Mở bài và kết bài của bài văn được viết theo cách nào hãy viết mở bài và kết bài theo cách khác

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 10C: Ôn tập 3

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 10B: Ôn tập 2

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 10C: Ôn tập 1

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 9C: Nói lên mong muốn của mình

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 9B: Hãy biết ước mơ

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 9A: Những điều em ước mơ

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 8B: Ước mơ giản dị

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 8A: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ?

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 7C: Bạn ước mơ điều gì?

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 7B: Thế giới ước mơ

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 7A: Ước mơ của anh chiến sĩ

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 6C: Trung thực - Tự trọng

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 6B: Không nên nói dối

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 5C: Ở hiền gặp lành

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 5A: Làm người trùng thực, dũng cảm

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 4C: Người con hiếu thảo

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 4B: Con người Việt Nam

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 4A: Làm người chính trực

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 3C: Nhân hậu - đoàn kết

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 3B: Cho và nhận

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 3A: Thông cảm và sẻ chia

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 2C: Đáng yêu hay đáng ghét

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 2A: Bênh vực kẻ yếu

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 1C: Làm người nhân ái

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 1B: Thương người, người thương

Soạn VNEN tiếng Việt 4 bài 1A: Thương người như thể thương thân

Có nhiều yếu tố để làm nên một bài văn hay, và người ta thường chú trọng phần nội dung [thân bài] mà quên đi rằng mở bài và kết bài cũng quan trọng không kém. Mở bài đánh dấu bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, và kết bài cho ta biết việc trình bày vấn đề đã kết thúc để lại ấn tượng, dư âm trong lòng người đọc. Để viết được một mở bài và kết bài hay, lôi cuốn cũng là một kĩ năng rất quan trọng.

I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỞ BÀI

Một cuốn sách hay hấp dẫn từ tên gọi, một bài văn hay sẽ bắt đầu từ một mở bài ấn tượng và thu hút. Một mở đầu hay sẽ giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn. Một bài văn cần nhiều kỹ năng và mở bài là một kỹ năng quan trọng cho thấy người viết đã xác định đúng hướng và đi sâu vào vấn đề cần thể hiện.

Mục đích của phần mở bài là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao đổi, bàn bạc trong bài. Vì thế, viết Mở bài thực chất là trả lời câu hỏi: Anh [chị] định viết, định bàn bạc vấn đề gì?

Phần mở bài có vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lí người chấm. Do vậy, bạn nên đầu tư cho phần mở bài, tránh lạc đề, xa đề, quá sơ sài hay quá dài dòng.

1. Hai nguyên tắc khi viết mở bài mà các bạn phải luôn tâm niệm

Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài.
Chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề.

2. Một mở bài hay và đúng cần có các yếu tố sau:

– Ngắn gọn [khoảng 3-4 câu]: Phần mở bài quá dài dòng không những khiến bạn mất thời gian mà còn khiến bạn bị… cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài. Hãy hé mở những gì mình định viết ở phần mở bài.

– Đầy đủ: Phải nêu được vấn đề cần nghị luận; phạm vi tư liệu hay thao tác nghị luận chính.

– Độc đáo: Gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận bằng những liên tưởng khác lạ, bất ngờ cho người đọc. Bạn sẽ dễ chiếm cảm tình của người viết nhất bằng cách này, bởi nó làm bài văn của bạn nổi bật giữa hàng trăm bài văn khác.

– Tự nhiên:Ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép. Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu.

3. Cách viết mở bài:

* Mở bài trực tiếp:

Là cách đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận. Nghĩa là sau khi đã tìm hiểu đề và tìm được vấn đề trọng tâm của bài nghị luận, ta nêu thẳng vấn đề đó ra bằng một luận điểm rõ ràng. Tuy nhiên khi mở bài trực tiếp, ta cũng phải trình bày cho đủ ý, không nói thiếu nhưng cũng không nên nói hết nội dung, phải đáp ứng đủ các yêu cầu của một phần mở bài đúng mực trong nhà trường. Đặt vấn đề theo cách trực tiếp dễ làm, nhanh gọn, tự nhiên, dễ tiếp nhận, tuy nhiên thường khô khan, cứng nhắc, thiếu hấp dẫn cho bài viết. Mở bài trực tiếp có 2 cách:

– Vào thẳng vấn đề cần nghị luận:

+ Dẫn dắt ngắn gọn bằng câu văn liên quan trực tiếp tới vấn đề.
+ Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
+ Nêu giới hạn vấn đề.

– Mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt [thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm].

+ Dẫn dắt bằng cách nêu bối cảnh làm vấn đề xuất hiện như: thời gian, không gian, địa điểm xảy ra sự kiện gì liên quan đến tác phẩm/vấn đề; Xuất xứ của tác phẩm văn học.
+ Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
+ Nêu giới hạn vấn đề.

Ví dụ:

– “Lặng lẽ Sa Pa”:

Nguyễn Thành Long là một cây bút chuyên về truyện ngắn. Ông đã rất thành công ở các tác phẩm khai thác đề tài về những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Tác phẩm không chỉ vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đẹp và thơ mộng mà còn là lời ca ngợi những con người đang ngày đêm miệt mài lao động cống hiến cho Tổ quốc.

* Mở bài gián tiếp:

Với cách này người viết phải dẫn dắt vào đề bằng cách nêu lên những ý có liên quan đến luận đề [vấn đề cần nghị luận] để gây sự chú ý cho người đọc sau đó mới bắt sang luận đề. Người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó,… dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết. Mở bài theo cách này tạo được sự uyển chuyển, linh hoạt cho bài viết, hấp dẫn người đọc.

– So sánh: So sánh là cách đối chiếu hai hoặc nhiều đối tượng với nhau ở phương diện giống nhau, khác nhau hoặc cả hai. Cách mở bài so sánh gây thích thú cho người đọc vì nó chứng tỏ người viết có kiến thức văn học phong phú. Có nhiều cách làm phần mở bài theo dạng so sánh. Tác phẩm thì có tác giả, đề tài, chủ đề, nội dung, cảm hứng, thể loại, giai đoạn, giá trị, nhân vật… nên người viết có thể đối chiếu điểm giống nhau, khác nhau hoặc vừa giống vừa khác của một trong các vấn đề đó.

– Đi từ đề tài: Bất kì tác phẩm văn học nào cũng thuộc một đề tài nào đó. Hiểu điều này, cùng với kiến thức lí luận văn học “Đề tài là phạm vi hiện thực được phản ánh trong tác phẩm”, người viết nghị luận văn học sẽ dễ dàng giới thiệu vấn đề một cách rành mạch. Các nhà văn viết về mùa thu thì đề tài là mùa thu; viết về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình thì đó cũng là đề tài.

– Đi từ giai đoạn: Mỗi thời kì lịch sử, giai đoạn lịch sử lại có những bối cảnh xã hội khác nhau ảnh hưởng ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Đi từ giai đoạn, thời kì văn học sẽ gắn hiện thực đời sống với nhà văn – tác phẩm – bạn đọc. Cách mở bài này dành cho những học sinh kiểu “triết học gia” ham tìm tòi, ưa lí luận nhờ đó dễ tạo điểm nhấn cho bài văn.

– Đi từ thể loại: Không có tác phẩm nào không thuộc một thể loại chính nào đó. Mỗi thể loại văn học lại có những đặc trưng riêng. Người viết dựa vào đặc trưng thể loại để giải mã nghệ thuật trong tác phẩm.

Trích dẫn một câu nói, một câu thơ hoặc từ một triết lí cuộc sống

Ví dụ:

– Cảm nhận về nhân vật cô bé Thu

Có một nhà văn đã nói rằng : “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra”. Cuộc chiến tranh chống Mĩ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại như những câu chuyện cổ tích hiện đại. Trong số ấy phải kể đến “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật cô bé Thu tám tuổi có một tình yêu cha đằm thắm, kì lạ, tiêu biểu cho những điều kì diệu mà những con người Việt Nam đã viết nên.

– Cảm nhận về Ánh trăng

Cuộc kháng chiến đã qua đi, người lính trong chiến tranh giờ đây đã về với cuộc sống hàng ngày. Tưởng như sự bận rộn hôm nay sẽ khiến người ta quên lãng quá khứ. Nhưng có một lúc nào đó trong đời thường những kỉ niệm chiến tranh lại như những thước phim quay chậm hiện về. Nguyễn Duy gửi tới bạn đọc thi phẩm “Ánh trăng” cũng chính là gửi tới bạn đọc thông điệp : Không nên sống vô tình, phải biết thủy chung nghĩa tình cùng quá khứ.

4. Một số vấn đề cần tránh khi viết mở bài

– Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
– Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
– Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại lặp lại những điều đã nói ở phần Mở bài.

II. PHƯƠNG PHÁP VIẾT KẾT BÀI

Kết bài trong văn nghị luận là một phần khá quan trọng bởi đây là phần sẽ tạo dư âm cho bài viết. Nếu kết bài có sức nặng sẽ tạo nên những cảm xúc rất tốt cho người đọc. Kết bài là phần kết thúc bài viết, vì vậy, nó tổng kết, thâu tóm lại vấn đề đã được đặt ra ở mở bài và phát triển ở thân bài, đồng thời mở ra hướng suy nghĩ mới, tình cảm mới cho người đọc. Phần kết bài có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá vấn đề đặt ra ở mở bài và đã giải quyết ở thân bài. Phần này góp phần tạo tính hoàn chỉnh, trọn vẹn cho bài văn.

1. Các yêu cầu viết kết bài hay:

– Phần này chỉ nêu lên những ý khái quát, không trình bày lan man, dài dòng hoặc lặp lại sự giảng giải, minh họa, nhận xét một cách chi tiết như ở phần thân bài.

– Một kết bài thành công không chỉ là nhiệm vụ “gói lại” mà còn phải “mở ra” – khơi lại suy nghĩ, tình cảm của người đọc.

– Thâu tóm lại nội dung bài viết không có nghĩa là nhắc lại, lặp lại mà phải dùng một hình thức khác để khái quát ngắn gọn; khơi gợi suy nghĩ hay tạo dư ba trong lòng người đọc; là câu văn khi đã khép lại vẫn khiến cho người đọc day dứt, trăn trở, hướng về nó.

2. Cách viết mở bài hay:

– Kết bài bằng cách bình luận mở rộng và nâng cao: Là kiểu kết bài trên cơ sở quan điểm chính của bài viết, bằng liên tưởng, vận dụng, người viết phát triển, mở rộng nâng cao vấn đề.

– Kết bài bằng cách đưa ra nhận định của những nhà văn, nhà thơ khác về tác phẩm đó.

Ví dụ:

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả trọn vẹn tâm hồn của người phụ nữ đang yêu: thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời ngưởi. Sóng góp thêm một tiếng nói, một cách diễn tả độc đáo đề tài muôn thuở của loài người – tình yêu. Với Sóng, Xuân Quỳnh đã khẳng định một phong cách, qua đó ta thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

Trên đây là một vài kinh nghiệm chia sẻ với các em về cách viết một mở bài, kết bài ấn tượng. Hi vọng bài viết giúp các em có thêm kiến thức để nâng cao khả năng viết văn, có được những cách viết của riêng mình, tạo ấn tượng với người đọc và gợi niềm đam mê sáng tạo văn chương.

Video liên quan

Chủ Đề