng đường đi nước bước không phải chuyện đơn giản. Để có thể chơi tốt một trong những việc cần làm là biết được cách dụng binh cho từng loại quân. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Cờ Thủ đi tìm hiểu về quân mã trong cờ tướng nhé!

Hình tượng quân mã trong cờ tướng

Cờ tướng được xây dựng dựa trên việc mô phỏng chiến trường, mỗi loại quân trên bàn cờ tượng trưng cho một loại quân trên chiến trường và quân quân mã cũng không ngoại lệ. Quân Mã trong cờ tướng – tiếng Trung viết dạng phồn thể mà 馬 giản thể là 马 và phiên âm là Mǎ nghĩa là ngựa được xây dựng dựa trên hình tượng của kỵ binh một trong những quân chủng mạnh nhất trong chiến tranh cổ đại. Để hiểu hơn về quân mã trong cờ tướng trước tiến chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về Kỵ Binh – hình tượng của quân mã trong cờ tướng.

Kỵ binh là gì?

Kỵ binh là từ ban đầu được sử dụng cho những người lính sử dụng ngựa trên chiến trường để di chuyển. Khi mới hình thành kỵ binh chỉ sử dụng ngựa để hỗ trợ việc di chuyển trên chiến trườngcòn khi chiến đấu thì xuống ngựa như bộ binh. Sau này khi kỹ thuật chiến đấu trên lưng ngựa được hình thành và phát triển thì kỵ binh mới di chuyển và chiến đấu hoàn toàn trên lưng ngựa, thời kỳ đầu thì họ còn được gọi là bộ-kỵ binh [chỉ quân chủng kết hợp giữa bộ binh và kỵ binh], giai đoạn sau thì được gọi là long kỵ binh và khi ko còn hình thức chiến đấu như thời kỳ đầu nữa họ được thống nhất với tên gọi là kỵ binh.

Kỵ binh là quân chủng rất đa năng khi có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trên chiến trường từ tấn công cánh, bọc hậu để rút lui, do thám chiến trường tới hộ tống các nhân vật quan trọng. Đây có lẽ cũng là căn cứ để xây dựng lên hình tượng quân mã trong cờ vua và cờ tướng.

Các loại kỵ binh và lịch sử hình thành

Theo các chứng tích lịch sử thì kỵ binh xuất hiện và được sử dụng từ rất sớm. Hình ảnh về kỵ binh đã xuất hiện trong các bức phù điêu cổ được tìm thấy tại di chỉ cung điện của các vị vua Babylon, tây Á và Celtic. Các hình ảnh này đã góp phần khẳng định kỵ binh đã được hình thành và sử dụng thứ thiên niên kỷ thứ nhất TCN. Theo một số nguồn sử liệu thì trung Hoa và Hy Lạp là một trong 2 quốc gia đã xây dựng và sử dụng đối kỵ binh chính quy đầu tiên.

Kỵ binh được chia ra làm 2 loại dựa trên trọng lượng mà họ mang trên người khi chiến đấu bao gồm mũ mão, áo giáp, khiên, vũ khí… Loại thứ nhất là trọng kỵ binh những người được trang bị loại giáp dày và nặng cho cả người và ngựa cùng khiên và vũ khí [chùy, giáo, trường thương…] giúp họ có khả năng phòng ngự tốt cùng lực tấn công mạnh. Ngược lại khinh kỵ binh thường sử dụng giáp nhẹ, vũ khí thường thấy là kiếm, cung, nỏ hoặc gươm và khiên.

Tại Việt Nam thì đội kỵ binh chính quy đầu tiên được hình thành dười thời nhà Lý vào năm 1170 khi nhà vua cho xây dựng Xạ đình là nơi tập luyện việc cưỡi ngựa bắn cung cho kỵ binh. Thời vua Lê Thánh tông chỉ tính đội kỵ xạ [kỵ binh bắn cung] thì quân số trong kinh thành đã lên tới 2000 người.

Những lực lượng kỹ binh nổi tiếng

Sức mạnh của lực lượng kỵ binh là không phải bàn cãi, các học giả đã từng đưa ra nhận xét kỵ binh chính là một trong những kiệt tác thời cổ đại. Trong các trận chiến đấu đây là lực lượng không thể thiếu, trọng kỵ binh thường sẽ đóng vai trò tiên phong sử dụng trong lượng nặng cùng tốc độ chạy của ngựa để tấn công thẳng vào đối phương phá tan hàng ngũ của kẻ địch. Ở châu Âu thời kỳ Thập tự chinh các kỵ binh nặng kết hợp với giáo dài 4-5m khi tấn công xông thẳng vào đội hình địch với sức mạnh được đánh giá là không thể cản.

Hãy cùng điểm lại những lực lượng kỵ binh nổi tiếng nhất trong lịch sử nhân loại nhé:

  • Kỵ binh Hetairoi của đế chế Macedonia
  • Kỵ binh Ả Rập
  • Kỵ binh Norman hay hiệp sĩ dòng đền Templar, Teutonic
  • Kỵ binh Ottoman
  • Kỵ binh Hung Nô
  • Kỵ binh Mông Cổ
  • Kỵ binh Balan
  • Kỵ binh Cataphract
  • Kỵ binh Cossack
  • Kỵ binh Pháp thời Napoleon

Quân mã trong cờ tướng, sức mạnh và cách sử dụng

Quân mã là một trong những quân có cách di chuyển lạ và độc đáo nhất trong cờ tướng, thay vì đi theo đường thẳng như xe, pháo, hoặc đường chéo như sĩ, tượng, mã lại đi theo hình chữ L giống như ngựa phi nước kiệu vậy. Bạn có thể theo dõi hình dưới đây để hiểu rõ hơn về cách di chuyển của Mã trong cờ tướng:

Có thể dễ dàng nhận thấy mã trong cờ tướng và trong cờ vua có nét tương đồng trong cách di chuyển theo hình chữ L. Có nét tương đồng này là vì 2 thể loại cờ này đều xuất phát từ một trò chơi cờ cồ truyền ở Ấn Độ. Tuy nhiên qua thời gian phát triển ở các khu vực khác nhau nên mới hình thành nên 2 thể loại với luật chơi với một số nét khác biệt.

Trong cờ vua mã có thể di chuyển thoải mái qua các quân cờ khác mà không hề bị cản lại, đây là điểm đặc biệt của nó mà không quân cờ nào có được. Việc di chuyển thoải mái như vậy giúp quân mã trở thành một quân cờ mạnh khi chơi cờ vua khi nó có thể di chuyển ngay từ những nước đầu tiên không như các quân khác như tượng và xe bị cản lại bởi hàng tốt phía trên.

Nếu như áp dụng cách đi trên vào bàn cờ tướng với diện tích rộng hơn, mã có thể trở thành mối uy hiểm cực lớn và gây mất cân bằng cho trò chơi chính vì thế mà trong cờ tướng mới sinh ra thêm nước cản. Tương tự như trên chiến trường muốn cản kị binh với thế mạnh là sức mạnh và tốc độ thì chỉ có cách cản chân ngựa. Trong cờ tướng nếu quân mã bị cản chân sẽ không thể di chuyển thoải mái được nữa. Đây cũng là nét đặc biệt trong cờ tướng, thể hiện sự tinh túy và thâm thúy của người Trung Hoa xưa khi tiếp nhận và phát triển lên môn cờ tướng.

Ba loại quân tấn công thường thấy trong cờ tướng chính là Xe, Pháo và Mã. Trong bộ ba này thì xe là quân có sức mạnh lớn nhất sau đó đến pháo rồi mới đến mã, người xưa đã đúc kết điều này trong câu nói Xe mười pháo bảy mã ba. Tuy nhiên trong cờ tướng hiện đại các nhà nghiên cứu đã đánh giá lại sức mạnh của các quân cờ và đưa ra một bảng xếp hạng hợp lý hơn và công bằng hơn cho quân Mã. Nếu lấy sức mạnh của tốt chưa sang sông là 1 thì sức mạnh của mã là 4.5 của pháo là 5 và của xe là 10.

Để sử dụng tốt trong quân mã chúng ta cần hiểu rõ việc đặt mã ở đâu sẽ là tốt nhất. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nếu Mã được đặt ở trung tâm bàn cờ nó có thể di chuyển theo 8 hướng khác nhau, chính vì thế nó còn được gọi với cái tên mỹ miều “Bát Diện Uy Phong”. Nếu mã bị ép ra biên nó sẽ chỉ còn ½ sức mạnh vốn có khi chỉ có thể di chuyển theo 4 hướng, nếu bị ép vào góc nó sẽ chỉ còn ¼ sức mạnh khi chỉ còn 2 hướng để di chuyển.

Trong những nước khai cuộc người chơi thường sử dụng mã để bảo vệ cho tốt, đặc biệt là vị trí tốt đầu. Về trung cuộc và tàn cuộc mã là quân cờ tấn công mạnh và gây khó chịu cho đối phương đặc biệt khi song mã kết hợp với pháo và xe để tấn công. Có 4 cách sử dụng quân mã mà người chơi cần nắm rõ để vận dụng hết sức mạnh của nó:

  • Mã chữ khẩu: là khi mã kết hợp với xe tạo hình chữ khẩu, mã và xe sẽ di chuyển xong xong để hỗ trợ, bảo vệ lẫn nhau trong phòng thủ và tấn công.
  • Mã chữ điền: đưa mã nhập cung đối phương kết hợp với pháo, xe để chiếu bí đối phương.
  • Song mã ẩm tuyền – 2 ngựa uống chung một suối: sử dụng 2 quân mã để cùng tấn công đem lại thế công trực diện, nhanh chóng và chớp nhoáng. Vận dụng tốt có thể khiến đối phương choáng váng không kịp trở tay.
  • Tiền mã hậu pháo – mã trước pháo sau: Sử dụng mã đi tiên phong làm ngòi cho pháo phía sau để tấn công. Thường tạo thành trường hợp chiếu rút để làm tiêu hao sinh lực của phía đối phương.

Trong một vài thế trận người chơi còn có thể hi sinh quân mã đề kiềm hãm và phong tỏa xe của đối phương như trong ván cờ dưới đây: //vnexpress.net/tin-tuc/cuoi/3-tuyet-chieu-thi-ma-ham-xe-dinh-cao-trong-khai-cuoc-co-tuong-3692221.html

Trên đây chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về quân mã, hình tượng, sức mạnh, cách sử dụng cùng một số thế cờ phổ biến sử dụng mã làm trọng tâm. Hãy cùng vận dụng ngay trong game chơi cờ online số 1 hiện này tại Cothu.vn nhé!

Chào mừng các bạn đã quaу trở lại ᴠới Ziga, gần đâу nhiều bạn mới chơi thắc mắc ᴠề các nước cản trong cờ tướng. Làm ѕao để khi nào quân bị cản, khi nào quân được đi/ăn?

Để giải đáp ᴠấn đề nàу thì mình tách riêng ra làm 1 bài để giải thích ѕâu hơn cho các bạn dễ hiểu. Nếu bạn nào chưa biết chơi cờ Ziga có thể tham khảo:

Hướng dẫn cách chơi cờ tướng – Luật đánh cờ tướng Ziga

Nào không dài dòng nữa, chúng ta đi luôn ᴠào ᴠấn đề chính ngaу thôi!

Thông thường mọi người haу gặp ᴠấn đề ᴠề nước cản mã ᴠà nước cản tượng. Chính ᴠì thế mà tôi ѕẽ chia ѕẻ ѕâu hơn ᴠề 2 loại nàу nhé!

Nước cản Mã

Mã là quân có lối di chuуển đặc thù nhất trong cờ tướng, không giống các quân хe hoặc pháo. Mã di chuуển 1 đường dọc ᴠà 1 đường chéo. Chi tiết di chuуển quân mã bạn хem hình dưới đâу:

Các nước quân mã có thể di chuуển

Vậу khi nào mã bị cản? Rất đơn giản thôi khi trên đường di chuуển quân mã ngaу tại giao điểm đầu tiên trên đoạn thẳng nếu có quân trấn giữ [bất kể quân địch hoặc quân ta] thì phía trước ѕẽ không thể di chuуển. Chi tiết bạn хem hình dưới:

Quân mã bị cản khi phí trước lối đi có quân canh giữ

Đó là lý do ᴠì ѕao trong cờ tướng có tình trạng quân mã nọ đuổi quân mã kia mà không thể ăn. Nguуên do chính là 1 quân mã bị cản ᴠà quân còn lại ᴠẫn rộng đường di chuуển ᴠà tấn công.

Bạn đang хem: Cách đi mã trong cờ tướng

Video liên quan

Chủ Đề