Tổng thống mỹ mới là ai

Ngày 6 tháng Giêng năm 2021, hàng ngàn người ủng hộ Donald Trump đã xông vào điện Capitol để ngăn cản việc xác nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tân tổng thống Joe Biden, thuộc đảng Dân Chủ, đã đắc cử hai tháng trước đó, nhưng tổng thống mãn nhiệm Trump từ chối công nhận kết quả và cho rằng đã có gian lận trong cuộc bầu cử này. Cho đến bây giờ, 68% đảng viên đảng Cộng Hòa vẫn tiếp tục ủng hộ giả thuyết về một chiến thắng bị đánh cắp trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Trong một năm qua, đảng Cộng Hòa đã không ngừng « thọc gậy bánh xe », gây khó khăn cho Joe Biden và đảng Dân Chủ.

Những cải cách do chính phe Dân Chủ ngăn chặn ?

Joe Biden muốn tiến hành một kế hoạch cải cách xã hội và môi trường, với ngân sách 1,750 tỷ đô la mang tên "Tái thiết tốt hơn". Kế hoạch này bao gồm hàng trăm tỷ đô la đầu tư để giảm phát thải khí nhà kính, nghỉ sinh con, mẫu giáo miễn phí cho tất cả mọi người, giảm thuế cho hầu hết các hộ gia đình có con nhỏ, mở rộng bảo hiểm y tế cho thêm 3,4 triệu người Mỹ, giảm giá thuốc. Dự luật này được Hạ Viện thông qua vào tháng 11/2021, nhưng bị chặn lại ở Thượng Viện vì thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ từ bang Tây Virginia, Joe Manchin, đã từ chối ủng hộ. Do vậy, đảng Dân Chủ không có đủ đa số [49/100] trong Thượng viện, để thông qua dự luật. Một vố đau đối với tổng thống Biden. Và đây sẽ là một trong những hồ sơ chính trong năm 2022.

Dự luật cải cách hệ thống bầu cử thì sao ?

Theo Joe Biden, một số bang « tiếp tục thay đổi luật, không phải để biết ai có thể đi bầu mà để xem ai có thể kiểm phiếu... ».

Đảng Dân Chủ đang tìm cách chống lại những luật lệ của các bang do đảng Cộng Hòa cầm quyền về việc thắt chặt các điều kiện tổ chức bầu cử. Sau khi dự luật cải cách xã hội và môi trường bị chặn tại Thượng Viện, Joe Biden dường như hết sức bi quan về các dự luật cải cách hệ thống bầu cử. Sau thất bại trong cuộc bỏ phiếu năm 2020, các bang thuộc đảng Cộng Hòa cầm quyền, trong nhiều tháng qua, có các động thái muốn sửa đổi hệ thống tổ chức bầu cử. Để chống lại điều này, đảng Dân Chủ muốn thông qua hai dự luật tại Quốc Hội lưỡng viện và tất cả các bang sẽ phải tuân thủ. Văn bản đầu tiên, Luật về quyền tự do đi bầu – Le Freedom to Vote Act - quy định rằng ngày bầu cử [thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11] sẽ là ngày nghỉ, nhằm tạo điều kiện cho mọi công dân đi bầu. Dự luật cũng cho phép người dân được bỏ phiếu trước 15 ngày ở tất cả các bang và bỏ phiếu qua bưu điện. Dự luật thứ hai, Luật John Lewis về cải thiện quyền bầu cử - John Lewis Voting Rights Advancement Act – [John Lewis là dân biểu đảng Dân Chủ, qua đời hồi tháng 07/2020, gương mặt đấu tranh cho các quyền công dân], đề xuất tăng cường quyền kiểm soát của liên bang và đặc biệt nghiêm cấm bất cứ điều gì có thể làm suy yếu quyền bỏ phiếu của người thiểu số. Tuy nhiên, tại Thượng Viện, để hai dự luật này được thông qua thì cần phải được 60 trong tổng số 100 thượng nghị sĩ chấp thuận. Phe Dân Chủ có 50 thượng nghị sĩ và như vậy phải cần có thêm 10 phiếu thuận bên phe Cộng Hòa. Đây là điều không tưởng. Để thoát khỏi bế tắc này, hôm 11/01, trong một bài phát biểu tại Atlanta [Georgia], quê hương của cố mục sư Martin Luther King, thủ lĩnh tinh thần của cuộc tranh đấu vì các quyền công dân của người Mỹ, tổng thống Biden đã bật đèn xanh cho việc cải cách các quy định cho phép gây trì hoãn « Filibuster », chiến thuật thường được sử dụng để chôn vùi các dự luật của Thượng Viện. Ông tuyên bố: "Để bảo vệ nền dân chủ, tôi ủng hộ bất kỳ thay đổi nào đối với các quy định của Thượng Viện, không để cho một thiểu số thượng nghị sĩ ngăn cản tiến bộ trong tiến trình tiếp cận quyền bầu cử".

Việc thay đổi quy định này đòi hỏi phải có đa số chấp thuận tại Thượng Viện, tức là sự đồng thuận của tất cả 50 thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, cộng với lá phiếu quyết định của phó tổng thống Kamala Harris, trong tư cách là chủ tịch Thượng Viện.

Cập nhật thời sự, trong cuộc bỏ phiếu hôm qua, 19/01, hai thượng nghị sĩ bên đảng Dân Chủ là ông Joe Manchin và bà Kristen Sinema, đã bỏ phiếu theo các thượng nghị sĩ bên đảng Cộng Hòa, phản đối việc sửa đổi. Như vậy, dự luật cải cách bầu cử của tổng thống Biden coi như bị chôn vùi. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố "rất thất vọng" nhưng "không nản chí".

Tổng thống Biden đối phó lạm phát và dịch Covid-19 như thế nào ?

Năm 2021, giá cả đã tăng 7%, mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1982. Đây là một vấn đề chính trị lớn đối với tổng thống Biden. Ông bị phe đối lập cáo buộc là đã thúc đẩy lạm phát bằng cách áp dụng chính sách chấn hưng để đối phó với hậu quả kinh tế của đại dịch. Chỉ riêng giá năng lượng đã tăng 29,3% và giá thực phẩm là 6,3% theo chỉ số giá tiêu dùng do bộ Lao Động công bố hôm 12/01. Hoa Kỳ cũng phải gồng mình đối phó với đại dịch Covid-19. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, 61,7% người dân Mỹ đã được chủng ngừa đầy đủ. Mặc dù vậy, số ca lây nhiễm hàng ngày vẫn lên đến gần 500.000 [thậm chí vượt quá 1 triệu vào ngày 03/01] và 146.000 người hiện đang phải được điều trị trong viện.

Tổng thống Biden đã làm được những gì trên bình diện quốc tế ?

Trên bình diện quốc tế, mọi việc cũng không khả quan hơn đối với tổng thống Biden. Việc ông cho rút quân đội Mỹ r a khỏi Afghanistan đã khiến đất nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn với việc lực lượng Taliban quay lại nắm quyền. Một số nhà quan sát thậm chí còn so sánh hình ảnh cuộc rút quân khỏi Afghanistan với cuộc tháo chạy khỏi Sài Gòn năm 1975. Tổng thống Biden mặc dù không hối hận về quyết định của mình, nhưng tỏ ra mất phương hướng trong cuộc rút quân này. Đa số người Mỹ ủng hộ quyết định của ông, nhưng nhiều người đã chỉ trích việc rút quân được tiến hành một cách hỗn loạn. Nhiều người đã nói về sự sụp đổ, và sau đó, chính quyền Biden cũng không thể hiện được sự khéo léo gì hơn trong chính sách đối ngoại.

Ngoài ra còn phải kể đến cuộc khủng hoảng ngoại giao với Pháp khi Hoa Kỳ cùng với Úc, Anh Quốc, lập liên minh, dẫn đến việc Úc phá vỡ hợp đồng mua tàu ngầm của Pháp. Hoa Kỳ có vẻ ngạc nhiên trước phản ứng rất mạnh của Pháp, nhưng trên thực tế, trong trường hợp này cũng như trong nhiều trường hợp khác, lợi ích của Hoa Kỳ vẫn phải được đặt lên trên hết. Suy ra cho cùng, dưới thời Joe Biden, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ vẫn là « Nước Mỹ trước tiên ».

Về quan hệ với Nga, tổng thống Biden tỏ ra cứng rắn với đồng nhiệm Vladimir Putin trong nhiều vấn đề khác nhau như căng thẳng ở Ukraina, số phận của nhà đấu tranh đối lập Nga Alexey Navalny hay thậm chí là sự thù địch trên không gian mạng của Nga đối với Hoa Kỳ. Hai bên đã áp dụng đủ các loại hình thức trừng phạt, thậm chí tới mức trục xuất các nhà ngoại giao của nhau. Nhưng cho đến nay, xung đột giữa Ukraina và Nga vẫn chưa được giải quyết, mặc dù hai bên đã có những cuộc đàm phán trong tuần vừa qua.

Về phía Trung Quốc, tổng thống Biden nói về đồng nhiệm Tập Cận Bình như sau : “Không có một chút dân chủ nào trong ông ấy”. Tổng thống Biden cũng đã tăng cường các động thái nhằm hỗ trợ Đài Loan trong các tranh chấp với Bắc Kinh trong khi vẫn duy trì quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc, đặc biệt là về vấn đề nhân quyền. Tổng thống Biden cũng đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh về mặt ngoại giao vào tháng 2 sau khi nữ tay vợt Bành Súy bị « mất tích » trong vòng nhiều tuần.

Ngày 13/01, tổ chức Human Rights Watch cho rằng tổng thống Biden đã hứa coi nhân quyền là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong năm qua, nguyên thủ Mỹ đã « mất tiếng, khản giọng » mỗi khi cần công khai lên án những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Sự kiện báo động đối với tổng thống Biden và đảng Dân Chủ : trong cuộc bầu cử thống đốc hồi tháng 11/2021, ứng viên đảng Cộng Hòa đã thắng đối thủ đảng Dân Chủ tại bang Virginia, nơi mà đảng Dân Chủ vẫn nắm quyền lãnh đạo từ một thập niên qua và trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020, Joe Biden có số phiếu bầu cao hơn 10% so với Donald Trump.

Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức. [Ảnh: CNN]

Ngày 20/1, Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã làm lễ nhậm chức tại Điện Capitol ở thủ đô Washington, chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.

Rất nhiều cựu nguyên thủ cùng gia đình đã có mặt tại lễ nhậm chức của ông Biden, trong đó có các cựu Tổng thống Barack Obama, Bill Clinton và George W.Bush. Tuy nhiên, người tiền nhiệm của ông Biden là Tổng thống Donald Trump đã không tham dự buổi lễ này.

Ông Joe Biden đọc lời tuyên thệ nhậm chức trước Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts.

Sau lễ nhậm chức, ông Biden cùng chính quyền mới sẽ không có nhiều thời gian chuẩn bị mà phải bắt đầu ngay công cuộc tái thiết và vực dậy một nước Mỹ đang gặp vô vàn khó khăn.

Thách thức đầu tiên đối với ông Biden chính là dịch bệnh COVID-19. Lễ nhậm chức của ông diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ đang gần chạm mốc 25 triệu ca mắc bệnh và hiện đã có hơn 400.000 người tử vong.

Trước đó, nhiều nguồn tin trong nhóm chuyển giao quyền lực cho biết ông Biden dự kiến sẽ đưa ra nhiều quyết định liên quan đến vấn đề y tế, trong đó đáng chú ý nhất là việc đưa Mỹ quay lại Tổ chức Y tế Thế giới [WHO].

Trước đó, Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump đã tuyên bố rút khỏi WHO, chỉ trích cơ quan này đã hoạt động không hiệu quả trong cuộc chiến chống COVID-19.

Với việc hàn gắn quan hệ với WHO, Mỹ nhiều khả năng sẽ tham gia vào sáng kiến phân phối vắcxin COVAX và đây sẽ là một dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến chống dịch bệnh trên toàn cầu.

Các vấn đề đối ngoại cũng sẽ là một thách thức đối với chính quyền Biden. Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ dường như đã "gây thù chuốc oán" với cả thế giới, có thể kể đến cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, căng thẳng hạt nhân Iran, mâu thuẫn trong quan hệ với Nga, những tranh cãi về thương mại với châu Âu...

Biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Trước đó, ông Biden tuyên bố sẽ đưa Mỹ quay trở lại với Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đúng như những gì từng cam kết trong quá trình tranh cử.

Ngoài ra, ông Biden được cho là sẽ đảo ngược lại những chính sách của chính quyền Trump, trong đó có việc thu hồi giấy phép mở rộng của dự án khai thác dầu Keystone XL cũng như đưa ra những tiêu chuẩn mới về khí thải./.

Cập nhật ngày 20/01/2021.

Video liên quan

Chủ Đề