Thành phố Hồ Chí Minh giãn cách từ ngày nào

TP.HCM có quyết định giãn cách lần đầu tiên trong đợt dịch Covid-19 này từ 0h ngày 31/5, tiếp tục trải qua 6 lần giãn cách ở các mức độ khác nhau. Sau thời gian dài thực hiện giãn cách, nhiều người có chung thắc mắc: giãn cách xã hội TP.HCM đến khi nào?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi với tình hình dịch như hiện nay thì giãn cách xã hội TP.HCM đến khi nào? [Đức Long, quận 11 –TP.HCM]

Từ 31/5 đến nay, TP.HCM đã trải qua những lần giãn cách như sau:

Lần 1: Từ 0h ngày 31/5, UBND TP.HCM đã ban hành Công văn số 1749/UBND-VX về thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng trong vòng 15 ngày, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, Quận 12 giãn cách theo chỉ thị 16.

Lần 2: Do TP.HCM xuất hiện nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, số ca nhiễm Covid-19 vẫn gia tăng nên đến ngày 14/6, Chủ tịch UBND TP tiếp tục chỉ đạo giãn cách xã hội toàn địa bàn TP.HCM theo Chỉ thị 15 thêm 2 tuần, từ 0h ngày 15/6 đến 0h ngày 29/6.

Lần 3: Ngày 19/6, UBND TP.HCM ban hành Chỉ thị số 10 về siết chặt và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM; tạm ngưng các chợ tự phát, dừng vận chuyển hành khách công cộng... .

Lần 4: Đến 0h ngày 9/7, TP.HCM quyết định áp dụng Chỉ thị 16 trong 15 ngày. Đây là một trong số chỉ đạo tại Công văn khẩn số 2279/UBND-VX ban hành ngày 8/7/2021 của UBND TP. HCM về triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 theo tinh thần nội dung Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn toàn Thành phố.

Theo đó, trong thời gian này, các loại phương tiện công cộng, xe hợp đồng, xe ôm, xe hai bánh vận chuyển hành khách có sử dụng công nghệ đều tạm dừng hoạt động. Các dịch vụ bán đồ ăn mang về cũng phải tạm ngưng.

Lần 5: Sau 14 ngày áp dụng Chỉ thị 16, số ca nhiễm mỗi ngày tại TP.HCM vẫn liên tục tăng. TP.HCM trở thành tâm dịch lớn nhất trên cả nước. Thành ủy TP. HCM ban hành Chỉ thị khẩn số 12/CT-TU ngày 22/7/2021 tăng cường một số biện pháp thực hiện Chỉ thị 16 về phòng, chống dịch trên địa bàn.

Ngày 23/7, Phó chủ tịch UBND TP.HCM thông báo, Thành phố sẽ tiếp tục giãn cách theo chỉ thị 16 với các giải pháp mạnh hơn nữa nhằm kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh theo hướng phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch, thời gian áp dụng đến ngày 01/8.

Lần 6: Ngày 1/8, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã ký ban hành Công văn khẩn số 2556/UBND-VX về việc tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 thêm 14 ngày kể từ 0h ngày 2/8/2021.

Lần 7: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP HCM tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 sau 15/8 tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP HCM vào trưa 13/8. Cũng tại Công văn 6166/VP-VX UBND TP.HCM đã chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ ngày 15/8 - 15/9/2021.

Và ngày 15/8/2021, Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Công văn khẩn số 2718 tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố để quyết liệt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 từ 0h ngày 16/8 - 15/9/2021

Như vậy, theo thông tin mới nhất đến thời điểm này thì TP.HCM sẽ giãn cách đến ngày 15/9/2021.


Giãn cách xã hội TPHCM đến khi nào? Ảnh minh họa.

TP.HCM giới hạn trường hợp được ra đường?

Ngày 26/7/2021, Ủy ban nhân dân TP. HCM có Công văn khẩn số 2490/UBND-VX về việc tăng cường biện pháp giảm mật độ lưu thông trên đường.

Cụ thể bắt đầu từ tối 26/7/2021 người dân không nên ra đường sau 18 giờ. Các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18h đến 6h sáng hôm sau để đảm bảo giãn cách xã hội, trừ cấp cứu và theo yêu cầu điều phối để phòng chống dịch.

Cụ thể các trường hợp sau đây được hoạt động sau 18h hàng ngày:

- Cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối để phòng, chống dịch bệnh của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.

- Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn Thành phố, bao gồm cả công tác phát hành báo.

- Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; xử lý sự cố về: điện, nước, hệ thống thông tin và hạ tầng kỹ thuật.

- Các phương tiện vận chuyển hàng hoá thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến”; phương tiện vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất, hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của Thành phố.

Riêng đối với việc đi mua lương thực, thực phẩm thiết yếu, TP đề nghị các địa phương triển khai việc phát phiếu theo hộ gia đình, theo ngày chẵn - lẻ, chia khung giờ đi mua để giảm thiểu tối đa mật độ tiếp xúc giữa người với người. Bên cạnh đó, UBND Tp còn chỉ đạo tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm “ai ở đâu ở đấy". Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi Thành phố cho tới khi hết thời gian giãn cách.

Ngày 12/8/2021, UBND TP. HCM đã ra Công văn khẩn số 2696/UBND-VX về việc thiết lập và bảo vệ “vùng xanh” trong phòng, chống Covid-19. Theo đó, "vùng xanh" chỉ có 1 lối ra, 1 lối vào riêng biệt. Việc kiểm soát ra, vào “vùng xanh” phải được thực hiện theo nguyên tắc “giữ chặt, kiểm soát nghiêm”; cư dân trong khu vực này phải được kiểm danh, kiểm diện hàng ngày thông qua các hình thức: Phát loa gọi tên, gọi điện thoại...

Trên đây là giải đáp về vấn đề Giãn cách xã hội TPHCM đến khi nào? Nếu còn băn khoăn, bạn vui lòng gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Ngọc Thúy

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?

Cập nhật: 20:53 - 15/08/2021 | Lần xem: 11070

15/8/2021, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có Công văn khẩn số 2718/UBND-VX về việc tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố để phòng, chống COVID-19. Theo đó, UBND TP.HCM chỉ đạo tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16 từ 0 giờ ngày 16/8/2021 đến hết 15/9/2021 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó”.

Ảnh: Thành phố theo tinh thần Chỉ thị số 16 từ 0 giờ ngày 16/8/2021 đến hết 15/9/2021 với nguyên tắc “ai ở đâu thì ở đó” – An Bình [HCDC]

Thành phố tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân. Từ 6h đến 18h hằng ngày, tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của các nhóm đối tượng được phép hoạt động. Bên cạnh đó, Thành phố cho phép thêm các nhóm đối tượng sau được hoạt động gồm: Các cơ sở sản xuất thực phẩm [như bánh mì, tàu hủ, bún, hủ tiếu...]; Các tổ chức hành nghề công chứng; Các công ty cung cấp dịch vụ: bảo vệ; bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư; Bảo hiểm [chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng]; Phòng bán vé máy bay; Phòng khám tư nhân; Nhóm đối tượng được lưu thông để vận chuyển hàng hóa thiết yếu gồm: đội ngũ người giao hàng [shipper] có quản lý ứng dụng công nghệ được lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện, thành phố Thủ Đức và phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, giao nhận thanh toán không tiếp xúc và có các đặc điểm nhận diện; người đi giao - nhận hàng hóa của các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ lương thực, thực phẩm.

Đối với khung giờ từ 18h ngày trước đến 6h ngày sau, Thành phố yêu cầu mọi người dân hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải tiếp tục tạm ngưng hoạt động. Trừ trường hợp được phép như: Đi tiêm vắc-xin, cấp cứu, các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch hoặc các lực lượng hỗ trợ theo yêu cầu điều phối của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương; Nhân viên các hệ thống siêu thị, cửa hàng bình ổn, cửa hàng tiện lợi được lưu thông để chuẩn bị công tác hậu cần; Các tổ bay đi công tác theo kế hoạch của chuyến bay đã được cấp phép…; Nhân viên của các doanh nghiệp sản xuất và cung cấp các dịch vụ thiết yếu; Nhân viên của các đơn vị cung cấp suất ăn cho các bếp ăn từ thiện, các cơ sở điều trị, cơ sở cách ly, bệnh viện, các cơ sở y tế phục vụ cho công tác phòng, chống dịch; Cán bộ, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo, đài; Dịch vụ vận chuyển bưu chính; Lực lượng công nhân vệ sinh môi trường đô thị; lực lượng xử lý sự cố về điện, nước, hệ thống thông tin, công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật.; Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu; phương tiện đưa đón lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch; phương tiện đưa đón công nhân tại các doanh nghiệp đang thực hiện “1 cung đường - 2 điểm đến”; phương tiện vận chuyển vật tư, giao hàng của các doanh nghiệp logistics phục vụ sản xuất, hàng hóa xuất nhập khẩu, trang thiết bị y tế; Xe ô tô phục vụ hỗ trợ y tế [xe cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân], xe taxi được Sở Giao thông vận tải cấp phép hoạt động để vận chuyển người dân trong các trường hợp cần thiết; lái xe và nhân viên phục vụ đi cùng trên các phương tiện này; Các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở 12 cửa ngõ chính của Thành phố.

UBND Thành phố yêu cầu Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 xây dựng sẵn sàng 1 triệu gói cứu tế. Phối hợp với UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức rà soát, chăm lo cho công nhân, sinh viên, người lao động tự do đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu lao động nghèo thực hiện hỗ trợ túi an sinh “đủ về lượng, đủ về chất, phù hợp từng đối tượng”, kinh phí thuê phòng trọ, tổ chức tiêm vắc xin để người dân tại các khu vực này yên tâm ở lại nơi cư trú trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin: đảm bảo đến ngày 15/9/2021 có trên 70% người dân Thành phố trên 18 tuổi được tiêm mũi 1, 15% người dân Thành phố được tiêm mũi 2; hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho 15% số lượng công nhân còn lại ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Tập trung thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc và điều trị F0 tại nhà và tại các cơ sở điều trị, trong đó tập trung thực hiện gói “Home-based-care” trong theo dõi và điều trị tại nhà.

Tập trung xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả để thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”, mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn; phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh đối với các quận, huyện: Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Phú Nhuận, Quận 5, Quận 7, Quận 11.

YT – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố [HCDC]

Video liên quan

Chủ Đề