Trình bày cách kiểm tra các đồ dùng điện

Đề bài

Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện?

Lời giải chi tiết

- Kiểm tra dây dẫn điện.

- Kiểm tra cách điện của mạng điện.

- Kiểm tra các thiết bị điện: cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ cắm điện và phích điện.

- Kiểm tra các đồ dùng điện.

- Lưu ý trước khi kiểm tra cần cắt điện.

Loigiaihay.com

Bài 12.Kiểm tra mạng điện trong nhà – Câu 2 trang 53 SGK Công Nghệ 9 – Lắp đặt mạng điện trong nhà . Khi kiểm tra,bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện ?

Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện ? 

Kiểm tra các phần tử của mạng điện:

– Kiểm tra dây dẫn điện

– Kiểm tra cách điện của mạng điện

– Kiểm tra các thiết bị điện

– Kiểm tra đồ dùng điện

a, Cầu dao, công tắc

Vị trí đóng – cắt của cầu dao, công tắc

Kết luận: Khi kiểm tra các thiết bị cần kiểm tra: Vỏ; mối nối dây dẫn điện với phụ kiện; các ốc, vít; hướng chuyển động của núm đóng cắt của thiết bị.

b]. Cầu chì

Khi kiểm tra cầu chì chúng ta cần chú ý đến những đặc điểm gì ?

Kiểm tra:

– Vị trí lắp đặt của cầu chì trên mạch bảng điện.

Quảng cáo

– Các bộ phận của cầu chì: vỏ, nắp đậy, ốc, vít,….

– Sự phù hợp của các số liệu kĩ thuật của cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện

– Các bộ phận: vỏ, các chốt cắm, các cực, ốc, vít,….phải đảm bảo chắc chắn.

– Các đầu dây nối phải đảm bảo chắc chắn tránh bị chập mạch, đánh lửa.

– Các cấp điện áp khác nhau sử dụng các ổ cắm khác nhau.

– Tránh để ở những nơi ẩm ướt, quá nóng, nhiều bụi.

c]. Ổ cắm điện và phích cắm điện

d. Kiểm tra các thiết bị điện

Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện.

Kiểm tra dây dẫn và các mối nối.

Kiểm tra các bộ phận của đồ dùng điện.

Phải kiểm tra định kì và sửa chữa các đồ dùng điện kịp thời.

Lưu ý: Các đồ dùng điện phải đảm bảo về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng.

Để kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà, cần phải tiến hành kiểm tra những phần tử của mạng điện.

Chú ý: Trước khi kiểm tra phải cắt điện.

1. Kiểm tra dây dẫn điện

  • Dây dẫn điện trong nhà thường được sử dụng dây có vỏ bọc cách điện tốt
  • Trong thời gian sử dụng phải kiểm tra định kỳ để phát hiện ra dây dẫn có vết nứt, hở chỗ cách điện
  • Biện pháp khắc phục:
    • Dây dẫn không buộc lại với nhau, tránh làm tăng nhiệt độ, hỏng lớp cách điện
    • Thay dây mới, dùng băng keo quấn cách điện chỗ bị hở

2. Kiểm tra cách điện của mạng điện

  • Kiểm tra các ống nhựa cách điện luồn dây dẫn
  • Nếu bị dập, vỡ thì có thể thay ống nhựa cách điện mới

3. Kiểm tra các thiết bị điện

a. Cầu dao, công tắc

Hiện tượng Cách khắc phục
Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ

Sử dụng băng dính cách điện quấn bao kín  vị trí vỏ bị sứt hoặc vỡ.

Thay công tắc mới.

Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc bị lỏng Sửa lại mối nối đúng theo yêu cầu kĩ thuật của mối nối giữa dây dẫn với phụ kiện
Ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra Sử dụng tua vít vặn chặn các ốc, vít lại

Bảng 1. Cách kiểm tra thiết bị cầu dao, công tắc

Kí hiệu Trạng thái làm việc Hướng chuyển động của núm đóng cắt
Lên xuống Sang ngang
1 Đóng \[\uparrow\] \[\rightarrow\]
0 Cắt \[\downarrow\] \[\leftarrow\]

Bảng 2. Vị trí đóng - cắt của cầu dao, công tắc

Kết luận: Khi kiểm tra các thiết bị cần kiểm tra: Vỏ; mối nối dây dẫn điện với phụ kiện; các ốc, vít; hướng chuyển động của núm đóng cắt của thiết bị.

b. Cầu chì

Khi kiểm tra cần chú ý:

  • Cầu chì được lắp đặt ở dây pha, bảo vệ các thiết bị điện
  • Cầu chì phải có nắp che
  • Kiểm tra số liệu định mức của cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện

c. Ổ cắm điện và phích cắm điện

  • Phích cắm điện: Võ, chốt cắm phải chắc chắn
  • Các dây nối vào ổ cắm điện, phích cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
  • Sử dụng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau cho nhiều cấp điện áp khác nhau
  • Không đặt ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt

4. Kiểm tra các thiết bị điện

  • Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
  • Kiểm tra dây dẫn và các mối nối
  • Kiểm tra các bộ phận của đồ dùng điện
  • Phải kiểm tra định kì và sửa chữa các đồ dùng điện kịp thời

Lưu ý: Các đồ dùng điện phải đảm bảo về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng

2. Luyện tập Bài 12 Công Nghệ 9

Hi vọng với hệ thống tóm tắt lý luyết ở trên sẽ một phần nào giúp các em khắc sâu các kiến thức:

  • Hiểu được sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà
  • Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà
  • Kiểm tra được một số yêu cầu về an toàn điện trong mạng điện trong nhà.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 53 SGK Công nghệ 9

Bài tập 2 trang 53 SGK Công nghệ 9

Bài tập 3 trang 53 SGK Công nghệ 9

3. Hỏi đáp Bài 12 Quyển 2 Công Nghệ 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà

Lý thuyết môn Công nghệ 9

4 16.030

Tải về Bài viết đã được lưu

Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô học và giảng dạy tốt môn Công nghệ 9 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Bài: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà

  • A. Lý thuyết & Nội dung bài học
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm

A. Lý thuyết & Nội dung bài học

Nội dung chính

- Hiểu đươc sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.

- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.

- Kiểm tra được 1 số yêu cầu về an toàn mạng điện trong nhà.

Mục đích

- Để sử dụng điện an toàn và hiệu quả.

- Sửa chữa thay thế kịp thời các thiết bị hỏng để tránh sự cố đáng tiếc.

Lưu ý

- Phải tiến hành kiểm tra từng phần tử của mạng điện.

- Trước khi kiểm tra phải ngắt điện.

1. Kiểm tra dây dẫn điện

• Dây dẫn điện trong nhà thường được sử dụng dây có vỏ bọc cách điện tốt.

• Trong thời gian sử dụng phải kiểm tra định kỳ để phát hiện ra dây dẫn có vết nứt, hở chỗ cách điện.

• Biện pháp khắc phục:

◦ Dây dẫn không buộc lại với nhau, tránh làm tăng nhiệt độ, hỏng lớp cách điện.

◦ Thay dây mới, dùng băng keo quấn cách điện chỗ bị hở.

2. Kiểm tra cách điện của mạng điện

• Kiểm tra các ống luồn dây dẫn.

• Kiểm tra rò điện.

• Nếu bị dập, vỡ thì có thể thay ống nhựa cách điện mới.

3. Kiểm tra các thiết bị điện

a. Cầu dao, công tắc

Hiện tượngCách khắc phục
Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ

Sử dụng băng dính cách điện quấn bao kín vị trí vỏ bị sứt hoặc vỡ.

Thay công tắc mới.

Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc bị lỏngSửa lại mối nối đúng theo yêu cầu kĩ thuật của mối nối giữa dây dẫn với phụ kiện
Ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng raSử dụng tua vít vặn chặt các ốc, vít lại

- Kiểm tra vị trí đóng mở của công tắc, cầu dao. Hướng chuyển động của núm đóng – cắt phải đúng theo bảng sau:

Kí hiệuTrạng thái làm việcHướng chuyển động của núm đóng cắt
Lên xuốngSang ngang
1Đóng
0Cắt

b. Cầu chì

Khi kiểm tra cần chú ý:

• Cầu chì được lắp đặt ở dây pha, bảo vệ các thiết bị điện.

• Cầu chì phải có nắp che.

• Kiểm tra số liệu định mức của cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện.

c. Ổ cắm điện và phích cắm điện

• Phích cắm điện: Võ, chốt cắm phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt với các cực của ổ cắm điện.

• Các dây nối vào ổ cắm điện, phích cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

• Sử dụng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau cho nhiều cấp điện áp khác nhau để tránh nhầm lẫn.

• Không đặt ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt nóng quá hoặc nhiều bụi.

4. Kiểm tra các thiết bị điện

• Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện: các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo phải nguyên vẹn. nếu vỡ phải thay ngay.

• Kiểm tra dây dẫn và các mối nối: không bị hở, rạn nứt. kiểm tra kĩ chỗ nối vào phích cắm và chỗ nối vào đồ dùng điện. nếu gãy có thể gây đoản mạch.

• Kiểm tra các bộ phận của đồ dùng điện.

• Phải kiểm tra định kì và sửa chữa các đồ dùng điện kịp thời.

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Tại sao phải thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng?

A. Phòng ngừa các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra

B. Đảm bảo an toàn cho người và tài sản

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 2: Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần:

A. Kiểm tra mạng điện theo định kì

B. Thay thế thiết bị hư hỏng

C. Sửa chữa thiết bị hư hỏng

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 3: Dây dẫn điện trong nhà sử dụng loại dây:

A. Dây trần

B. Dây có bọc cách điện

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: B. Không sử dụng dây trần vì rất nguy hiểm, không đảm bảo an toàn điện.

Câu 4: Kiểm tra dây dẫn điện là tiến hành:

A. Kiểm tra dây dẫn có cũ không

B. Kiểm tra dây dẫn có vết nứt không

C. Kiểm tra dây dẫn có hở cách điện không

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 5: Kiểm tra thiết bị điện là tiến hành kiểm tra:

A. Cầu dao, công tắc

B. Cầu chì

C. Ổ cắm điện và phích cắm điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 6: Kiểm tra cách điện của mạng điện gồm:

A. Kiểm tra ống luồn dây dẫn

B. Kiểm tra rò điện

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án: C

Câu 7: Kiểm tra cầu chì lưu ý mấy điểm chính?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

Đáp án: B

Câu 8: Những điểm cần lưu ý khi kiểm tra cầu chì là:

A. Cầu chì lắp đặt ở dây pha, bảo vệ các thiết bị và đồ dùng điện

B. Cầu chì phải có nắp che, không để hở

C. Kiểm tra số liệu định mức có phù hợp với yêu cầu làm việc của mạng điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Không đặt ổ cắm điện ở nơi ẩm ướt

B. Mạng điện dùng nhiều cấp điện áp khác nhau không phải dùng nhiều loại ổ cắm khác nhau

C. Không đặt ổ cắm ở nơi quá nóng

D. Không đặt ổ cắm ở nơi nhiều bụi

Đáp án: B. Vì mạng điện dùng nhiều cấp điện áp khác nhau phải dùng nhiều loại ổ cắm khác nhau để tránh nhầm lẫn.

Câu 10: Đâu là việc làm của kiểm tra đồ dùng điện?

A. Kiểm tra cách điện đồ dùng điện

B. Dây dẫn không bị hở cách điện, rạn nứt

C. Kiểm tra định kì các đồ dùng điện

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Bài Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững được cách kiểm tra dây dẫn điện, mạng điện, các thiết bị điện đồ gia dụng tại gia đình.

Câu 11:Thiết bị vừa đóng cắt vừa bảo vệ mạch điện là

A. cầu dao

B. cầu chì

C. áptomát

D. công tắc

Đáp án C

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 9: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của đề thi rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được nội dung kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9, Giải vở bài tập Công nghệ 9, Giải bài tập Công nghệ 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.

Tham khảo thêm

  • Giáo án Công nghệ 9 bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà

Video liên quan

Chủ Đề