Nội dung cải cách hành chính thời Lê sơ

Câu hỏi:

Mô hình tổ chức hành chính nào sau đây thuộc thời Lê sơ sau cải cách?

A. Lộ, phủ, huyện, châu, xã

B. Lộ, trấn, phủ, châu, xã

C. Đạo, phủ, châu, hương, giáp

D. Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã

Đáp án đúng D.

Mô hình tổ chức hành chính thuộc thời Lê sơ sau cải cách là Đạo thừa tuyên, phủ, huyện, châu, xã, từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV trải qua các triều địa Lý, Trần, Hồ, Lê chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ.

Lý giải việc chọn đáp án đúng là D do:

– Năm 1009 nhà Lý được thành lập, năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long [Hà Nội] mở ra một giai đoạn phát triển mới. Năm 1054 vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là Đại Việt.

– Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV trải qua các triều địa Lý, Trần, Hồ, Lê chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ.

– Hệ thống hành chính từ cấp trung gian đến cấp cơ sở là xã có những cải cách cơ bản, quan trọng. Lê Thánh Tông bãi bỏ 5 đạo cũ [bãi bỏ luôn chức Hành khiển], chia cả nước thành 13 đạo Thừa tuyên với các cơ quan hành chính thống nhất.

– Đứng đầu có tam ty: Đô ti [phụ trách quân đội], Thừa ty [phụ trách các việc dân sự] và Hiến ty [phụ trách việc thanh tra, giám sát các quan lại địa phượng mình, thăm nom tình hình đời sống nhân dân].

– Ở trung ương có cơ quan Ngự sử đài, bên cạnh giám sát chung còn có 13 cai đạo giám sát Ngự sử [nằm trong Ngự sử đài] chuyên giúp đỡ cộng tác với các Hiến ti trong việc giáp sát quan chức ở 13 đạo Thừa tuyên.

Ngoài ra còn có các cơ quan Hà đê, Khuyến nông ty chuyên chăm lo đê điều và sản xuất nông nghiệp.

– Dưới đạo Thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. Bỏ đơn vị trấn và lộ [đổi lộ làm phủ, trấn làm châu].

Đứng đầu phủ có Tri phủ, đứng đầu huyện có Tri huyện, ở xã chức Xã quan được đổi gọi là Xã trưởng. Ở miền thượng du, các bản Mường vẫn được giao cho tù trưởng lang đạo cai quản như cũ.

Hệ thống hành chính quốc gia thời Lê sơ, đặc biệt ở thời Lê Thánh Tông, thể hiện tính tập trung từ dưới lên trên, từ địa phương đến trung ương, đề cao quyền hành toàn diện của người đứng đầu Nhà nước, điều này rất quan trọng với một quốc gia thống nhất.

           Trong những cuộc cải cách hành chính của các triều đại phong kiến, thì cuộc cải cách tiêu biểu với quy mô lớn và đưa xã hội phát triển đi lên đó là cuộc cải cách của triều Lê Sơ. Sau khi đánh bại quân nhà Minh, Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế ở Đông Kinh [Thăng Long], ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân [29 tháng 4 năm 1428], khôi phục tên nước là Đại Việt mở đầu triều đại Lê.

           Hành chính Đại Việt thời Lê Sơ, đặc biệt là sau những cải cách của Lê Thánh Tông, hoàn chỉnh hơn so với thời Lý và thời Trần, mang tính quan liêu và chuyên chế cao độ. Từ thời Lê Thánh Tông, có sự sắp xếp lại bộ máy nhằm tập trung quyền lực vào tay Hoàng đế và kiểm soát chặt chẽ cấp địa phương. Bộ máy tổ chức thời Lê Thánh Tông là bộ máy quân chủ chuyên chế quan liêu được tổ chức khá chặt chẽ và hoàn chỉnh.

·        Chính quyền trung ương:

  Bộ máy chính quyền thời Lê Thái Tổ cơ bản theo mô hình thời Trần, nhưng hoàn thiện và phát triển hơn. Giúp việc trực tiếp cho Hoàng đế trung khu gồm các quan Tả, Hữu Tướng Quốc, Tam Thái [ Thái sư, Thái úy, Thải bảo ], Tam Thiếu [ Thiếu sư, Thiếu úy, Thiếu bảo ], Tam Tư [Tư mã, Tư khấu, Tư không ], Bậc xạ, dưới Trung Khu là 2 ban văn, võ. Đứng đầu ban văn là quan Đại hành khiển. Các bộ, ngành thuộc văn ban là Bộ lại, Bộ lễ, Khu mật viện, Hàn lâm viện, Ngũ hình viện, Ngự sử đài, Quốc tử giám, Quốc sử viện, Nội thị sảnh, và các cơ quan khác gọi là Quản, Cục hay Ty, đứng đầu là quan Thượng thư. Đứng đầu ban võ là Đại tổng quản, tiếp đến là các chức Đại đô dốc, Đô tổng quản, Tổng quản, Tổng binh, Tư mã. Ban võ gồm 6 quân điện tiền và 5 quân thiết đột. Tổng số quan lại thời Hồng Đức là 5370 người, trong đó quan lại trong triều là 2755 người.

 Lục tự gồm có:

1.              Đại lý tự: cơ quan phụ trách hình án, xét xong án chuyền sang bộ hình để tâu lên vua quyết định.

2.              Thái thường tự: cơ quan phụ trách lễ nghi, âm nhạc cung đình.

3.              Quang lộc tự: phụ trách hậu cần đồ lễ trong các buổi lễ của triều đình.

4.              Thái bộc tự: cơ quan phụ trách xe ngựa của vua và coi sóc chuồng ngựa cho vua.

5.              Hồng lộ tự: tổ chức việc xướng danh những người đỗ trong kì thi đình, lo an táng đại thần qua đời và tiếp đón các ông Hoàng ngoại quốc.

6.              Thượng bảo tự: cơ quan coi việc đóng ấn vào quyển thi của các thí sinh thi Hội.

           Các cơ quan chuyên môn: Lê Thánh Tông tổ chức thêm 1 số cơ quan chuyên môn không lệ thuộc vào 6 bộ, bao gồm:

            Thông chính ty: cơ quan phụ trách chuyển đạt giấy tờ của triều đình xuống và nhận đơn từ của nhân dân tâu lên vua. Đứng đầu là Thông chính sứ, trật Tòng tứ phẩm.  

           Quốc tử giám: cơ quan giáo dục cao nhất trong cả nước. Đây là trường đại học của triều đình có nhiệm vụ đào tạo nhân tài cho quốc gia. Đứng đầu là Tế tửu, trật chánh tứ phẩm.

           Quốc sử viện: cơ quan chép sử của triều đình. Nhà vua nói gì, làm gì sử quan đều phải ghi chép cẩn thận và trung thực. Đứng đầu là Quốc sử viện Tu soạn, trật chánh bát phẩm.

             Khuyến nông và Hà đê xứ : 2 cơ quan coi việc nông nghiệp và trông nom về thủy lợi.

·        Chính quyền địa phương

Năm 1428 Lê Lợi khi lên ngôi lấy liên hiệu là Thuận Thiên [tuân theo trời], chia đất nước thành 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc [ đều ở vùng Bắc Bộ ] và Hải tây [ từ Thanh Hóa trở vào ]. Dưới đạo là Trấn, dưới trấn là Lộ, dưới lộ là Châu và Huyện, cấp hành chính địa phương thấp nhất là Xã. Xã lại chia trời làm đại xã, trung xã và tiểu xã tùy theo số dân.

Đứng đầu chính quyền các Đạo là chức Hành khiển [phụ trách cả quân sự lẫn dân sự ]. Đứng đầu các Trấn là các An phủ sứ, các Lộ là Tuyên phủ sứ, các Châu, các Huyện là Tri châu hay Tri huyện, các xã là Xã quan [ từ thời Lê Thánh Tông đổi thành Xã trưởng ]. Đến năm Quang Thuận thứ 5 [1464] thời vua Lê Thánh Tông. Đại Việt được chia thành 1 phủ và 12 đạo “ thừa tuyên ’’, năm 1490 đổi gọi phần lớn các “ thừa tuyên ” là “ xứ ” song thời Lê Uy Mục và Lê Tương Dực đổi gọi các dơn vị cấp cao nhất là “ Trấn”. Các đơn vị  hành chính cao nhất gồm có : Phủ trung đô[ phủ phụng thiên ], Thanh Hóa, Nghệ an, Thuận hóa, Thiên trường [ Sơn nam ], Hải dương [ Nam sách ], Sơn Tây [ Quốc oai ], Bắc Giang [ Kinh Bắc ], An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyê [ Ninh sóc ], Lạng Sơn. Từ năm 1471 mở rộng đất đai phía nam, đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam. Tuy địa giới có 1 số điều chỉnh và riêng Sơn Tây không còn là địa giớ cao nhất, 1 nửa tên gọi thời kìa này được dùng làm tên các đơn vị hành chính lơn nhất [ Tỉnh] của Việt Nam hiện nay như : Hải Dương, Lạng Sơn, Băc Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam ...

Bộ máy chính quyền của mỗi đạo thừa tuyên gồm có 3 ty : Đô tổng binh sứ ty [ phụ trách quân sự ], Thừa tuyên ty [ phụ trách các việc dân sự ], Hiến sát ty [ phụ trách các việc thanh tra giám sát ]. Các quan địa phương được ban ngạch cao nhất là Chánh tứ phẩm, hưởng lương 48 quan mỗi năm. Tổng sứ quan địa phương thời Hồng Đức là 2615 người.

Giáo dục khoa cử thời Lê Sơ phát triển, trước hết do đường lối “ Sùng Nho ” của các nhà Vua thời kì này, đồng thời để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về đào tạo nhân tài, quan liêu cho chế độ. Nho giáo chiếm vị trí độc tôn.  Các Vua thời Lê Sơ đã cho sửa  sang tu bổ Văn Miếu Quốc tử giám. Đợt trùng tu lớn nhất vào năm 1483 đời Lê Thánh Tông. Quốc Tử Giams thời Lê Sơ đã mở rộng đối tượng tuyển sinh và học tập, nhiều con em học giỏ xuất thân từ các gia đình bình dân cũng được tham gia học tập. Giám sinh [ Xá sinh ] thời Lê được chia thành 3 loại [ Thượng, Trung, Hạ ] được cấp học bổng và học phẩm.

Ở các địa phương hệ thống trường học có đến cấp phủ huyện, các lớp học có đến cấp xã .

Thời Lê Sơ, quy chế thi cử cũng được kiện toàn. Có 2 cấp thi : thi địa phương [ thi Hương ] và thi quốc gia [ thi Hội, thi Đình ]. Học vị thi Hương công, học vị thi Đình và Tiến sĩ với 3 cấp : Tiến sĩ cấp đệ [ Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa ], Tiến sĩ xuất thân và đồng Tiến sĩ xuất thân. Các bài thi cũng được ấn định, mỗi khoa thi gồm có 4 trường lần lượt là : kinh nghĩa, chiếu chế biểu, thơ phú, văn sách .


Nhà nước Lê Sơ đã thi hành chính sách trọng sĩ, trong các lễ xướng danh, ban mũ áo, thiết yến tiệc vinh quy. Mọi Tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu. Nên giáo dục, khoa cử thời Lê Sơ mang tính thế tục, phổ cập và bình đẳng, nó đã trí thức hóa tầng lớp quan liêu .

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề