Tôn thất minh khôi là ai

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Tối ngày 9/8, Tôn Thất Minh Khôi đăng tải dòng trạng thái bày tỏ sự bức xúc trước dự án “Việt phục” phục dựng trang phục triều Lý của nhà thiết kế Lê Long Dũng. Anh khẳng định quan điểm của bản thân là không ủng hộ song không phản đối việc trang phục cách tân, sân khấu hoá phục vụ cho dự án cổ trang, tuy nhiên không thể đánh đồng giữa tạo hình cải lương hoặc sân khấu hoá với phong trào nghiên cứu, phỏng dựng, phục dựng Việt cổ phục. 

Tôn Thất Minh Khôi được biết đến là hậu duệ Chúa Nguyễn. [Ảnh: FBNV]

“Miễn sao NTK đừng dán mác ‘phục dựng’, ‘phục cổ’, ‘tôn vinh Việt phục’ thậm chí mạnh miệng khoác lác ‘70-80% so với hiện vật gốc’ với mảng trang phục Lý - Trần. Đây là điều thực sự đáng lên án trong BST của NTK này, và đây không phải lần đầu anh lạm dụng 2 chữ Việt phục”, Tôn Thất Minh Khôi phản ứng. 

Cũng theo Tôn Thất Minh Khôi chia sẻ, từ trước đến nay những hội nhóm cổ phong, thương hiệu cổ phục khi nói về mảng trang phục từ Lê Trung Hưng về trước rất dè dặt bởi tư liệu chữ viết hiếm, hiện vật gần như bằng 0. Hầu hết, họ đều phải tham khảo dựa trên quy chế Trung Hoa triều đại tương đồng. Đây cũng là lý do không ai dám khẳng định trang phục được gọi là “phục dựng”, “70 - 80% hiện vật gốc”. 

Nguyên văn bài đăng của Tôn Thất Minh Khôi. [Ảnh: Chụp màn hình]

Trước đó, theo Tuổi Trẻ đưa tin, Lê Long Dũng thật sự đã có những chia sẻ liên quan đến vấn đề Tôn Thất Minh Khôi đề cập. Cụ thể, nhà thiết kế cho biết anh sử dụng tơ tằm, duỗi, lĩnh,... để làm chất liệu may trang phục, trọng lượng cũng được tính toán ở mức hợp lý nhất có thể. Trong đó, anh khẳng định: “Việc phục dựng trang phục cổ lần này giống 70 - 80% so với bản gốc, vì ít tư liệu.” 

Theo Lê Long Dũng, anh muốn hướng đến đối tượng những bạn trẻ, người đam mê cổ phục. Lê Long Dũng cũng chia sẻ sau dự án này anh sẽ tiếp tục phục dựng trang phục triều Trần. 

Mâu Thủy, Hương Ly lần lượt hoá thân thành nguyên phi Ỷ Lan, hoàng hậu Thượng Dương. [Ảnh: Tuổi Trẻ]

Về Tôn Thất Minh Khuê, anh từng được biết đến là hậu duệ của Chúa Nguyễn Phúc Khoát - vị chúa thứ 8 của triều Nguyễn. Cụ thể, anh là hậu duệ của Hoàng tử thứ 7 của Võ Vương với bà Chiêu nghi Trần Thị Xạ. Tôn Thất Minh Khuê còn từng sáng lập trang chuyện về hậu phi, nội cung suốt chiều dài lịch sử Việt Nam - Thiên Nam Lịch đại Hậu phi. 

Trong một bài phỏng vấn với Thanh Niên, Tôn Thất Minh Khuê thể hiện sự am hiểu, niềm đam mê và khao khát được “làm điều gì đó” cho lịch sử Việt giúp mọi người dễ tiếp cận hơn, nhất là với những người trẻ. Anh chia sẻ: “Không phải đến tận lúc vào đại học tôi mới bắt đầu mê sử, mà thực ra là mê từ những năm học tiểu học. Nhưng theo tôi, chính môi trường đại học đã tạo cho sinh viên một nguồn động lực rất lớn để có thể làm những điều mình muốn. 

Tôn Thất Minh Khuê là người có sự am hiểu, niềm đam mê và khao khát được “làm điều gì đó” cho lịch sử Việt dễ tiếp cận hơn. [Ảnh: FBNV]

Trước đó, tôi chỉ đơn thuần giữ kiến thức và tình yêu sử cho riêng mình, nhưng càng lớn lên, suy nghĩ khác đi, tôi nhận ra mình không thể chỉ giữ khư khư niềm đam mê ấy mà cần phải chia sẻ và lan tỏa. Môi trường nơi tôi đang theo học đã tiếp thêm cho tôi rất nhiều năng lượng và hoài bão, đặc biệt sự nhìn nhận và ủng hộ tinh thần từ các thầy cô và bạn bè đã góp phần không nhỏ để tôi có thể thực hiện được những gì mình mong muốn.” 

Hiện tại, những chia sẻ của Tôn Thất Minh Khuê về chủ đề này đang nhận được sự quan tâm, bàn luận của cộng đồng mạng. Còn bạn, bạn nghĩ sao về chủ đề này? Hãy chia sẻ quan điểm dưới phần bình luận nhé!

Cùng cập nhật những tin tức Vbiz mỗi ngày trên YAN nhé!

Bắt đầu từ tình yêu văn hóa truyền thống, những chiếc áo xưa của tiền nhân, cùng suy nghĩ phải làm điều gì đó, Tôn Thất Minh Khôi say sưa tìm hiểu, phục chế và lan tỏa các dạng thức trang phục cổ người Việt. Minh Khôi được biết đến nhiều khi gần đây góp phần quan trọng lan tỏa các dự án về cổ phục Việt như tổ chức Ngày hội Việt phục “Tóc xanh vạt áo” lớn nhất miền Nam.

Tôn Thất Minh Khôi [ngoài cùng bên phải] và các thầy cô 
Trường Đại học KHXH-NV TPHCM tại tọa đàm về cổ phục Việt

“Tóc xanh vạt áo” vừa được tổ chức trong tháng 3 với chủ đề “Hương sắc” không chỉ gói gọn trong lĩnh vực trang phục mà còn mở rộng về phục sức, thư pháp, sưu tầm đồ cổ, ẩm thực... Ngày hội bao gồm gian hàng của các đơn vị nghiên cứu, phục dựng văn hóa Việt của người trẻ như Hoa Niên - Năm tháng tươi đẹp [trang phục triều Nguyễn]; Áo dài Năm Tuyền [áo ngũ thân ứng dụng]; Phượng Điển [phục dựng trang sức của hậu phi triều Nguyễn], Chiêu Minh Các [phục dựng các loại kim khánh, kim bài]… Xuyên suốt ngày hội, các tọa đàm về lịch sử áo dài, trang phục cổ, các tiết mục trình diễn nghệ thuật truyền thống như quan họ Bắc Ninh, cải lương được tổ chức đặc biệt. Hàng ngàn bạn trẻ đã đến, tự tin khoác lên chiếc áo truyền thống cùng tìm hiểu về cổ phục.

Minh Khôi là người sáng lập Thiên Nam Lịch Đại Hậu Phi - một blog có gần 100.000 lượt người theo dõi, chuyên nghiên cứu văn hóa lễ nghi chốn cung đình xưa, giới thiệu các dạng thức áo cổ, áo dài ngũ thân. Minh Khôi cũng là đại diện truyền thông dự án Hoa Niên - Năm tháng tươi đẹp. Dự án phục dựng từ nguyên mẫu các trang phục cổ triều Nguyễn và dựa trên mẫu đúng kiểu cũ biến tấu màu sắc, phom dáng ứng dụng hợp thời đại…

Theo Minh Khôi, trải qua quãng thời gian dài chiếc áo ngũ thân bị mai một, khoảng 5-6 năm trở lại đây, với sự phát triển của phong trào “cổ phong”, chiếc áo này đã dần trở lại. Điều đặc biệt, phần lớn người mang áo xưa trở lại là các nhà thiết kế, thương hiệu thời trang, các hội nhóm cổ phong được điều hành bởi các bạn trẻ 9X, gen Z. “Càng đi sâu tìm hiểu các hiện vật, tư liệu, tranh ảnh… càng thấy rõ sự sâu sắc, tinh tế của người xưa đặt trong từng chiếc áo. Chúng mình có kế hoạch mang ngày hội “Tóc xanh vạt áo” đến Huế, Hà Nội với quy mô lớn hơn. Đích đến là tạo ngày hội mà nhiều người Việt mặc Việt phục cổ chuẩn”, Minh Khôi bày tỏ.

TIỂU TÂN

Tôn Thất Minh Khôi trang phục cổ người Việt

.

Cập nhật lúc: 10:00, 01/05/2021 [GMT+7]

Là hậu duệ của Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, vị chúa thứ 8 của triều Nguyễn, Tôn Thất Minh Khôi [24 tuổi, ngụ TP.HCM] có niềm đam mê đặc biệt với văn hóa lịch sử của dân tộc. Anh hiện là chủ nhiệm của Thiên Nam Lịch đại Hậu phi - dự án chuyên về chuyện hậu phi và nội cung suốt chiều dài lịch sử Việt Nam; đồng thời tham gia cố vấn cho các tác phẩm điện ảnh, các thương hiệu cổ phục và là gương mặt diễn giả quen thuộc đối với những người yêu thích cổ phong.

Tôn Thất Minh Khôi trong một lần đến thăm lăng Khải Định ở Thừa Thiên - Huế. Ảnh: NVCC

Trò chuyện với Đồng Nai cuối tuần, Tôn Thất Minh Khôi cho biết, nghiên cứu những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc giúp anh thêm yêu và nỗ lực gìn giữ, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại.

* Điều gì khiến Minh Khôi yêu thích và nghiên cứu sâu về lịch sử dân tộc, nhất là về văn hóa?

- Có thể nói, ông nội là người có ảnh hưởng lớn nhất và cũng là người thầy dạy lịch sử đầu tiên của tôi. Cứ mùng 1 Tết, con cháu lại về Huế thăm Đại nội, viếng lăng tẩm các vua, chúa. Trên mỗi hành trình đó thì ông nội sẽ kể về các vua, chúa, vai trò của họ trong lịch sử các triều đại. Từ nhỏ tôi đã có những ấn tượng đặc biệt về những câu chuyện này, nó thấm vào tâm hồn và cho tôi nền tảng và tình yêu với lịch sử dân tộc. Càng lớn lên tôi càng bộc lộ thiên hướng và tình cảm đặc biệt đối với lịch sử dân tộc. Trong quá trình tìm hiểu lịch sử, tôi nhận thấy rằng, lịch sử nước ta không chỉ xoay quanh những cuộc chiến tranh vệ quốc, những trang sử hào hùng của dân tộc mà bên cạnh đó mỗi quốc gia tồn tại lâu đời luôn có những giá trị văn hóa nội tại, bản sắc riêng biệt. Chúng ta nằm cạnh hai nền văn minh rất lớn là Trung Hoa và Ấn Độ nhưng xuyên suốt các thiên niên kỷ chúng ta vẫn giữ được bản sắc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nhân loại. Điều này thôi thúc tôi hướng đến những giá trị văn hóa, lễ nghi, những thứ ít được đề cập đến trong sách giáo khoa. Ví như khi chúng ta tìm hiểu về thời Trần có thể biết được dân tộc ta đã 3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông xâm lược nhưng ít ai biết rằng kinh đô Thăng Long thời ấy đẹp rực rỡ như thế nào. Có thể nói, những giá trị văn hóa trong lịch sử ít được nghiên cứu sâu và chưa có tác động lớn đến các thế hệ người Việt.

* Hiện nay, có rất nhiều dự án điện ảnh, âm nhạc tái hiện các giá trị văn hóa truyền thống như cổ phục, chữ viết nhưng chưa chuẩn xác và vấp phải sự phản ứng của khán giả. Liệu đây có phải là tín hiệu đáng mừng cho thấy xã hội, nhất là giới trẻ vẫn quan tâm đến văn hóa truyền thống?

- Đối với bất kỳ dự án nào về lịch sử, văn hóa truyền thống thì điều đầu tiên là phải đón nhận, cổ vũ nó bởi vì không nhiều nhà đầu tư, nhà sản xuất quan tâm đến văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, các dự án này tiếp cận với số đông khán giả do đó phải có sự đầu tư nghiêm túc và tôn trọng lịch sử, có sự nghiên cứu, ứng dụng phù hợp. Khi tái hiện giá trị văn hóa lịch sử dân tộc trước tiên phải đúng, đẹp, có thể từ nhãn quan tư duy hiện đại nhưng phải dựa trên sự nghiên cứu nghiêm túc, có tâm. Các nhà sản xuất phải có trách nhiệm với tác phẩm của mình chứ không thể nào làm về thời Lê mà nhân vật lại mang áo dài truyền thống thời Nguyễn hay là trang phục của một quốc gia khác... Khán giả hiện nay đang quan tâm rất nhiều đến điều này và ngày càng khắt khe hơn với những dự án có yếu tố văn hóa lịch sử truyền thống, đó là tín hiệu đáng mừng.

* Vậy ý kiến cho rằng giới trẻ đang quay lưng với lịch sử, văn hóa dân tộc liệu có đúng?

- Điều này hoàn toàn không đúng, bởi hiện nay các phong trào cổ phong, cổ phục đang được dẫn dắt bởi phần lớn là các bạn trẻ 9X, thậm chí trẻ hơn. Rõ ràng giới trẻ đang tìm hiểu, thích thú lịch sử như một trào lưu, nhưng đây là trào lưu tích cực. Việc trào lưu ấy chỉ là thoáng qua hay để lại các giá trị đích thực phụ thuộc vào những người làm cổ phong để có thể níu giữ người trẻ ở lại. Lúc đầu họ có thể ủng hộ những phong trào cổ phong vì tinh thần dân tộc nhưng lâu dài phải tác động thực sự đến họ. Vì vậy, việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống như một con đường mà bạn phải giữ thăng bằng, một bên là nghiêm túc, tôn trọng lịch sử, một bên là đáp ứng thị hiếu công chúng. Đây là con đường không dễ đi nhưng rất ý nghĩa, nên được khuyến khích bởi các cơ quan, ban, ngành chức năng, bởi giới trẻ chính là nguồn lực chính để lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, không chỉ trong nước mà cả quốc tế. Giới trẻ cũng đang cho thấy tinh thần phản biện đối với các dự án phim ảnh, âm nhạc, truyện... sử dụng các yếu tố văn hóa, lịch sử không phù hợp. Điều này không phải từ cảm quan cá nhân mà xuất phát từ quá trình nghiên cứu lịch sử của họ.

* Là người có kinh nghiệm trong nghiên cứu cổ phục Việt, Minh Khôi nhận định như thế nào về phong trào cổ phục trong giới trẻ hiện nay và ý nghĩa của các chương trình về cổ phục mà mình khởi xướng mới đây như Tóc xanh vạt áo?

- Tôi nhận thấy phong trào cổ phục ở nước ta đang ở giai đoạn thứ 2, giai đoạn 1 là trong khoảng 3 năm đầu tiên thì các hội, nhóm về cổ phục chỉ mới manh nha, số lượng ít và giá thành cổ phục rất đắt. Khi phong trào này dần phát triển có sự tham gia của nhiều hội nhóm, nhiều bạn trẻ, nhiều nhà chuyên môn thì hiện tại phong trào cổ phục bước sang giai đoạn 2, tạm gọi là trăm hoa đua nở. Tuy nhiên càng phát triển thì nó cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, nhiều trang phục cách tân không đúng với tinh thần cổ phục. Sau nhiều năm ấp ủ thì chương trình Tóc xanh vạt áo cũng đã được tổ chức tại Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn [Đại học Quốc gia TP.HCM]. Đây là ngày hội cổ phục Việt lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại miền Nam. Ngày hội có sự tham gia của các nhãn hiệu Việt cổ phục trong đó có trang phục quý tộc, long bào hoàng đế, giáp chiến trận, các đơn vị chuyên về trang phục thời Lê Trung Hưng và thời Lê,  về văn hóa Nam kỳ lục tỉnh... Sau khi ngày hội kết thúc thì nhiều cơ hội mới cho phong trào cổ phục được mở ra.

* Liệu sự kết hợp của nhiều hội, nhóm, đơn vị chuyên về cổ phong có tạo ra một bước tiến mới trong quảng bá cổ phục Việt?

- Quá trình hình thành một hệ sinh thái về cổ phong, cổ phục đang diễn ra. Việc xây dựng hệ sinh thái bền vững giúp phong trào cổ phong có thể đi đường dài, lan tỏa mạnh mẽ trong giới trẻ và cả cộng đồng. Điều này cũng góp phần để các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc có một chỗ đứng trong xã hội đương đại, giúp bảo tồn và phát huy nó một cách bền vững.

* Cảm ơn Minh Khôi về cuộc trò chuyện!

Chia sẻ về dự án Thiên Nam Lịch Đại Hậu Phi, Minh Khôi cho biết, ban đầu anh duy trì đăng tải các nghiên cứu, phát hiện cá nhân về những giá trị văn hóa truyền thống như lễ nghi, y quan, định chế của các triều đại mà chủ yếu là triều Nguyễn trên Facebook. Đến nay, trang thu hút sự quan tâm, theo dõi và hiện đã có 87 ngàn người theo dõi. Đây là một dự án lịch sử chuyên sâu về những câu chuyện bên trong bức tường cấm cung. Đồng thời, cũng khai thác những yếu tố về văn hóa, lễ nghi, những thứ tưởng như đã bị thời gian vùi lấp. Từ đó mang đến cách tiếp cận mới, góc nhìn mới, phong vị mới cho những ai đang nghiên cứu sử Việt.

Nhật Hạ [thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề