To chức sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức nghiên cứu bài học ở trường mầm non

SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

                      TẠI TRƯỜNG MẦM NON BÍCH ĐÀO

Hoạt động sinh hoạt chuyên môn theo truyền thống trong những năm qua nhìn chung đã mang lại những hiệu quả to lớn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ việc nâng cao năng lực quản lý và năng lực hoạt động chuyên môn cho CBQL và GV trong nhà trường, giúp CBQL, GVMN đổi mới trong tư duy và sinh hoạt chuyên môn theo hướng tăng cường hình thức trải nghiệm trong tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non, phát huy rõ nét tính tích cực của học sinh trong khám phá lĩnh hội tri thức.

Năm học 2019-2020 Sở GD&ĐT chỉ đạo hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn truyền thống theo hướng SHCM theo nghiên cứu bài học, kết hợp với tăng cường các hình thức trải nghiệm trong tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non. Chuyên môn nhà trường đã bắt tay vào chỉ đạo các khối thực hiện thí điểm và lựa chọn tổ Mẫu giáo 4 tuổi + 5 tuổi làm mô hình điểm thực hiện và sau đó nhân rộng ra trong toàn trường.

[ Buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học của khối  MG 4 tuổi+ 5 tuổi ]

SHCM theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của trẻ tại lớp. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế bài học, cùng dự giờ quan sát, suy ngẫm và chia sẻ bài học [tập trung chủ yếu vào việc học của trẻ]. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,... có ảnh hưởng đến việc học của trẻ.

SHCM theo nghiên cứu bài học không nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm nguyên nhân tại sao trẻ học/không học, trẻ có hứng thú- không có hứng thú với hoạt động của cô, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp tất cả trẻ học tập thực sự. Qua quá trình đó giáo viên sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng trẻ của lớp mình.

[ Trẻ đang thực hành tiết trải nghiệm công việc của nghề thợ may]

            [ Trẻ cùng cô giáo hoạt động tích cực trong giờ học kể chuyện sáng tạo]

[ Trẻ thỏa sức sáng tạo trong giờ hoạt động tạo hình ]

[ Các giáo viên tổ MG 4 tuổi + 5 tuổi thảo luận trao đổi suy ngẫm về bài học]

Qua tổ chức thực hiện SHCM theo hình thức nghiên cứu bài học tại trường một thời gian, cùng với việc triển khai có hiệu quả mô hình xây dựng môi trường GD lấy trẻ làm trung tâm, chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng CSGD trẻ của nhà trường nói chung đã có nhiều khởi sắc. Đa số giáo viên trong nhà trường đã mạnh dạn, tự tin hơn trong xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động. Các buổi SHCM của nhà trường không còn là những “màn biểu diễn điêu luyện” của 1 vài giáo viên cốt cán, mà thực sự là không gian cho tất cả giáo viên giao lưu, trao đổi, chia sẻ tri thức, góp phần hình thành nên một môi trường học tập tích cực tại nhà trường.

                                                          Bích đào ngày 4 tháng 12 năm 2019

                                                                                 Người viết tin

                                                                        Trương Thị Hồng Hạnh

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh. Ở đó  giáo viên cùng nhau thiết kế bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ bài học [chủ yếu tập trung vào việc học của học sinh]. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,…có ảnh hưởng đến việc học của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không đánh giá, xếp loại người dạy mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh chưa đạt kết quả như ý muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập; giúp giáo viên có khả năng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình và coi đó là bài học chung để mỗi giáo viên tự rút kinh nghiệm.

Năm học 2020-2021 tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và thực hiện sự chỉ đạo của nhà trường về việc tiếp tục tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Đầu năm học tổ mẫu giáo 5-6 tuổi đã lên kế hoạch và tổ chức sinh hoạt chuyên theo đúng trình tự các bước của buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

Trong tháng 4 năm học 2020-2021 tổ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non Đồng Sơn tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học với  hoạt động làm quen văn học do cô giáo Nguyễn Thị Phượng dạy minh họa. Ngay từ đầu tháng tổ đã họp lên kế hoạch xây dựng tiết dạy, các đồng chí trong tổ đã cùng nhau góp ý để xây dựng được một tiết dạy hoàn chỉnh và đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ.

Các đồng chí giáo viên trong tổ họp góp ý xây dựng tiết dạy.

Sáng ngày 28/04/2021 đồng chí Nguyễn Thị Phượng tiến hành dạy minh họa hoạt động làm quen văn học với đề tài truyện “Giọt nước tí xíu”, sau đó được ghi lại bằng video. Đến 16h40 phút, chiều ngày 28/4/2021 các đồng chí giáo viên trong tổ dự giờ qua video và ghi chép lại tiến trình hoạt động. Trong  quá trình dự giờ, các

đồng chí giáoviên đã quan sát, ghi chép về việc học của trẻ như: Thái độ, hành vi, hoạt động học của trẻ và cả những khó khăn của trẻ trong quá trình học tập. Giờ dạy được tiến hành theo đúng quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, cô giáo chỉ là người định hướng, hệ thống các câu hỏi trong giờ học được đặt theo hướng mở, nhằm kích thích tư duy của trẻ…. Bằng phương pháp dạy học sáng tạo tiết học đã thực sự lôi cuốn được trẻ tham gia rất tích cực và hứng thú.

Hình ảnh trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và tích cực trả lời các câu hỏi của cô

Sau khi kết thúc dự giờ các đồng chí giáo viên trong tổ 5-6 tuổi tiến hành sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Đồng chí Nguyễn Thị Phượng chia sẻ mục tiêu bài học, sau đó các thành viên trong tổ đưa ra nhận xét, góp ý. Buổi sinh hoạt diễn ra trong không khí cởi mở, thân thiện, các thành viên trong tổ cùng nhau phân tích những mặt tích cực và hạn chế về việc học của trẻ, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.

Đồng chí Nguyễn Thị Phượng chia sẻ mục tiêu bài học.

Đồng chí Nguyễn Thị Huyền Trang đóng góp ý kiến.

Đồng chí Tạ Thị Chín đưa ra ý kiến nhận xét.

Đồng chí Lưu Thị Thu tích cực đưa ra nhận xét, góp ý cho tiết dạy.

Sau khi lắng nghe tất cả các ý kiến của các thành viên trong tổ, đồng chí Nguyễn Thị Loan - chủ trì cuộc họp tóm tắt các vấn đề thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ học sinh.

Đồng chí Nguyễn Thị Loan tóm tắt các vấn đề thảo luận.

Đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là thật sự cần thiết bới nó đem lại cho giáo dục nhiều kết quả tích cực. Giúp trẻ tự tin, tích cực tham gia vào hoạt động hơn, kết quả học tập cải thiện hơn. Giúp các giáo viên có cơ hội học tập kinh nghiệm chuyên môn lẫn nhau, nâng cao năng lực chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học tích cực, lấy việc học của trẻ làm trung tâm; tăng thêm tình đoàn kết giữa các giáo viên trong nhà trường./.

                                                                                             Người viết: Nguyễn Thị Phượng – Giáo viên

Video liên quan

Chủ Đề