Trò chơi nghỉ giữa tiết lớp 1

Học hành căng thẳng, vất vả làm cho nhiều học sinh cảm thấy nhàm, nản chí. Khi ấy, trò chơi sẽ giúp các em lấy lại được sự hứng thú trong việc học cũng như giúp em rèn luyện và phát triển được trí thông minh. Sau đâu là một số trò chơi giải lao giữa giờ hay nhất, các bạn cùng tham khảo.

Các trò chơi trong giờ học hay và bổ ích

1. Trò chơi giải lao giữa giờ: Chim bay, cò bay

* Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, sự khéo léo, phản xạ. Đây là hình thức tập thể dụng nhẹ nhàng giúp cổ tay và cánh tay đỡ mỏi. Có thể chơi chuyển tiết hoặc giữa tiết đều được.

* Số lượng: Tất cả học sinh ở trong lớp

* Địa điểm: Đứng trong lớp học

* Cách chơi: Học sinh đứng ngay tại chỗ ngồi, quản trò sẽ đứng trên bụng giảng và hô "Chim bay" đồng thời dang hai tay giống như chú chim đang bay. Cùng với hiệu lệnh đó, mọi người trong lớp cần làm theo động tác và hô theo người quản trò. Nếu người điều khiển hô các vật không bay được như bàn bay, nhà bay mà người nào làm động tác bay thì người đó sẽ bị phạt.

2. Trò chơi giải lao giữa giờ: Con thỏ ăn cỏ

* Mục đích: Rèn luyện phản xạ, trí nhớ, vận động tay chân

* Số lượng: Toàn bộ các học sinh ở trong lớp

* Địa điểm: Đứng ở trong lớp học

* Cách chơi:

- Người quản trò: Hô Con thỏ, đồng thời đưa bàn tay chụm lại.- Người chơi: Cần lặp lại theo lời của quản trò và nói Con thỏ cũng chụm tay theo.- Người quản trò: Đưa tay ngày qua tay kia hô "Ăn cỏ"- Người chơi: Làm theo động tác và nói "ăn cỏ"- Người quản trò: Làm động tác đưa tay lên miệng và hô "Uống nước"

- Người chơi: Cũng đưa tay lên miệng và hô "Uống nước"

Người chơi cần làm theo đúng hiệu lệnh và động tác, nếu như làm sai sẽ bị phạt.

3. Trò chơi giải lao giữa giờ: Chi chi chành chành

* Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo, sự phản xạ. Đây là một hình thức tập thể dục rất nhẹ nhàng nhưng rất hữu ích.

* Số lượng: Mỗi nhóm chơi khoảng từ 4 - 6 người

* Địa điểm: Đứng tại chỗ và quay thành nhóm.

* Thời gian chơi: 2 - 4 phút

* Cách chơi:

- Một người đứng xòe tay, những người còn lại sẽ giơ ngón tay trỏ và đặt vào lòng bàn tay, người đứng xòe tay đọc nhanh:

"Chi chi chành chànhCái đanh thổi lửaCon ngựa chết trươngBa vương ngũ đếChấp dế đi tìm

Ù à ù ập."

Tới chữ "ập", người xòe tay nắm thật nhanh bàn tay lại, còn những người chơi rút ngón tay ra thật nhanh. nếu như ai không rút kịp thì người đó bị thua.

4. Trò chơi giải lao giữa giờ: Cô bảo

* Cách chơi:

- Cô giáo: Cô bảo, cô bảo- Trò: Bảo gì? Bảo gì?

- Cô: Cả lớp hãy yên lặng. Cả lớp hãy khoanh tay lên bàn. Cả lớp hãy nghe cô giảng bài ...

5. Trò chơi giải lao giữa giờ: Đứng, ngồi, nằm, ngủ

* Yêu cầu:

- Đứng: Cả hai bàn tay nắm và giơ thẳng lên cao.- Ngồi: Cả hai bàn tay nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang trước mặt.- Nằm: Cả hai bàn tay nắm, duổi thẳng tay phía trước

- Ngủ: Hai bàn tay nắm và áp vào má cùng với hô: Khò

* Cách chơi:

- Khi người quản trò hô theo tư thế nào thì các học sinh ở dưới sẽ làm động tác theo quy định ở trên.- Người quản trò có thể hô đúng làm sai hoặc hô đúng làm đúng.

- Các họ sinh cần làm đúng theo lời hô cùng động tác đã quy định.

6. Trò chơi giải lao giữa giờ: Bàn tay diệu kì

* Yêu cầu: Học sinh đứng nguyên tại chỗ ở trong lớp

* Cách chơi:

- Người quản trò hô: Bàn tay mẹ - Tất cả cùng xòe bàn tay giơ ra phía trước.- Người quản trò hô: Bồng con hát ru - Mọi người cùng vòng hai tay ra phía trước và đung đưa như bế ru.- Người quản trò hô: Bàn tay mẹ - Mọi người lại xòe tay giơ ra phía trước.- người quản trò hô: Chăm chút con từng ngày - Tất cả úp bàn tay lên má, nghiêng đầu.- Người quản trò hô: Sưởi ấm con ngày đông - Mọi người đặt chéo hai tay lên ngực, khẽ lắc lư người.- Người quản trò hô: Là gió mát đêm hè - Mọi người cùng làm động tác như đang quạt.

- Người quản trò hô: Là bàn tay diệu kì - Mọi người giơ 2 cánh tay lên cao, hô to "Bàn tay diệu kì"

7. Trò chơi giải lao giữa giờ: Lời chào

* Quy định cách chơi:

- Chào anh: Chào nghi thức Đội- Chào em: Tay đưa ra phía trước giống như động tác mời- Chào thầy: Khoanh hai tay trước ngực

- Chào bác: Khoanh hai tay trước ngực và cúi xuống

* Luật chơi:

- Ai làm sai hoặc không rõ sẽ bị phạt

* Cách chơi:

- Quản trò hô lời chào và làm động tác. Người chơi hô to và làm theo.
- Quản trò hô một kiểu và làm một kiểu

* Chú ý:

- Tốc độ chậm, nhanh tùy vào đối tượng chơi
- Thêm các động tác chào để tăng mức độ khó

Hy vọng với những trò chơi giải lao giữa giờ này sẽ giúp các học sinh của bạn có được những giây phút thư giãn và vui vẻ sau những tiết học căng thẳng và bắt đầu một tiết học mới đầy thú vị.

Bên cạnh đó, các bạn có thể chơi trò chơi tiếng Anh vui nhộn trong giờ học để tiết học tiếng Anh thêm vui nhộn, tạo hứng thú cho các bạn học sinh của mình.

Chi chi chành chành, chim bay - cò bay ... là những trò chơi giải lao giữa giờ hay nhất mà các bạn đọc là giáo viên có thể tổ chức trò chơi tạo không khí vui chơi thú vị, mang đến những giây phút thoải mái trước khi bé vào tiết học mới.

Trò lừa cá tháng 4 vui và độc đáo, câu nói dối ngày cá tháng tư "cực trất's" Trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non hay nhất Trò chơi ổn định và chuyển tiếp hoạt động cho trẻ mầm non Top game nông trại vui vẻ Các trò vui ngày Halloween 2019 Tên nhóm hay và ý nghĩa, độc lạ

Sau mỗi tiếng học, giờ chuyển tiết chính là thời gian mà học sinh thư giãn, giải lao để bước vào tiết học tiếp theo được hiệu quả. Tuy nhiên, đó cũng là lúc nhiều học sinh gây ồn ào, mất trật tự, ảnh hưởng đến các lớp học khác. Và trong bài viết hôm nay trong bài viết này, Tikibook xin giới thiệu đến các bạn các trò chơi ổn định học sinh, không gây ồn ào trong giờ chuyển tiết hay nhất.

Nội dung:

Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.

Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:

Mắt: Nhìn

Tai: Nghe

Mũi: Ngửi

Miệng: Ăn

Cách chơi:

Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.

Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.

Ví dụ:

Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt…

Phạm luật:

Chỉ sai với chức năng.

Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.

Không nhìn quản trò.

Chú ý:

Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm… để tăng mức độ khó của trò chơi.– Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.


Trò chơi Chức năng

Nội dung:

Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:

Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.

Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.

Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

Cách chơi:

Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.

Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai [hô một đằng làm một nẻo].

Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.

Phạm luật:

Những trường hợp sau phải chịu phạt:

Làm động tác sai với lời hô của quản trò.

Không nhìn vào quản trò.

Làm chậm, làm không rõ động tác.

Chú ý:

Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

Quản trò dùng những từ khác để “lừa” người chơi như tiến, lùi, khò… tạo không khí..


Trò chơi Đứng, ngồi, nằm, ngủ

Cách chơi: người quản trò phổ biến trò chơi gồm 3 động tác: vỗ tay, đứng lên, ngồi xuống. Khi quản trò hô vô tay thì tất cả cùng vỗ tay và làm theo vỗ tay 1 cái… với động tác đứng lên, ngồi xuống cũng vậy… Sau khi đã chơi thử, người quản trò phổ biến lại trò chơi [khó hơn]: quản trò hô vỗ tay thì tất cả vỗ tay nhưng động tác thì đứng lên – khi quản trò hô đứng lên thì tất cả nói đứng lên nhưng động tác thì ngồi xuống – người quản trò hô ngồi xuống thì tất cả ngồi xuống nhưng động tác thì đứng lên… Cứ thế trò chơi tiếp tục – ai làm sai sẽ bị mời ra và chịu hình phạt do người quản trò áp dụng.


Trò chơi Phản xạ nhanh

Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có [nếu trúng] và không [nếu sai] mà thôi.

Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh?…

Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được.


Trò chơi Có – Không?

Cách chơi: Quản trò chia ra thành nhiều nhóm, quản trò ra 1 mẫu tự, sau đó quản trò sẽ chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả lời lần lượt qua lại từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho. Sau câu trả lời của nhóm này, nhóm kia phải trả lời ngay, trong thời gian trọng tài đếm từ 1 -> 5 nếu không trả lời được thì xem như thua cuộc.

Ví dụ: quản trò ra chữ “M” thì 1 nhóm sẽ tìm tên các loại trái nào có mẫu tự là “M” như: me, mít, mãng cầu, mơ, … cho đến khi kết thúc cuộc chơi.

Người chơi không được lặp lại tên trái cây mà nhóm kia đã trả lời rồi. Quản trò có thể thay đổi các mẫu tự khác.


Thi đố về trái cây

Cách chơi: quản trò bắt bài hát “Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay [1, 2]. Này bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay [1, 2]. Này bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao cho quanh đây biết lòng bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay [1, 2]” – Người chơi vỗ tay theo nhịp đếm 1, 2 của quản trò. Quản trò có thể thay đổi “vỗ tay” thành “dậm chân” hoặc “gật đầu”.


Trò chơi Này bạn vui

Thời gian: 2 -> 3 phút

Cách chơi: 

  • Quản trò hô: “Thụt” [đồng thời khuỷ tay thụt ra sau] – “Thò” [đồng thời đẩy tay lên trước]. Người chơi vừa làm vừa hô theo quản trò. Quản trò phải nhanh nhẹn và hô nhiều lần, nếu người chơi làm sai sẽ bị bắt ra phạt
  • Tương tự có thể chuyển thành nắm, mở và ngược lại động tác


Trò chơi Thụt – Thò

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra

Ví dụ: 

Quản trò đưa 1 ngón tay thì Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè [2 lần]Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”Quản trò đưa 2 ngón tay thì Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”

Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt


Trò chơi Hát đếm số

Địa điểm: trong phòng học

Thời gian: 5 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè [2 lần]. Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngónMột ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay

Nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt


Trò chơi Ngón tay nhúc nhích

Địa điểm: trong phòng học 

Thời gian: 5 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng trònQuản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”

Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt


Trò chơi Nói và làm ngược

Mục đích: Rèn luyện trí nhớ, phản xạ nhanh, vận động tay.

Số lượng: Toàn bộ học sinh trong lớp

Địa điểm: Đứng tại chỗ trong phòng.Thời gian: 2 -> 4 phút

Cách chơi:

Quản trò: Đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”Người chơi : Lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ” và cũng chụm tay theo- Quản trò : Đưa tay này qua tay kia hô “Ăn cỏ”Người chơi : Làm theo và nói “ăn cỏ”Quản trò : Đưa tay lên miệng hô “Uống nước”Người chơi : Làm theo và nói “Uống nước”Quản trò : Đưa tay lên lỗ tai hô “chui vào hang”Người chơi : Làm theo và nói “chui vào hang”.

Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh, khẩu lệnh không theo thứ tự “Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, chui vào hang” nữa. [có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau]


Trò chơi Con thỏ ăn cỏ


Trò chơi Con muỗi

Cách chơi: Quản trò giơ tay lên cao thì nói “Mưa rơi mưa rơi” – quản trò đưa tay càng cao thì người chơi vỗ tay càng lớn – quản trò đưa tay thấp xuống thì người chơi vỗ tay càng nhỏ. Quản trò phải nhanh nhẹn đưa tay lên xuống liên tục – trò chơi không có phạt


Trò chơi Mưa rơi

Cách chơi:Cô: cô bảo, cô bảo.Trò: Bảo gì? Bảo gì?Cô: cô bảo cả lớp hãy yên lặng....Cô bảo cả lớp khoanh tay lên bàn....

Cô bảo cả lớp hãy lắng nghe cô giảng bài...


Trò chơi: cô bảo

Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 bài hát tập thể [tất cả đều thuộc], sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc [đồ – rê – mi – fa…]. Tất cả hát chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay vào đội nào thì đội đó không được hát bằng lời mà chỉ được hát bằng vần nốt nhạc của đội mình [còn tất cả im lặng].

Yêu cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục, đội nào khi có tay người điều khiển chỉ vào mà hát sai – hát trật lỗi nhạc thì phải chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành hòa âm trống, kèn, đàn…


Trò chơi Dàn nhạc giao hưởng

Nội dung:

Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:

Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.

Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.

Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.

Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.

Cách chơi:

Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo

Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

Luật chơi: 

Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.

Làm không rõ động tác là sai.

Chú ý:

Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi..


Trò chơi Lời chào

Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

Địa điểm: trong phòng

Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt.


Trò chơi Đếm sao

Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm

Địa điểm: trong phòng

Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: 

Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quản trò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy” Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.


Thi tìm những con vật có từ láy

Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm

Địa điểm: trong phòng

Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.


Trò chơi Đồ nghề

Cách chơi: người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái…

Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò [lời nói làm ngược động tác].

Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở…


Trò chơi Cây sen

Đăng ngày 10/01/2020, 6,949 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề