Tphcm giãn cách xã hội từ ngày nào

TP.HCM có văn bản tiếp tục áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội toàn TP để phòng, chống dịch - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo đó, thực hiện công điện số 1063 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy tại Hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy đánh giá việc thực hiện chỉ thị số 12-CT/TU, UBND TP.HCM chỉ đạo tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần chỉ thị số 16 thêm 14 ngày kể từ 0h ngày 2-8.

UBND TP yêu cầu các địa phương, các cấp các ngành chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND tại công văn số 2468.

Tuyên truyền rộng rãi, kiểm soát nghiêm ngặt và thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ cần thiết về đời sống, y tế để người dân an tâm "ai ở đâu ở đấy". Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi TP.HCM cho tới khi hết thời gian giãn cách, trừ những trường hợp được UBND TP phối hợp với các tỉnh, thành đưa về quê theo nhu cầu.

Tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp giảm mật độ giao thông, thời gian đã được quy định cụ thể tại công văn số 2490, công văn số 2522 và công văn số 2523.

UBND TP yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng; phấn đấu một đội tiêm phải tiêm ít nhất 200 người/ngày; tùy theo điều kiện có thể tổ chức tiêm sau 18h; tổ chức các đội tiêm lưu động để thực hiện tiêm chủng tại các khu vực đặc thù.

Đồng thời tổ chức đảm bảo cung cấp, hỗ trợ kịp thời lương thực, thực phẩm cho tất cả những người lao động nghèo, mất thu nhập, không còn nguồn dự trữ, nhất là người dân tại các khu phong tỏa; không để người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc; tổ chức hỗ trợ y tế cần thiết cho mọi người dân, nhất là người dân trong các khu phong tỏa.

Công văn 2468 về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16: yêu cầu người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết để cấp cứu, mua thực phẩm thiết yếu tại những nơi cung cấp theo quy định và đi làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động.

Đối với các khu phong tỏa, thực hiện triệt để "người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình"; người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế. Chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà hoặc hình thức "đi chợ thay".

Các công trình xây dựng, giao thông thật sự cấp bách chỉ cho phép triển khai thi công đối với các công trình đáp ứng yêu cầu "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường - 2 địa điểm"...

Công văn 2490 về tăng cường các biện pháp giảm mật độ lưu thông trên đường: yêu cầu mọi người dân trên địa bàn TP hạn chế tối đa ra đường; các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải đóng cửa từ 18h đến 6h sáng hằng ngày trừ các trường hợp được phép hoạt động theo quy định.

Đối với việc đi mua lương thực, thực phẩm thiết yếu, các địa phương phát phiếu theo hộ gia đình, theo ngày chẵn - lẻ, chia khung giờ đi mua để giảm thiểu tối đa mật độ tiếp xúc giữa người với người.

Công văn 2522 hướng dẫn kiểm soát di chuyển trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần chỉ thị số 16: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị phải đeo thẻ công chức, thẻ ngành hoặc mặc đồng phục ngành, kết hợp với văn bản xác nhận hoặc phân công công tác của cơ quan...

Đối với đội ngũ người giao hàng [shipper] phải có bảng tên thẻ cứng có hình, xác nhận của doanh nghiệp cho từng shipper và ứng dụng công nghệ nhận diện shipper thông qua mã QR code; băng đeo tay nền xanh đậm, kích thước ống đeo cao 20cm, in chữ "Shipper" màu trắng.

Đối với người dân đi chợ, siêu thị phải có phiếu đi chợ, siêu thị do địa phương phát...

Công văn 2523 hướng dẫn phương thức làm việc của các cơ quan, đơn vị nhà nước trong thời gian thực hiện chỉ thị 16 tăng cường: yêu cầu cán bộ, công chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị nhà nước đi làm phải đeo thẻ công chức, thẻ ngành hoặc mặc đồng phục khi di chuyển từ nhà đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nhà.

Các cơ quan bố trí thời gian làm việc của cán bộ, công chức để bảo đảm công chức không đi làm trước 6h sáng và về nhà sau 18h hằng ngày [trừ bộ phận làm việc liên quan đến công tác phòng chống dịch]...


THẢO LÊ

TP.HCM giãn cách xã hội thêm 1 tháng - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký văn bản số 2718 về tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố.

Theo đó, hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, từ ngày 27-4 đến nay đã có 142.618 trường hợp nhiễm COVID-19, đang điều trị 32.149 bệnh nhân, trong đó có 1.851 bệnh nhân nặng đang thở máy.

Thực hiện nghị quyết số 86 của Chính phủ, nhằm tăng cường triệt để kiểm soát dịch bệnh COVID-19, UBND TP yêu cầu tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội toàn thành phố theo tinh thần chỉ thị số 16 từ 0h ngày 16-8 đến hết ngày 15-9 với nguyên tắc "ai ở đâu thì ở đó".

UBND TP yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các chỉ đạo; chỉ thị số 12 của Thành ủy, kế hoạch số 2715 của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.

Phòng khám tư nhân; cơ sở bún, bánh mì được hoạt động

TP tiếp tục kiểm soát việc di chuyển của người dân. Từ 6h đến 18h hằng ngày, tiếp tục kiểm soát việc di chuyển trên địa bàn TP của các nhóm đối tượng được phép hoạt động.

Cho phép thêm các nhóm đối tượng sau được hoạt động gồm:

Các cơ sở sản xuất thực phẩm [như bánh mì, tàu hủ, bún, hủ tiếu...];

Các tổ chức hành nghề công chứng;

Các công ty cung cấp dịch vụ: bảo vệ; bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư;

Bảo hiểm [chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng];

Phòng bán vé máy bay;

Phòng khám tư nhân.

Nhóm đối tượng được lưu thông để vận chuyển hàng hóa thiết yếu gồm: đội ngũ người giao hàng [shipper] có quản lý ứng dụng công nghệ được lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện, thành phố Thủ Đức và phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch, giao nhận thanh toán không tiếp xúc và có các đặc điểm nhận diện; người đi giao - nhận hàng hóa của các cơ sở chế biến thực phẩm, cửa hàng bán lẻ lương thực, thực phẩm.

Đối với khung giờ từ 18h đến 6h, TP yêu cầu mọi người dân hạn chế tối đa ra đường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh phải tiếp tục tạm ngưng hoạt động, trừ trường hợp được phép.

Sẵn sàng 1 triệu gói cứu tế

UBND TP yêu cầu Trung tâm tiếp nhận và hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19 TP xây dựng sẵn sàng 1 triệu gói cứu tế. Phối hợp với UBND quận, huyện và thành phố Thủ Đức rà soát, chăm lo cho công nhân, sinh viên, người lao động tự do đang sinh sống trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân, khu lao động nghèo thực hiện hỗ trợ túi an sinh "đủ về lượng, đủ về chất, phù hợp từng đối tượng", kinh phí thuê phòng trọ, tổ chức tiêm vắc xin để người dân tại các khu vực này yên tâm ở lại nơi cư trú trong thời gian TP thực hiện giãn cách xã hội.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin: đảm bảo đến ngày 15-9 có trên 70% người dân TP [trên 18 tuổi] được tiêm mũi 1, 15% người dân TP được tiêm mũi 2; hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 cho 15% số lượng công nhân còn lại ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Tập trung thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc và điều trị F0 tại nhà và tại các cơ sở điều trị, trong đó tập trung thực hiện gói "home-based care" trong theo dõi và điều trị tại nhà.

Tập trung xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả để thu hẹp "vùng đỏ", "vùng cam", "vùng vàng", mở rộng "vùng xanh" trên địa bàn; phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh đối với các quận, huyện: Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè, Phú Nhuận, quận 5, quận 7, quận 11.

THẢO LÊ

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Báo Thanh Niên

Tiếp tục giãn cách xã hội đến hết ngày 30/9/2021

Văn bản nêu rõ, TPHCM tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và các biện pháp phòng chống dịch trên toàn địa bàn TP theo tinh thần Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 2715/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP và Chỉ thị số 11/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP từ 00 giờ 00 ngày 16/9 đến hết ngày 30/9/2021 với phương châm triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt, hiệu quả từng biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên từng địa bàn cụ thể.

Tiếp tục thực hiện việc cấp Giấy đi đường cho các nhóm đối tượng được phép lưu thông theo Công văn số 2800/UBND-VX, Công văn số 2850/UBND-VX, Công văn số 2994/UBND-ĐT của UBND TP; các Giấy đi đường do Công an TP đã cấp tiếp tục có hiệu lực đến hết ngày 30/9/2021.

Về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho người dân, tiếp tục thực hiện theo Kế hoạch số 2798/KH-UBND và Công văn số 2994/UBND-ĐT của UBND TP.

Thí điểm thẻ xanh COVID-19 tại quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ

Đối với các địa bàn đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh gồm quận 7, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ, các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn các quận, huyện này và Khu Công nghệ cao được thực hiện thí điểm các hoạt động sau:

Triển khai thực hiện cho phép người dân đi chợ 01 lần/ 1 tuần theo Kế hoạch được UBND TP chấp thuận.

Bổ sung các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh được hoạt động theo Kế hoạch của UBND các địa phương, tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn do UBND TP ban hành.

Ban quản lý các Khu chế và công nghiệp, Ban quản lý Khu Công nghệ cao chủ động hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức thực hiện các phương án sản xuất theo Kế hoạch số 2715/KH-BCĐ ngày 15/8/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP và Bộ Tiêu chí an toàn do UBND TP ban hành.

Thí điểm triển khai việc thực hiện Thẻ Xanh COVID gắn với mã QR cá nhân. Việc thí điểm vẫn phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc 5K, xét nghiệm kháng nguyên định kỳ. TP giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Công an TP, Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP, Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP và các địa phương tham mưu thực hiện.

Cho phép cơ sở kinh doanh mở cửa từ 6 giờ - 21 giờ.

Về điều chỉnh, bổ sung một số hoạt động trên địa bàn TP, nhân viên giao nhận của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hoá có ứng dụng công nghệ [shipper] được hoạt động liên quận, huyện và TP Thủ Đức từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày với điều kiện phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 03 người, tần suất 02 ngày/1 lần. Ngân sách TP chi trả chi phí xét nghiệm cho lực lượng này đến hết ngày 30/9/2021.

Cho phép các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh [có giấy phép đăng ký kinh doanh] hoạt động từ 06 giờ 00 đến 21 giờ 00 hàng ngày, gồm:

Dịch vụ bưu chính, viễn thông; thiết bị tin học văn phòng, thiết bị, dụng cụ học tập.

Dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi; các cơ sở kinh doanh này hoạt động theo phương thức “3 tại chỗ”, chỉ bán hàng thông qua đặt hàng trực tuyến.

Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y.

Dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này.

Sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực thực phẩm.

Về điều kiện hoạt động đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, nhân viên giao nhận của doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được phép hoạt động trên địa bàn 01 quận, huyện, TP Thủ Đức; phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 03 người, tần suất 02 ngày/1 lần; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.

Người lao động trực tiếp tại nơi làm việc phải được tiêm ngừa ít nhất 01 mũi vacxin phòng, chống COVID-19 và thực hiện xét nghiệm với tần suất 05 ngày/1 lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 03 người; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.

Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải đăng ký với UBND quận, huyện, TP Thủ Đức, phường, xã, thị trấn để được cấp Giấy đi đường.

Công trình xây dựng, giao thông được phép thi công

Các công trình xây dựng, giao thông được phép tổ chức thi công công trình trên cơ sở tuân thủ theo Bộ tiêu chí an toàn được UBND TP ban hành. TP giao các Sở, ngành, UBND quận, huyện, TP Thủ Đức tùy theo tình hình an toàn phòng chống dịch tại địa bàn, đề xuất danh mục các công trình cụ thể; giao Sở Xây dựng chủ trì tham mưu, đề xuất UBND TP xem xét, quyết định .

Đối với các sinh hoạt thể dục thể thao tại các công viên thuộc khu dân cư, chung cư thuộc các “vùng xanh”, giao Chủ tịch UBND quận, huyện, TP Thủ Đức chỉ đạo Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn xem xét quyết định, cho phép hoạt động trở lại nếu đảm bảo các quy định an toàn phòng, chống dịch và phải tuân thủ nguyên tắc 5K.

Video liên quan

Chủ Đề