Trường Đại học Kinh tế học phí thấp

Mới đây, một loạt trường ĐH đã công bố đề án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2022, trong đó nêu rõ thông tin học phí [HP] áp dụng cho sinh viên [SV] tuyển sinh năm 2022 và lộ trình tăng cho toàn khóa học. Nhìn chung, các trường đều dự kiến thu mức tối thiểu tăng vượt lên [kịch trần khung Nghị định 81/2021/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 27.8.2021] so với năm ngoái, còn mức tối đa tăng chỉ ở khoảng dưới 10%.

Mức tối thiểu áp dụng với các chương trình đại trà, hoặc chương trình chuẩn; mức tối đa là áp dụng với các chương trình đào tạo khác như chất lượng cao, tiên tiến, đặc thù…

Khối kinh doanh tối thiểu 20 triệu đồng, tối đa 65 triệu đồng

Với Trường ĐH Ngoại thương, nếu so sánh mức dự kiến thu HP giữa đề án năm nay với năm ngoái thì không tăng. Cụ thể, dự kiến HP của chương trình đại trà là 20 triệu đồng/năm/SV; chương trình chất lượng cao, tiên tiến đều dự kiến là 60 triệu đồng/năm/SV; các chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế dự kiến 40 triệu đồng hoặc 60 triệu đồng/năm/SV [tùy chương trình]. Nhưng theo bà Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, các mức trên nhìn chung là có tăng so với thực tế mà trường thu năm ngoái của SV.

Còn Trường ĐH Kinh tế quốc dân đưa ra dự kiến mức HP chính quy chương trình chuẩn năm học 2022 - 2023 theo ngành học cho khóa tuyển sinh năm 2022 là từ 16 triệu đến 22 triệu đồng/năm/SV [năm ngoái từ 15 đến 20 triệu đồng/SV]; các chương trình đặc thù từ 45 triệu đến 65 triệu đồng/năm/SV [năm ngoái từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/SV].

Phụ huynh, sinh viên đóng học phí và các khoản thu đầu năm học

Trường ĐH Thương mại dự kiến thu HP năm học 2022 - 2023 với chương trình chuẩn là từ 23 đến 25 triệu đồng/năm/SV, tùy theo từng ngành hoặc chuyên ngành. Các chương trình chất lượng cao, chương trình tích hợp dự kiến thu từ 31,25 triệu đồng đến 33,495 triệu đồng/năm/SV. Các chương trình định hướng nghề nghiệp dự kiến thu 23 triệu đồng/năm học. Đây đều là những mức thu cao hơn so với năm ngoái.

Trường ĐH Luật Hà Nội dự kiến thu với chương trình đại trà 20 triệu đồng/năm/SV, chất lượng cao 50 triệu đồng/năm/SV.

Học phí nhiều trường kỹ thuật “dễ chịu” hơn

Theo Nghị định 81, khung HP được chia theo 7 khối ngành, trong đó 2 khối ngành có khung thấp nhất là nghệ thuật và nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin… Tiếp theo là khối khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, và kinh doanh và quản lý, pháp luật. Các khối thu HP cao là công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sức khỏe.

Nhưng trên thực tế, hầu hết các trường khối kinh doanh và quản lý, pháp luật đều đã tự chủ nên được thu cao hơn từ gấp 2 đến 2,5 lần so với mức khung của Nghị định 81.

Nhiều trường ĐH sẽ tăng học phí trong năm học tới

Còn phần lớn những trường công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật… đã công bố đề án tuyển sinh 2022 đều dự kiến mức thu áp theo khung trong Nghị định 81, vì chưa tự chủ. Do đó, HP của các trường này sẽ “dễ chịu” hơn rất nhiều so với các trường đã kể ở trên. Chẳng hạn, Trường ĐH Xây dựng thông báo dự kiến sẽ thu theo khung của Nghị định 81, tức là tối đa 14,5 triệu đồng/năm/SV. PGS Phạm Xuân Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng, cho biết: “Chắc chắn HP sẽ phải tăng so với năm ngoái và năm kia [năm ngoái và năm kia trường thu 11,7 triệu đồng/năm/SV - PV]. Nhưng có kịch trần không [14,5 triệu đồng - PV], hay chỉ thu 14 triệu đồng thôi thì trường sẽ quyết định sau”.

Nhưng ngay cả với những trường ngành kỹ thuật đã tự chủ cũng dự kiến HP mức thấp hơn so với khối trường kinh doanh và quản lý, luật. Tiến sĩ Kiều Xuân Thực, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, thông tin: dự kiến HP bình quân các chương trình đào tạo của trường năm học 2022 - 2023 là 18,5 triệu đồng/năm/SV.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội là trường có dự kiến mức thu HP cao nhất trong khối trường kỹ thuật. Cụ thể, với khóa nhập học năm 2022, HP của năm học 2022 - 2023 sẽ là 24 triệu đến 30 triệu đồng/năm học [tùy theo từng ngành] với các chương trình chuẩn. Các chương trình ELITECH [gồm 3 chương trình: kỹ sư tài năng, tiên tiến, chất lượng cao] thu từ 35 triệu đến 40 triệu đồng/năm/SV; riêng các chương trình khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo [IT-E10], logistics và quản lý chuỗi cung ứng [EM-E14] có HP khoảng 60 triệu đồng/năm/SV. Chương trình song bằng tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế [FL2] từ 42 triệu đến 45 triệu đồng/năm học [đã bao gồm phí ghi danh]. Các chương trình đào tạo quốc tế từ 25 triệu đến 30 triệu đồng/học kỳ.

Tin liên quan

Sinh viên trúng tuyển làm thủ tục nhập học, nộp học phí đầu năm học

Học phí bậc ĐH các trường công lập được quy định cụ thể trong Nghị định 81/2021 của Chính phủ.

Trường công lập có nhiều mức

Theo Nghị định 81, từ năm học 2022-2023, học phí các trường ĐH công lập chưa tự chủ thấp nhất là từ 1,2-2,45 triệu đồng/tháng, so với năm học trước đó là 980.000 đồng-1,43 triệu đồng/tháng. Khối ngành có mức học phí cao nhất là y dược, với 24,5 triệu đồng/năm. Các ngành có học phí thấp nhất, ở mức 12 triệu đồng/năm gồm: nghệ thuật, nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường.

Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau [Đơn vị: ngàn đồng/sinh viên/tháng]:

Đối với trường ĐH công lập đã tự đảm bảo chi thường xuyên, mức thu này được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần trường chưa tự chủ tương ứng với khối ngành và năm học. Khi đó, năm học tới các trường này được thu từ 24-49 triệu đồng/năm.

Còn trường công lập tự đảm bảo cả chi thường xuyên và chi đầu tư thì được thu tối đa 2,5 lần mức trần trường chưa tự chủ, tương ứng với 30 triệu cho đến hơn 61 triệu đồng/năm học.

Ngoài ra, những chương trình đạt kiểm định chất lượng đào tạo tại các trường công lập, trường ĐH được tự xác định mức thu trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do trường ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học và xã hội.

Giờ thực hành của sinh viên một trường đại học được tự chủ tài chính, tự đảm bảo chi thường xuyên tại TP.HCM

Do vậy, thực tế có nhiều trường ĐH công lập thu học phí cao hơn khung trần như trên. Chẳng hạn, Trường ĐH Y dược TP.HCM công bố học phí dự kiến năm học 2022-2023, trong đó ngành cao nhất ở mức 77 triệu đồng/năm là răng-hàm-mặt. Kế đến, học phí ngành y khoa dự kiến là 74,8 triệu đồng/năm...

Đáng chú ý, ngay trong trường công lập, học phí các chương trình đào tạo đặc thù cũng cao hơn nhiều so với chương trình đại trà, ví dụ chương trình chất lượng cao. Học phí các ngành chất lượng cao Trường ĐH Luật TP.HCM năm học 2022-2023 dự kiến 62,5-165 triệu đồng/năm tùy ngành và ngôn ngữ giảng dạy. Tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM học phí dự kiến chương trình chất lượng cao, tiên tiến từ 27,5-36 triệu đồng/học kỳ. Ở các trường ĐH công lập khác, học phí chương trình chất lượng cao cũng dao động trên dưới 60 triệu đồng/năm...

Trường quốc tế học phí lên đến hàng trăm triệu đồng

Hiện các trường ĐH quốc tế chưa công bố học phí năm học mới 2022-2023 nhưng căn cứ năm học trước đó, có thể thấy mức thu khác nhau tùy trường. Chẳng hạn, Trường ĐH RMIT Việt Nam công bố mức học phí áp dụng cho chương trình ĐH năm 2022, khoảng hơn 300 triệu đồng/năm.

Trường ĐH Fulbright Việt Nam từng công bố học phí chương trình cử nhân của năm học 2021-2022 ở mức hơn 467 triệu đồng/năm... Học phí và phí ở ký túc xá từ năm học 2022-2023 có thể được điều chỉnh nhẹ và sẽ được thông báo trước đến sinh viên.

Trường ĐH VinUni công bố học phí áp dụng chung cho sinh viên Việt Nam và quốc tế, năm học 2021-2022 ngành cử nhân điều dưỡng gần 450 triệu đồng/năm. Các chương trình cử nhân khác, học phí niêm yết ở mức hơn 815 triệu đồng/năm. Học phí gồm phí đào tạo thực hành, cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ và các hoạt động sinh viên.

Trường tư từ vài chục triệu đồng/năm đến hơn trăm triệu đồng/học kỳ

Các trường tư thục được quyết định mức học phí theo các mức khác nhau. Chẳng hạn, Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM đưa ra mức học phí năm tới khoảng 75 triệu đồng/năm [gồm 4 học kỳ]; Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khoảng 36 triệu đồng/năm [riêng ngành dược có mức thu cao hơn 20%].

Còn Trường ĐH Gia Định có học phí từ 15-25 triệu đồng/năm với chương trình đại trà và 50 triệu đồng/năm cho chương trình tài năng. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng công bố học phí trung bình chương trình cử nhân với sinh viên mới năm 2022 là từ 27,5-105 triệu đồng/học kỳ. Trường ĐH Hoa Sen công bố học phí theo lộ trình học kỳ 1 năm học 2022-2023 chương trình ĐH từ trên 28 đến trên 49 triệu đồng tuỳ ngành.

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành áp dụng mức học phí từ 12,9 - 16,5 triệu đồng/học kỳ [riêng y khoa 40 triệu đồng/học kỳ]. Một số trường thông báo mức học phí tính theo đơn giá tín chỉ, như Trường ĐH Văn Hiến thu 800.000 đồng/tín chỉ, Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn thu 674.300-734.000 đồng/tín chỉ...

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề