Tính cách của khách du lịch Nhật Bản

Đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản là gì? Yếu tố nào sẽ thu hút được nhóm du khách này đến Việt Nam nhiều hơn trong tương lai?

Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam luôn thuộc 3 thứ hạng cao nhất. Theo Tổng cục Du lịch, 3 tháng đầu năm 2020 đón lượt khách đến từ Nhật Bản chỉ nhiều sau Trung Quốc và Hàn Quốc.

Cởi mở hơn với du lịch nước ngoài

Việc du lịch ra khỏi quốc gia của mình đã trở thành một việc bình thường hơn với người Nhật thế hệ mới.

Theo JTB [công ty du lịch lớn nhất tại Nhật Bản], vào năm 2004, 48% du khách đã thực hiện chuyến du lịch nước ngoài đầu tiên của họ, trong khi 4% cho biết đây là chuyến đi thứ 10 trở lên của họ. Kể từ cuộc khảo sát đầu tiên như vậy vào năm 1989, số lượng người Nhật Bản ở nước ngoài đã tăng đều đặn;

Dữ liệu năm 2004 cho thấy 51% người Nhật được hỏi đã từng đi du lịch nước ngoài. Chỉ riêng những yếu tố này đã giải thích cho sự sành điệu ngày càng tăng của du khách Nhật Bản.

Gắn bó với một điểm du lịch

  • Người Nhật hiện nay có xu hướng ở lại một điểm đến lâu hơn thay vì đi thăm nhiều nơi nhất có thể, và họ muốn ‘trải nghiệm’ hơn là chỉ quan sát lối sống và thành phố nước ngoài [Nozawa 1992];
  • Theo Nozawa [1992], du khách Nhật Bản hiện đại là những người có “chi tiêu cao, có tâm lý mua sắm nhiệt tình, quan tâm về chất lượng sản phẩm lẫn dịch vụ. Họ cũng lo ngại về sự an toàn và hiểu rằng bản thân khó giao tiếp bằng ngoại ngữ ”;
  • Thời gian làm việc dài và thiếu ngày nghỉ vẫn là những hạn chế lớn nhất đối với việc đi du lịch nước ngoài với người Nhật. Mặc dù chính phủ đã có sáng kiến mới với nỗ lực giảm giờ làm và tăng ngày nghỉ, các công ty Nhật vẫn không chấp thuận sự thay đổi này! [Carlile 1996]...

Tâm lý "thoát ly"

Người Nhật nổi tiếng kỉ cương và yêu lao động. Hình ảnh những người Nhật kiệt sức và quỵ ngã ngay tại cơ quan ngày càng phổ biến, vì thế du lịch đối với họ là một cuộc "trốn chạy khỏi cuộc sống thành thị".

Đối với du khách Nhật, du lịch là một cơ hội để ngắm nhìn ‘thiên nhiên’, tham gia vào các hoạt động thể thao và giải trí mà khách du lịch Nhật Bản không thể thường xuyên làm ở quê nhà.

  • Thế hệ người Nhật trẻ ngày càng quan tâm đến việc trải nghiệm thiên nhiên hơn là tham quan đơn thuần. Các phát hiện về những điểm đến ưa thích của người Nhật luôn cho thấy khung cảnh thiên nhiên, sự an toàn và lịch sử văn hóa là những điểm thu hút khách du lịch Nhật Bản [Morris 1990; Nozawa 1992; Moeran 1983; Nishiyama 1989; You, O’Leary, Morrison và Hong 2000];
  • Đánh giá tài liệu về các lựa chọn hoạt động chỉ ra rằng ngắm cảnh thiên nhiên, mua sắm, ẩm thực và tham quan là những hoạt động chính mà người Nhật thích khi đi du lịch [JTB 2005; Lang, O’Leary và Morrison 1993; NZTB 2005].

  • Các nghiên cứu khác về động cơ du lịch của Nhật Bản cho thấy kiến thức và phiêu lưu là động lực quan trọng để người Nhật quyết định đi du lịch đến một nơi nào đó [Cha, McLeary và Uysal 1995; Moeran 1983; Nishiyama 1996; Woodside và Jacobs 1985 ; Kim và Lee 2000; Anderson, Prentice và Watanabe 2000; Heung, Qu và Chu 2001; Jang, Morrison và O'Leary 2002; NZTB 2005].

Từ đặc điểm tâm lý của khách du lịch Nhật Bản này, các đơn vị du lịch có thể xem xét những mặt sau:

  • Các ấn phẩm quảng cáo du lịch nên nhấn mạnh vào cảnh đẹp thiên nhiên trong lành, nghệ thuật và văn hóa. Nếu dùng tiếng Nhật trong các ấn phẩm này, nên dùng những từ như utsukushii [đẹp], yūdai [vĩ đại], yutaka [sang trọng] và yogore no nai [không bị ô nhiễm] [Moeran 1989];
  • Phát triển những loại hình du lịch chữa lành, chăm sóc sức khỏe [tắm bùn, trị liệu, bấm huyệt...]
  • Ẩm thực là một chủ đề quan trọng khác. Đây là một trong những yếu tố người Nhật quan tâm khi có cơ hội du lịch ở nước ngoài.

Chuộng du lịch theo nhóm và cần cảm giác an toàn

Người Nhật chủ yếu là du lịch theo tour trọn gói [Carlile 1996; Dace 1995; Lang. O’Leary và Morrison 1993; Nozawa 1992]. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số lý do khiến người Nhật có tâm lý dễ du lịch thành nhóm như sau:

  • Dễ tổ chức và có lợi về chi phí [Carlile 1996];
  • Thiếu sự tự tin khi giao tiếp và tương đối thiếu kinh nghiệm của du khách Nhật Bản [Carlile 1996]. Ghi chú của Fukada [1979] rằng những khó khăn về ngôn ngữ, cảm giác quá kinh ngạc khi ở nước ngoài, cảm giác bất an chung khi đi du lịch khiến người Nhật thoải mái hơn khi đi du lịch theo nhóm;

Để hỗ trợ điểm yếu tâm lý này, các đơn vị du lịch cần có những chính sách hỗ trợ, huấn luyện nhân viên chuyên biệt... để phục vụ tốt hơn, mang lại cảm giác yên tâm hơn cho khách du lịch Nhật Bản.

Tóm lại, tâm lý muốn được thoát ly, cảm giác thư giãn và dành thời gian cho gia đình là những điều du khách Nhật mong muốn có được có được khi đi du lịch. Ngoài ra, du lịch trọn gói với hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm vẫn là hình thức du lịch phổ biến. Tuy vậy, tâm lý kỳ vọng cao về dịch vụ cao và ngôn ngữ cũng như vấn đề về thời gian và chi phí dường như vẫn là những hạn chế lớn nhất với du khách Nhật.

Tham khảo và biên dịch từ nghiên cứu: Japanese Travel Culture: An Investigation of the Links between Early Japanese Pilgrimage and Modern Japanese Travel Behaviour [Leah Watkins, University of Otago]

Nắm rõ những tâm lí của khách du lịch Nhật Bản rõ mồn một, phải làm cách nào? Sau đây chính là bài viết dành cho bạn nếu bạn thực sự quan tâm đến tâm lí khách du lịch Nhật Bản mà bạn nên biết và hiểu cùng nằm rõ. Cùng Art Travel tìm hiểu ngay thôi nào!

1. Người Nhật kỹ tính, ưa sạch sẽ

Nhật Bản thuộc khí hậu ôn đới hải dương, quanh năm nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa nhiều có thể thường xuyên gột rửa từng ngóc ngách của thành phố, rửa trôi bụi bẩn trên đường, làm sạch mặt đường và không khí. Ngoài ra, Tokyo còn có hệ thống thoát nước ngầm lớn nhất thế giới. Vậy nên tâm lí của khách du lịch Nhật Bản nào cũng đều mang trong mình sự kỹ tính và sạch sẽ.

>>>Xem tất cả các cẩm nang du lịch Trung Quốc 2 Ngày 1 Đêm mà nó sẽ rất cần thiết cho chuyến đi của bạn

Nắm bắt ngay tâm lí khách du lịch Nhật Bản

Ở Nhật Bản, nếu làm những việc không đúng đắn ở nơi công cộng sẽ được coi là vô cùng mất mặt và sẽ bị xem thường. Vậy nên không có việc vứt rác bừa bãi hay làm những việc ô nhiễm môi trường tại đất nước này. Bên cạnh đó, đa số mọi người mỗi ngày tắm 2 lần vào sáng và tối, quần áo mặc hôm nay tuyệt đối sẽ không giống hôm qua. Qua đó bạn có thể thấy rằng, tâm lí của khách du lịch Nhật Bản, người Nhật thật sự rất kỹ tính về mọi mặt, họ xem xét chi li và kĩ lưỡng từng tí một. 

Người Nhật kỹ tính, ưa sạch sẽ

Thần đạo đã in sâu vào lối sống, nếp nghĩ của người dân Nhật, tâm lí của khách du lịch Nhật Bản đó là đề cao tinh thần cố gắng và lối sống lạc quan. Phải chăng chính vì thế người dân Nhật không bi lụy hay tuyệt vọng cho dù phải sống trong sự thiếu thốn cùng cực do thảm họa gây nên?

Người Nhật trọng nghi thức, chữ tín

Những giá trị tinh thần ấy gần như đã được nhập tâm trong toàn xã hội Nhật Bản trong cơ cấu sắc tộc thuần nhất nên việc xã hội hóa ý thức tập thể, tức quá trình giáo dục làm mọi người cùng nhập tâm, cùng chia sẻ những giá trị chung tạo nên ý thức tập thể được thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.

Người Nhật trọng nghi thức, chữ tín

Tâm lí của khách du lịch Nhật Bản khá gắt gỏng với chất lượng thực phẩm. Họ có yêu cầu rất cao đối với tiêu chí lựa chọn thực phẩm để thưởng thức. Từ những món ăn cao cấp và đắt tiền tới các hộp cơm bán sẵn ở siêu thị, đồ ăn ở Nhật có chất lượng tuyệt hảo.Ngoài ra ở các cửa hàng nhỏ mini tại Nhật Bản, nhân viên luôn sẵn lòng hâm nóng lại đồ cho khách.

Người Nhật tôn sùng chất lượng thực phẩm

>>>Xem ngay 11 trải nghiệm phải thử qua một lần trước khi bước qua tuổi 30

Qua bài viết này, Art Travel hi vọng bạn sẽ có những cái nhìn đúng đắn và tuyệt vời, kĩ càng và rõ rệt nhất về tâm lí khách du lịch Nhật Bản nhé! 

Video liên quan

Chủ Đề