Then hoa thân khai là gì

Thường dùng để lắp các chi tiết máy truyền mô men xoắn, đảm bảo mối ghép được đồng tâm hơn và dễ di trượt các chi tiết khác trên trục.

1.1/ Phân loại mối ghép then hoa

Theo điều kiện làm việc

  • Ghép cố định: Trong đó moayơ được cố định trên trục.
  • Ghép di động: Moayơ có thể trượt dọc trục.

Theo dạng răng

  • Then hoa răng chữ nhật: Loại này dùng khá phổ biến trong ngành cơ khí chế tạo máy.
  • Then hoa răng tam giác: Dùng truyền mômen không lớn, thường áp dụng cho mối ghép cố định.
  • Then hoa răng thân khai: Loại này truyền mômen xoắn lớn, giảm được ứng suất tập ở chân then do có biến dạng thân khai.

Theo cách định tâm khi ghép

  • Định tâm theo đường kính ngoài: Dùng khi moayơ không nhiệt luyện và đảm bảo độ đồng tâm cao.
  • Định tâm theo đường kính trong: Dùng mối ghép cần có độ đồng tâm cao.
  • Định tâm theo cạnh bên: Không đảm bảo độ đồng tâm nhưng lực phân bố đều trên răng, nên dùng trong trường hợp truyền mômen xoắn lớn.

1.2/ Những hư hỏng và cách sửa chữa mối ghép then hoa

Những hư hỏng của mối ghép then hoa thường gặp là:

  • Mòn then trong trục và rãnh then trong lỗ.
  • Dập, vỡ, sứt mẻ then hoa.
  • Sây sát hoặc tróc bề mặt làm việc của then hoa do tác dụng của tải trọng động

Các biện pháp sữa chữa các loại hư hỏng của mối ghép then hoa

  1. Nếu then hoa và rãnh then mòn ít mà mối ghép định tâm theo đường kính trong của trục thì cách sữa chữa tốt nhất là sửa lỗ then hoa tới kích thước sửa chữa và tăng kích thước then hoa trên trục bằng cách sấn từng then một theo chiều dọc then.
  2. Nếu mối ghép then hoa và rãnh then mòn ít mà mối ghép định tâm theo đường kính ngoài của trục thì sửa chữa như sau : Sửa chữa then hoa tới kích thước sửa chữa. Và nâng đường kính đường kính ngoài để các rãnh then hẹp lại phù hợp với kích thước sữa chữa của chiều rộng then hoa trên trục.
  3. Nếu mối ghép then hoa và rãnh then hoa mòn nhiều nhưng chưa quá 20-25 % chiều rộng then thi gia công lỗ then hoa đến kích thước sửa chữa, hàn đắp trục then hoa rồi gia công theo kích thước lỗ then hoa.
  4. Nếu then hoa và rãnh then hoa mòn nhiều quá 20-25 % chiều rộng then thì ta hàn đắp toàn bộ rãnh then rồi gia công rãnh then mới.

Lưu ý: Những chi tiết phức tạp gia công khó khăn và đắt tiền, nếu còn khả năng làm việc, chỉ có một phần then hoa bị hỏng mà việc hàn đắp ảnh hưởng đến độ chính xác của chi tiết vì vậy ta phải thay phần trục có then hoa.

2/ Mối thép then

Then được dùng để lắp các chi tiết máy truyền mô men xoắn như: bánh răng, bánh đai, đĩa xích… với trục. Nó được dùng rông rãi vì cấu tạo đơn giản, chắc chắn, dễ tháo lắp, giá thành hạ…

2.1/ Phân loại mối thép then

  • Then lắp lỏng: Then bằng, then bán nguyệt, then dẫn hướng.
  • Then ghép căng: then vát, then tiếp tuyến,…

2.2/ Các dạng hỏng thường gặp của mối ghép

Mối ghép then bằng truyền mô men xoắn chủ yêú nhờ 2 mặt bên của then, trong quá trình làm viêc mối ghép then bằng thường phải chịu tải trọng đôt ngôt [khi bắt đầu truyền chuyển đông]. Do đó, mối ghép thường có dạng hỏng như:

  • Rãnh then trên mayơ và trên trục bị nong rông, biểu hiên làm mối ghép then làm viêc có đô rơ.
  • Khi chịu tải trọng đôt ngôt hoặc khi bị quá tải mối ghép then có thể bị cắt đứt [biết con then]. Hậu quả là mối ghép không truyền được chuyển đông.

2.3/ Các biện pháp sữa chữa các loại hư hỏng trên

Rãnh then trên may ơ hoặc trên trục bị nong rông

Sửa lại rãnh then trên trục tới kích thươc sữa chữa sau đó làm lại con then mới.

Chú ý: khi làm lại con then mới cần chọn đúng vật liêuụ tương thích để có thể đảm bảo được các yêu cầu của mối ghép.

Trong tường hợp rãnh then trên trục hoặc trên mayơ bị nong quá rông thì chúng ta có thể gia công lại rãnh then mới, khi gia công cần chú ý quay trục [may ơ] đi môt góc 900, 1350 hoặc 1800 và gia công rãnh then mới tại vị trí đó.

Trường hợp con then bị cắt đứt

Trong trường hợp này chúng ta xử lý rất đơn giản theo cách sau: lấy phần then bị cắt đứt trên trục và may ơ ra sau đó gia công lại con then mới. Chú ý: Khi làm lại con then mới cần chọn đúng vật liệu tương thích để có thể đảm bảo được đúng yêu cầu của mối ghép.

Trong các bài trước mình đã chia sẻ rất nhiều kiến thức hay về dung sai lắp ghép, các tiêu chuẩn và phương pháp lựa chọn dung sai trong các mối lắp ghép cơ khí

Bạn nào chưa xem thì nên xem lại các bài viết trước đó của mình theo link dưới đây nhé.

Bài viết hôm nay thì mình tiếp tục chia sẻ kiến thức về dung sai mối lắp ghép then - Then hoa hay mối lắp ghép ổ lăn. Bạn biết đấy lắp ghép then được sử dụng rất phổ biến, để cố định các chi tiết lắp ghép trục như bánh răng, bánh đai, tay quay,.. và thực hiện chức năng truyền mô men xoắn hoặc dẫn hướng chính xác các chi tiết cần di trượt dọc trục. Then có nhiều loại: then bằng, then bán nguyệt, then hoa răng chữ nhật. Các kích thước và lắp ghép của then được qui định theo tiêu chuẩn TCVN4216 ÷ 4218 – 86.

Lắp ghép then:

Tùy chức năng của mối ghép mà ta có thể chọn kiểu lắp ghép tiêu chuẩn như sau:

  • Trường hợp bạc cố định trên trục ta chọn kiểu lắp ghép mà có độ dôi lớn với trục và có độ dôi nhỏ so với bạc để tạo điều kiện tháo lắp dễ dàng.
  • Trường hợp then dẫn hướng, bạc di trượt dọc trục, ta chọn kiểu lắp mà có độ hở lớn với bạc đảm bảo bạc di chuyển dọc trục dễ dàng.
  • Trường hợp mối ghép then có chiều dài lớn, ta chọn kiểu lắp ghép mà có độ hở với rãnh trục và rãnh bạc. Độ hở của lắp ghép nhằm bồi thường cho sai số vị trí rãnh then.

Với Then hoa: 

Trong thực tế khi cần truyền mô men xoắn lớn và yêu cầu độ chính xác định tâm cao giữa trục và bạc thì mối ghép then không đáp ứng được mà phải sử dụng mối ghép then hoa.

Mối ghép then hoa có nhiều loại: then hoa răng hình chữ nhật, răng hình thang, răng tam giác, răng thân khai. Nhưng phổ biến nhất là then hoa dạng răng chữ nhật. Với loại then này chức năng truyền lực được bề rộng rãnh then hoa hình chữ nhật [b], còn để đảm bảo độ đồng tâm và trục thì cần thực hiện theo đường kính D của then hoa chữ nhật. Thường thì sử dụng phương pháp làm đồng tâm theo D vì nó kinh tế hơn. Còn phương pháp cần độ chính xác cao và độ rắn bề mặt chi tiết bạc quá cao thì phải chọn phương pháp làm đồng tâm theo d, còn làm đồng tâm theo b thì ít dùng vì độ đồng tâm thấp.

Lắp ghép then hoa chỉ được thực hiện theo  2 trong 3 yếu tố kích thước d, D, b

  • Khi thực hiện đồng tâm theo D thì lắp ghép theo D và b.
  • Khi thực hiện đồng tâm theo d thì lắp ghép theo d và b.
  • Khi thực hiện đồng tâm theo b thì lắp ghép chỉ theo b.

Với Ổ lăn:

Ố lăn là một bộ phận của máy đã được chế tạo
theo tiêu chuẩn và chế tạo sẵn. Khi thiết kế chế tạo các thiết bị dụng cụ, người ta chỉ mua về và sử dụng. Cấu tạo ổ lăn gồm 3 chi tiết: Vòng trong, vòng ngoài và con lăn.  Theo tiêu chuẩn TCVN1484 – 85 thì ổ lăn có các cấp chính xác sau: 0,6,5,4,2 [ tăng dần].

- Ổ lăn với trục theo bề mặt trụ trong của vòng trong và lắp với lỗ thân hộp theo bề mặt trụ ngoài của vòng ngoài. Đây là các lắp ghép trụ trơn, vì vậy miền dung sai kích thước trục và lỗ được chọn theo tiêu chuẩn lắp ghép bề mặt trơn. Miền dung sai kích thước các bề mặt lắp ghép của ổ lăn [d và D] là không đổi và đã được xác định khi đã chế tạo. Còn khi sử dụng ổ lăn, người thiết kế phải thay đổi miền dung sai trục và lỗ thân hộp để được các kiểu lắp ghép có đặc tính phù hợp với điều kiện làm việc. Việc chọn kiểu lắp ghép ổ lăn cũng chính là chọn miền dung sai kích thước trục và lỗ thân hộp.

- Chọn kiểu lắp ghép trục với vòng trong thân hộp với vòng ngoài phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính và dạng tải trọng tác dụng lên các vòng của ổ lăn. Dạng tải trọng tác dụng lên  các vòng ổ lăn bao gồm: dạng tải trọng chu kì, dạng tải trọng cục bộ và dạng tải trọng dao động.

  • Dạng tải trọng Chu kỳ: tải trọng lần lượt tác dụng lên khắp các đường lăn của ổ và lặp lại sau mỗi chu kì của ổ. Vòng chịu tải chu kì thường được ;ắp có độ dôi để duy trỳ trạng thái tác dụng đều đặn của lực lên khắp đường lăn làm cho vòng lăn mòn đều, nâng cao độ bền của ổ.
  • Dạng tải trọng cục bộ và dao động: Tải trọng chỉ tác dụng lên một phần đường lăn còn các phần khác thì không nên mòn cục bộ. Vòng chịu tải cục bộ và dao động thường được lắp có độ hở đẻ dưới tác động của va đập và chấn động, vòng ổ lăn bị xê dịch đi, miền chịu lực thay đổi làm cho vòng lăn mòn đều hơn nâng cao độ bền.

Như vậy trong bài viết này mình tổng hợp và chia sẻ thêm đến các bạn về dung sai mối lắp ghép Then - Then hoa - Ổ lăn. Đây là mỗi lắp ghép thường thấy và thường xuyên sử dụng trong thiết kế chế tạo bộ phận máy và máy móc hoàn chỉnh.

Video liên quan

Chủ Đề