Tính bắt buộc của pháp luật là gì nếu hai ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • nguyenkimchi905
  • 16/06/2020

  • Cám ơn 5


XEM GIẢI BÀI TẬP SGK GDCD 8 - TẠI ĐÂY

- Luật hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nếu ai vi phạm cũng bị xử lí theo quy định của pháp luật.
- Luật giao thông quy định tất cả mọi người dân khi đi hoặc ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm nếu ai vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của bảo luật.

Pháp luật mang tính bắt buộc như : những điều cấm không được làm nếu làm là vi phạm pháp luật , bị khởi tố, đưa ra tòa án xét xử, tùy theo tội nặng nhẹ mà phải bị hình phạt như ở tù. Ví dụ cụ thể: pháp luật cấm vận chuyển, cấm sử dụng , buôn bán chất ma túy, nếu bất cứ ai vận chuyển, sử dụng , buôn bán ma túy bị công an bắt được quả tang , có chứng cứ, thì bị truy tố và tòa án xử , phạm nhân bị kết án ở tù.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp Quý độc giả có thêm thông tin về pháp luật và đặc trưng của pháp luật. Đồng thời, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ về tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật để Quý vị hiểu rõ hơn về nội dung này. Mời Quý vị tham khảo nội dung bài viết:

Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Các đặc trưng của pháp luật

Trước khi đưa ra ví dụ về tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật, chúng tôi làm rõ thông tin về các đặc trưng của pháp luật.

Theo chương trình giáo dục công dân lớp 12, Pháp luật có ba đặc trưng như sau:

Thứ nhất: Tính quy phạm phổ biến

Nói đến pháp luật là nói đến những quy phạm của nó và những quy phạm này có tính phổ biến.

Tuy nhiên, trong xã hội, không phải chỉ pháp luật mới có tính quy phạm. Ngoài quy phạm pháp luật, các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của các tổ chức chính trị – xã hội, của các đoàn thể quần chúng. Cũng như các quy phạm pháp luật, các quy phạm đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của tổ chức chính trị – xã hội đều có các quy tắc xử sự chung. Nhưng khác với quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính phổ biến.

Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là những khuôn mẫu được áp dụng ở mọi nơi, đối với mọi tổ chức, cá nhân và trong mọi mối quan hệ xã hội. Pháp luật được áp dụng ở phạm vi rộng hơn, bao quát hơn, với nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau, với mọi thành viên trong xã hội. Trong khi đó, các quy phạm xã hội khác chỉ được áp dụng với từng tổ chức. Đây chính là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác của các tổ chức chính trị – xã hội, bởi vì các quy phạm xã hội chỉ được áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt. Ví dụ: Điều lệ Đoàn thanh niên Công sản Hồ Chí Minh, Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng bao gồm các quy phạm nhưng chỉ được áp dụng đối với các thành viên trong tổ chức nên chúng không mang tính quy phạm phổ biến như quy phạm pháp luật.

Ví dụ: Pháp luật giao thông đường bộ có quy định: Cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều của đường một chiều. Quy định này cấm tất cả các chủ thể điều khiển các loại phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Thứ hai: Tính quyền lực, bắt buộc chung

Trong xã hội có phân chia thành giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau đều luôn tồn tại những lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau. Nhà nước với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, để thực hiện các chức năng quản lí nhằm duy trì trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

Nhà nước là đại diện cho quyền lực công, vì vậy, pháp luật do nhà nước ban hành mang tính quyền lực, tính bắt buộc chung. Nghĩa là, pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân, bất kì ai cũng phải thực hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường,… là nội dung bắt buộc chung khi tham gia giao thông. Trường hợp cá nhân vi phạm bị xử lí về hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị xem xét xử lí hình sự.

Thứ ba: Tính chặt chẽ về mặt hình thức

Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật, được quy định rõ ràng, chặt chẽ trong từng điều khoản để tránh sự hiểu sai dẫn đến sự lạm dụng pháp luật.

Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một hệ thống thống nhất. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành [có hiệu lực pháp lí thấp hơn], không được trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên banh hành [có hiệu lực pháp lí cao hơn]. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp.

Trên đây là một số nội dung chúng tôi chia sẻ liên quan đến pháp luật và đặc trưng của nó, đồng thời là ví dụ về tính quyền lực bắt buộc chung. Mong rằng bài viết đã giúp Quý vị thêm hiểu về pháp luật và nâng cao ý thực hiện pháp luật của bản thân.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.

Các nội dung liên quan:

 

Ví dụ: Pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế; pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Theo đó tất cả người dân đều buộc phải tuân thủ quy định này, không được phép tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.

Cưỡng chế là một tính chất cơ bản của pháp luật. Tính chất cưỡng chế làm cho pháp luật khác với đạo đức và phong tục.

Sự cưỡng chế của pháp luật không phải đơn thuần nhằm mục đích trừng trị mà trước hết là răn đe, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giáo dục người vi phạm. Sự cưỡng chế ở đây được thực hiện trên cơ sở pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Nhà nước XHCN không thừa nhận các hành vi bạo lực trái với pháp luật trong việc xử lý các vi phạm pháp luật.

Ví dụ: Pháp luật hình sự nghiêm cấm hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của người khác [tội hiếp dâm], nếu ai vi phạm sẽ bị phạt tù theo quy định của pháp luật.

 

Các tìm kiếm liên quan đến chỉ pháp luật mới có tính cưỡng chế, chỉ có pháp luật mới có tính bắt buộc, ví dụ về tính cưỡng chế của pháp luật, pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người, tính bắt buộc của pháp luật là gì, lý luận pháp luật, tính quy phạm phổ biến của pháp luật ví dụ, mọi quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật, nhà nước có trước hay pháp luật có trước, ví dụ về tính quyền lực của pháp luật, ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật, pháp luật có mấy đặc tính lấy ví dụ, ví dụ về tính ý chí của pháp luật, ví dụ tính xác định chặt chẽ của pháp luật, ví dụ về tính quy phạm phổ biến, những đặc trưng cơ bản của pháp luật

Pháp luật, 13147

Video liên quan

Chủ Đề