Toán học của các quốc gia cổ đại phương Tây

Cùng tìm hiểu những nội dung quan trọng nhất trong bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rô-ma. Đây là phần kiến thức trọng tâm, thường xuất hiện trong đề kiểm tra một tiết môn Lịch sử lớp 10. Các em cùng tham khảo nhé!. 

Các quốc gia cổ đại phương Tây

– Vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, hai quốc gia cổ đại phương Tây là Hy Lạp và Rô-ma hình thành trên 2 bán đảo Ban căng và Italia.

Lược đồ Hy Lạp và Rô ma cổ đại

– Vì điều kiện tự nhiên của vùng đất cũng như khí hậu không được thuận lợi cho việc trồng lúa cho nên cư dân Hy Lạp và Rô-ma trồng các loại cây như nho, ô liu và làm thủ công, đồ gốm, rượu nho… để buôn bán, lấy thu nhập để mua lương thực, thực phẩm. 

– Vùng đất giáp biển địa trung hải, có nhiều hải cảng, thuận lợi cho việc giao thương đường biển và buôn bán. Hoạt động buôn bán diễn ra sôi động với các khu vực như Lưỡng Hà, Ai Cập…

=> Nền kinh tế chính của Hy Lạp và Rô-ma là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Buôn bán, giao thương ở cảng Pire [Hy Lạp]

– Xã hội cổ đại Hy Lạp và Rô-ma gồm có 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.

Chủ nô. là người có quyền lực, có nền tảng kinh tế, giàu có và bóc lột nô lệ.

Nô lệ. là lượng lao động chính trong xã hội, làm việc cực nhọc trong các trang trại, thường bị chủ nô đối xử tệ bạc, bóc lột sức lao động. Nô lệ được xem là tài sản riêng của chủ nô và bị xem là “công cụ biết nói”.

– Do tình trạng bóc lột nặng nề nên các nô lệ liên tục nổi dậy đấu tranh chống lại chủ nô, đòi quyền lợi. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Xpac-ta-cut năm 71-73 TCN.

– Xã hội chiếm hữu nô lệ là một xã hội có 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, trong đó, chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ. Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.

Cảnh chủ nô đánh đập nô lệ.

Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có 2 giai cấp chính: Chủ nô và nô lệ.

+ Trong đó nô lệ là lực lượng sản xuất chính và thường bị bóc lột thậm tệ bởi chủ nô.

+ Chủ nô là những người có địa vị, có tài sản,  thống trị và bóc lột nô lệ.  Nắm mọi quyền hành chính trị. Họ chỉ hoạt động trong hai lĩnh vực chính là chính trị và văn hóa nghệ thuật, có cuộc sống nhàn hạ, đầy đủ.

– Trên cơ sở mối quan hệ của chủ nô và nô lệ, và xã hội chiếm hữu nô lệ của các quốc gia cổ đại phương Tây, tại Hy Lạp và Rô-ma đã hình thành nên chế độ chiếm hữu nô lệ.

Giống nhau:

– Đều có giai cấp thống trị và bị trị.

– Giai cấp thống trị nắm toàn bộ quyền hành về kinh tế, chính trị, xã hội.

– Nô lệ là tầng lớp cuối cùng của xã hội, bị bóc lột.

Khác nhau:

Tiêu chí so sánhPhương ĐôngQuốc gia cổ đại Hy Lạp và Rô-ma
Giai cấp thống trị Vua, quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất, tăng lữ. Chủ nô, chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền. 
Giai cấp bị trịNông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ.Bình dân, nô lệ. 
Lực lượng sản xuất chínhNông dân công xã là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.
Quan hệ bóc lột chínhVua – quý tộc với nông dân công xã. Chủ nô với nô lệ. 

Lịch sử và chữ viết: 

Lịch: 

– Người Rô-ma tính được một năm có 365 ngày và 1/4, nên họ định một tháng có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay. 

– Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về trái đất và hệ mặt trời. 

Chữ viết: 

– Sáng tạo ra chữ viết gồm kí hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ linh hoạt, thể hiện ý nghĩ của con người. 

– Hệ thống chữ cái A, B, C của người Hy Lạp và Rô-ma ra đời. Ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.

Khoa học:

– Có hiểu biết về khoa học mới, xuất hiện nhiều nhà khoa học tên tuổi. 

– Có bốn lĩnh vực chính: 

  • Toán: các nhà toán học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, ơ-clít.
  • Lí: các nhà vật lý nổi tiếng như A-si-met.
  • Sử: các nhà sử học nổi tiếng như Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Ta-xít.
  • Địa lí: các nhà địa lý nổi tiếng như Xtu-bôn …

Văn học:

– Ở Hy Lạp, đã xuất hiện nhiều nhà văn tên tuổi như Etxin, Sô phốc, Bripít.

– Ở Rô-ma, cũng đã xuất hiện những nhà văn lớn, nhà thơ nổi tiếng như Luc-re-xơ’, Viếc-gin…

Nghệ thuật:

Đấu trường Côliđê

– Ở Hy Lạp, có tượng nữ thần A-thê-na đội mũ chiến binh, Người lực sĩ ném đĩa, Thần vệ nữ Mi-lô… Nhiều công trình kiến trúc đạt tới trình độ tuyệt mĩ, tiêu biểu là đền Pác-tê-nông.

– Ở Rô-ma, có nhiều công trình kiến trúc, như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu Cô-li-dê.

Trên đây là những kiến thức trọng tâm của bài 10: Các quốc gia cổ đại phương Tây Hy Lạp và Rô-ma cổ đại. Với bài viết này, mong rằng giúp các em học tốt môn Lịch sử và tổng kết lại những nội dung quan trọng nhất của bài học. Truy cập lessonopoly để cập nhật những bài học, bài soạn bổ ích nhất. 

Kể đến lịch sử phát triển của nhân loại thì không thể không kể đến sự hình thành và phát triển của hai nền quốc gia, đó là các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại Phương Tây.

Do vậy với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về sự khác biệt giữa các quốc gia này thông qua việc So sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây.

Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng thế kỉ IV-III TCN, tồn tạ nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy trước đó, với trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ như đá, đồng… Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông thì đều thấy có chung một điểm đó là các quốc gia này đều hình thành bên các lưu vực sông lớn, ví dụ như:

– Ai Cập hình thành bên lưu vực sông Nin;

– Ấn Độ hình thành bên lưu vực sông Hằng, sông Ấn;

– Trung Quốc hình thành bên lưu vực sông Hoàng Hà, sông Trường Giang

Chính vì sự thuận lợi này mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đồng đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.

Về quá trình hình thành nhà nước được bắt đầu từ quá trình liên kết thị tộc, liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu của việc trị thủy, tuy nhiên vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy. Do vậy mà các quốc gia cổ đại Phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều được tập trung vào tay người đứng đầu đất nước là vui, là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ huy quân đội.

Xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông được chia thành 3 tầng lớp chính đó là:

– Tầng lớp quý tộc, gồm có quý tộc tăng lữ và quý tộc quan lại

– Tầng lớp nông dân công xã chiếm trên 90% dân cư trong xã hội, đây được xác định là lực lượng sản xuất chính;

– Tầng lớp nô lệ, phục vụ trong các cung điện và quan lại giàu có, là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Trong quá trình phát triển kinh tế thì các quốc gia cổ đại phương Đông tập trung phát triển chính là nông nghiệp, như thủ công nghiệp, chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp. Việc này cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dong sông lớn đem lại phù sa màu mỡ.

Loại hình chữ viết nào ra đời sớm nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?

Sự ra đời của chữ viết là một trong những thành tựu nổi bật về văn hóa các quốc gia cổ đại phương Đông, bên cạnh thành tựu về lịch pháp thiên văn học, kiến trúc,…

Chữ viết ra đời do nhu cầu ghi chép và lưu trữ thông tin. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Ban đầu là chữ tượng hình [hình vẽ những gì mà họ muốn nói], sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Người Ai Cập viết trên giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc: lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Tây

Khác với các quốc gia cổ đại phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây có sự ra đời khá là muộn vào thế kỉ I TCN, hình thành dựa trên cơ sở trình độ sản xuất cao với cong cụ chủ yếu là sắt.

Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành chủ yếu ở khu vực vùng ven biển địa Trung hải, điều kiện đất đai khô cằn và rất khó cho hoạt động canh tác, phát triển nông nghiệp, nhưng lại thuận lợi cho quá trình phát triển hải cảng, thương nghiệp.

Về thể chế chính trị thì các quốc gia cổ đại phương Tây xây dựng theo nền dân chủ chủ nô hoặc công hòa quý tộc, đế chế. Xã hội chia ra làm 2 giai cấp chính đó là:

– Chủ nô, đây là những chủ xưởng, chủ buồn giàu có…nắm giữ nhiều của cải nên rất giàu có, cuộc sống sung túc và nắm trong tay nhiều quyền lực, họ bóc lột nô lệ rất nặng nề và sở hữu nhiều nô lệ

– Nô lệ, đây cũng là thành phần chiếm số đông trong xã hội, là lực lượng lao động chính nhưng lại không được hưởng bất cứ quyền lợi nào, chịu sự bóc lột nặng nề của chủ nô, hay còn được gọi là vật sở hữu của chủ nô

Về kinh tế thì do địa hình tư nhiên không mấy thuận lợi cho việc canh tác nông nghiệp nên chỉ tập trung vào phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp.

Ngoài giải đáp cho Qúy khách về các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Với nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách về So sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây

So sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây

– Do hình thành trên lưu vực các con sông lớn nên các quốc gia này có điều kiện đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

– Nguồn nước vô cùng dồi dào, tạo điều kiện quan trọng trong việc cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và nước dùng trong sinh hoạt, đồng thời cung cấp nước cho nguồn thủy sản, và đây cũng là đường giao thông quan trọng của đất nước

– Có đường bờ biển kéo dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường biển.

– Đất đai thích hợp để trồng các loại cây như nho, ôliu

Nền kinh tế nông nghiệp được chú trọng và rất phát triển , đồng thời gắn liền với công tác thủy lợi

– Nền kinh tế công thương, mậu dịch hàng hải phát triển, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

– Ngành nông nghiệp chỉ được xác định là thứ yếu

Chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền Bộ máy nhà nước 100% là quý tộc, đất nước mang tính dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc
Xã hội tồn tại hai giai cấp chính là:

– Giai cấp thống trị, gồm vua, quý tộc, quan lại

– Giai cấp bị trị, là nông dân, nô lệ, thợ thủ công…

Có hai giai cấp cơ bản và luôn tồn tại mối quan hệ đối kháng nhau là: Chủ nô và nô lệ
– Sáng tạo ra nông lịch;

– Chữ viết tượng hình, tượng ý;

– Phát minh và nghiên cứu ra toán học [số pi, diện tích hình tròn…]

– Kiến trúc nổi trội: Kim tự tháp [Ai Cập], thành Babilon [Lưỡng Hà]…

– Sáng tạo ra lịch;

– Hệ chữ cái Latinh;

– Số La Mã;

– Toán học với các định lý Pitago, Ta lét…

– Nghệ thuật: Tượng nữ thần Atena, đấu trường Roma…

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về So sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề