Tiểu luận về chứng minh trong logic học

Tóm tắt nội dung tài liệu

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Page 2

YOMEDIA

Đề tài nghiên cứu khoa học: Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học nhằm tập trung làm rõ về định nghĩa và cấu trúc; đặc điểm của chứng minh trong khoa học kỹ thuật; các phương pháp chứng minh; các yêu cầu đối với chứng minh; chứng minh 01 ví dụ cụ thể.

21-05-2015 388 61

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊCẤU TRÚC, LOẠI HÌNH VÀ CÁC QUYTẮC CỦA TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠNTIỂU LUẬN CUỐI KHÓA[Môn học: Nhập môn Logic học]MÃ SỐ LỚP HP: INLO220405_01GVHD: ThS. ĐẶNG THỊ MINH TUẤNNHÓM THỰC HIỆN: THE LOGICAL MENHỌC KỲ: 2 – NĂM HỌC: 2016 – 2017TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05 – 2017Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:1. Lữ Hồng Anh2. Nguyễn Văn Còn3. Lương Công Hoan4. Nguyễn Văn Nam5. Nguyễn Tiến Phát-1614711411245006131490521414517216147173Giảng viên hướng dẫn: ThS. ĐẶNG THỊ MINH TUẤNĐIỂM:NHẬN XÉT CỦA GV:GV ký tênMỤC LỤCPHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................11. Đặt vấn đề.................................................................................................................................... 12. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................. 23. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng...................................................................... 2PHẦN 2. NỘI DUNG ....................................................................................................3Chương 1. CẤU TRÚC, CÁC LOẠI HÌNH VÀ KIỂU CỦA TAM ĐOẠN LUẬNĐƠN .................................................................................................................................................. 31.1. Định nghĩa và cấu trúc của tam đoạn luận đơn .................................................31.1.1. Định nghĩa ...................................................................................................31.1.2. Cấu trúc của tam đoạn luận đơn ..................................................................31.1.2.1. Các loại thuật ngữ .................................................................................31.1.2.2. Các loại tiền đề......................................................................................41.2. Hình và kiểu của tam đoạn luận đơn .................................................................41.2.1. Hình của tam đoạn luận đơn........................................................................41.2.2. Kiểu của tam đoạn luận đơn ........................................................................6CHƯƠNG 2. CÁC QUY TẮC CỦA TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN.................................... 72.1. Tiên đề ...............................................................................................................72.1.1. Định nghĩa ...................................................................................................72.1.2. Nội dung của tiên đề....................................................................................72.2. Các quy tắc của tam đoạn luận đơn ...................................................................72.2.1. Các quy tắc đối với khái niệm .....................................................................72.2.2. Các quy tắc đối với mệnh đề .......................................................................92.2.3. Các quy tắc hình ........................................................................................102.3. Xem xét tính toán đúng đắn của tam đoạn luận ..............................................11PHẦN 3. KẾT LUẬN ..................................................................................................13TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................141PHẦN 1. MỞ ĐẦU1. Đặt vấn đề:Trong cuộc sống thường ngày, mọi hoạt động của con người từ đơn giản đếnphức tạp đều thông qua tư duy. Cùng với sự phát triển của thực tiễn và của nhậnthức, con người càng ngày càng có sự hiểu biết đầy đủ hơn, sâu sắc hơn, chínhxác hơn về bản thân tư duy đang nhận thức.Nói về tư duy, phải nhắc đến các hình thức cơ bản của tư duy: khái niệm, phánđoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ, ngụy biện. Trong đó, suy luận chính là mộttrong những hình thức quan trọng nhất của tư duy. Nếu như khái niệm hay phánđoán là các hình thức biểu thị tư tưởng thì suy luận lại được xem là một loại hìnhthức sản sinh ra tư tưởng mới từ các tư tưởng đã có, rút ra các tri thức mới từ trithức đã biết. Suy luận có vai trò vô cùng to lớn trong nhận thức và trong đời sống.Nghiên cứu suy luận chính là vấn đề trọng tâm của logic học. Suy luận có hai hìnhthức chính là suy luận quy nạp và suy luận diễn dịch, và trong suy luận diễn dịch,ta có hai dạng suy luận trực tiếp và gián tiếp.Dạng suy luận diễn dịch gián tiếp [tam đoạn luận] được nhà triết học cổ đại HyLạp Aristote nghiên cứu kỹ lưỡng từ thế kỷ thứ IV trước công nguyên. Ngày naytrong logic học người ta đã dùng những phương pháp hiện đại để nghiên cứu loạisuy luận này, và đưa ra những hệ thống chuẩn hóa khác nhau về nó. Đặc biệt, đãcó nhiều chương trình về tam đoạn luận đơn được viết cho máy tính. Có thể nóirằng, thái độ hoài nghi hay thậm chí là phủ nhận đối với tam đoạn luận đơn đãtừng có lúc ngự trị trong logic học đã vĩnh viễn lùi vào dĩ vãng. Trong tư duy hàngngày, tam đoạn luận đơn vẫn có một giá trị không gì có thể thay thế.Nhằm tìm hiểu về tính quan trọng của dạng suy luận diễn dịch gián tiếp [tamđoạn luận] trong tư duy, nhóm đã lựa chọn đề tài: “Cấu trúc, loại hình và các quytắc của tam đoạn luận đơn”.22. Mục tiêu nghiên cứu:Đề tài sẽ nghiên cứu làm rõ các vấn đề về:- Định nghĩa và các thành phần cấu trúc chính của tam đoạn luận đơn.- Các loại hình và kiểu của tam đoạn luận đơn.- Tiên đề và các quy tắc của tam đoạn luận đơn.3. Các phương pháp nghiên cứu được áp dụng:- Phương pháp thu thập phân tích tài liệu: thông qua các giáo trình, sách thamkhảo, các bài báo khoa học để làm rõ nội dung của mục tiêu nghiên cứu.- Phương pháp phân loại hệ thống hóa kiến thức: thông qua các tài liệu thuthập được nhằm hệ thống và sắp xếp các tài liệu khoa học theo chủ đề, theo đơnvị kiến thức để nội dung của bài tiểu luận dễ nhận biết và nghiên cứu.3PHẦN 2. NỘI DUNGChương 1. CẤU TRÚC, CÁC LOẠI HÌNH VÀ KIỂU CỦA TAM ĐOẠNLUẬN ĐƠN1.1. Định nghĩa và cấu trúc của tam đoạn luận đơn:1.1.1. Định nghĩa:Tam đoạn luận được hiểu là một cách suy luận trong suy luận diễn dịch, trongđó kết luận được rút ra từ hai tiền đề. Tam đoạn luận là hệ thống suy diễn tiền đềcổ xưa nhất do Aristote xây dựng. Trong tam đoạn luận các tiền đề và kết luậnđều là những phán đoán đơn, thuộc các dạng: A, I, E, O, với đúng ba thuật ngữkhác nhau.Tam đoạn luận là một phát minh lớn của Aristote. Trong học thuyết lôgíc họccủa mình, ông đã xây dựng tam đoạn luận làm cơ sở cho chứng minh: “Cần phảinói về tam đoạn luận trước khi nói về chứng minh, bởi tam đoạn luận là một cáigì đó chung hơn và chứng minh là một loại tam đoạn luận nào đó, nhưng khôngphải bất kỳ tam đoạn luận nào cũng là chứng minh”1.1.1.2. Cấu trúc của tam đoạn luận đơn:1.1.2.1. Các loại thuật ngữ:Như đã nhắc trong phần định nghĩa, ta dễ dàng thấy rằng, một tam đoạn luậnđơn có cấu trúc bao gồm hai tiền đề và một kết luận, và chúng đều là những phánđoán đơn, thuộc các dạng: A, E, I, O.Ví dụ 1: [1] Mọi động vật đều sinh sản.[2] Rùa là động vật.[3] Rùa sinh sản.Nguyễn Gia Thơ, Vũ Thị Thu Hương [2016], Tam đoạn luận trong học thuyết logic của Aristote – một “công cụ” củanhận thức khoa học, truy cập tại , [12/05/2017].14Ta có, hai tiền đề là [1] và [2], kết luận là [3], cả tiền đề và kết luận đều ở dạngcác phán đoán đơn.Trong mỗi một tam đoạn luận, ta chỉ có ba khái niệm là ba thuật ngữ, ký hiệulà: S, P, M. Trong đó, S được gọi là tiểu thuật ngữ, M là thuật ngữ giữa hay trunggian và P là đại thuật ngữ. Thuật ngữ trung gian [M] có mặt trong cả hai tiền đềnhưng lại không có mặt trong kết luận.Như ví dụ tam đoạn luận ở trên, ta có “động vật” là thuật ngữ trung gian [M],“sinh sản” là đại thuật ngữ [P] và “rùa” là tiểu thuật ngữ [S]. Tiền đề lớn là: Mọiđộng vật đều sinh sản, tiên đề nhỏ: Rùa là động vật, và kết luận: Rùa sinh sản.Như vậy ta có thể viết tam đoạn luận trên dưới dạng:MPSMMaPhay đầy đủ hơnSPSaMSaP1.1.2.2. Các loại tiền đề:Ở ví dụ phía trên, ta thấy phán đoán [1] chứa đại thuật ngữ P, nên nó được gọilà đại tiền đề, còn phán đoán [2] chứa tiểu thuật ngữ S nên là tiểu tiền đề.Trong tam đoạn luận đơn, ta không nhất thiết phải viết đại tiền đề trước và tiểutiền đề sau. Nên để xác định một tiền đề là đại tiền đề hay tiểu tiền đề thì ta khôngthể dựa vào vị trí của nó trong tam đoạn luận đơn, mà ta phải xét xem tiền đề đóchứa đại thuật ngữ hay là tiểu thuật ngữ.1.2. Hình và kiểu của tam đoạn luận đơn:1.2.1. Hình của tam đoạn luận đơn:Thuật ngữ trung gian [M] – hay còn gọi là trung từ – có thể chiếm các vị tríkhác nhau trong các tiền đề, trung từ có thể là chủ từ hoặc thuộc từ trong đại tiềnđề và tiểu tiền đề. Mỗi vị trí của trung từ trong các tiền đề sẽ cho ra một hình của5tam đoạn luận đơn. Và theo Aristote, hình 1 được xem là quan trọng nhất. Ở đây,ta có chính xác bốn hình khác nhau của tam đoạn luận dựa theo đặc điểm trên:MPSMHình 1PSMMPPMMSMHình 2Hình 3MSHình 4* Hình 1: Trung từ là chủ từ trong đại tiền đề và là thuộc từ trong tiểu tiền đề.Ví dụ 2: Mọi sinh viên đều phải thi.Nam là sinh viên.Vậy Nam phải thi.* Hình 2: Trung từ là thuộc từ trong cả hai tiền đề.Ví dụ 3: Tháng 6 rất nóng.Tháng này không nóng.Vậy tháng này không phải là tháng 6.* Hình 3: Trung từ là chủ từ trong cả hai tiền đề.Ví dụ 4: Con người có thể tư duy.Con người là động vật.Vậy động vật có thể tư duy.* Hình 4: Trung từ là thuộc từ trong đại tiền đề và là chủ từ trong tiểu tiền đề.Ví dụ 5: Thuốc trừ sâu là chất độc.Độc là chất nguy hiểm đối với con người.Vậy có chất nguy hiểm với con người là thuốc trừ sâu.61.2.2. Kiểu của tam đoạn luận đơn:Như đã nói ở phần cấu trúc của tam đoạn luận, các phán đoán tiền đề và kếtluận có thể là các phán đoán đơn dạng A, E, I, hoặc O. “Kiểu của một tam đoạnluận đơn là khái niệm cho biết các phán đoán tiền đề và kết luận của nó có dạngnào. Vì có 4 dạng phán đoán đơn, nên có tất cả 43 kiểu tam đoạn luận đơn. Nếuphân biệt kiểu tam đoạn luận đơn theo các hình khác nhau thì có thể nói đến 64×4= 256 kiểu tam đoạn luận đơn tất cả”2. Nghĩa là chỉ cần với ba khái niệm M, S,P ta có thể xây dựng 256 kiểu tam đoạn luận khác nhau. Điều này giúp ta hiểurằng: với một vấn đề được đưa ra ta có thể suy nghĩ ở 256 khía cạnh khác nhau.Vậy nên mới có câu “Lưỡi không xương trăm đường lắt léo”, trước khi nói gì đóphải “Uốn lưỡi bảy lần”, xem xét sự đúng sai của vấn đề. Ta có 256 kiểu của tamđoạn luận, nhưng không phải tất cả các kiểu đều đúng, để xác định được các kiểuđúng của tam đoạn luận, phải dựa vào các quy tắc chung của tam đoạn luận đểloại bỏ các kiểu sai.Một suy luận được xem là đúng đắn khi thỏa mãn đồng thời hai yêu cầu: hợplogic và xuất phát từ tiền đề đúng.Theo nghiên cứu của các nhà logic học, chỉ có 19 trong tổng số 256 kiểu củatam đoạn luận là đúng. Các kiểu đúng tương ứng với các hình như sau:- Hình thứ nhất: AAA, EAE, AII, EIO- Hình thứ hai: EAE, AEE, EIO, AOO- Hình thứ ba: AAI, IAI, AII, EAO, OAO, EIO- Hình thứ tư: AAI, AEE, IAI, EAO, EIO3Như vậy, để xác định được các kiểu đúng trên, ta sẽ dựa trên các quy tắc củatam đoạn luận bao gồm các quy tắc đối với khái niệm và các quy tắc đối với mệnhđề sẽ được trình bày và làm rõ trong chương 2.23Phạm Đình Nghiêm [2009], Nhập môn logic học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 99.Trần Hoàng [2003], Logic học nhập môn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 62.7CHƯƠNG 2. CÁC QUY TẮC CỦA TAM ĐOẠN LUẬN ĐƠN2.1. Tiên đề2.1.1. Định nghĩa:Theo Phạm Đình Nghiêm - Nhập môn Logic học: “Tiên đề của một lý thuyếtlà một mệnh đề được thừa nhận - thông thường là nhờ tính chất hiển nhiên củanó - và không thể chứng minh hay bác bỏ. Tiên đề của tam đoạn luận là mệnh đềđược thừa nhận làm cơ sở cho học thuyết về tam đoạn luận, và không thể chứngminh hay bác bỏ nó trong khuôn khổ của chính học thuyết này.”4Theo đó, tiên đề cùng với các quy tắc của tam đoạn luận đơn sẽ là cơ sở đểchúng ta suy xét sự đúng sai của tam đoạn luận.2.1.2. Nội dung của tiên đề:Nội dung của tiên đề được phát biểu qua hai mặt ngoại diên và nội hàm:- Về mặt ngoại diên: Khẳng định hay phủ định toàn bộ một loại đối tượng là đãphủ định hay khẳng định từng đối tượng thuộc loại ấy.- Về mặt nội hàm: Thuộc tính của thuộc tính của đối tượng là thuộc tính củabản thân đối tượng. Cái gì không thuộc về thuộc tính của đối tượng thì cũng khôngthuộc về đối tượng.2.2. Các quy tắc của tam đoạn luận đơn:Các quy tắc trong tam đoạn luận được rút ra từ các tiên đề. Ta có thể phân chiacác quy tắc này ra làm hai loại: các quy tắc đối với khái niệm và đối với mệnh đề.2.2.1. Các quy tắc đối với khái niệm:* Quy tắc 1: Mỗi một tam đoạn luận chỉ có ba khái niệm và chỉ luôn có bakhái niệm. Nghĩa là ta luôn có ba khái niệm không hơn không kém trong tam4Phạm Đình Nghiêm [2009], Nhập môn logic học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 100.8đoạn luận đơn.Ví dụ 6: Tất cả sinh viên đều học Logic học.Minh là sinh viên.Minh học Toán.Ở ví dụ trên, ta thấy có nhiều hơn ba khái niệm: “Sinh viên”, “Logic học”,“Minh”, “Toán”, như vậy ví dụ trên quy phạm quy tắc số 1, không phải là tamđoạn luận đơn.* Quy tắc 2: Trung từ chỉ có mặt trong tiền đề và không có mặt trong kếtluận.Xem lại phần 1.1.2.1 trang 4, ta có cấu trúc của tam đoạn luận đơn được viếtnhư sau:MPSMSPỞ đây, trung từ M chỉ luôn xuất hiện trong hai tiền đề và không xuất hiện ở kếtluận. Như ví dụ 1, “động vật” được xem là trung từ, chỉ xuất hiện trong hai tiềnđề và không có mặt ở kết luận “Rùa sinh sản”.* Quy tắc 3: Khái niệm nào không chu diên trong tiền đề thì cũng không chudiên trong kết luận.Trong quy tắc này chúng ta chỉ đề cập đến đại thuật ngữ và tiểu thuật ngữ. Quytắc này thể hiện yêu cầu cơ bản của suy luận diễn dịch đó là những thông tin chứađựng trong kết luận không được nhiều hơn thông tin đã có trong các tiền đề.Như đã được học ở phần phán đoán, ta đều biết rằng, một từ chu diên trongphán đoán thì các đối tượng mà nó phản ánh sẽ có lượng thông tin đầy đủ vàngược lại. Như vậy, người ta dễ dàng suy ra được quy tắc 3.9* Quy tắc 4: Trung từ phải chu diên ít nhất một lần trong tiền đề.Theo quy tắc này, trung từ phải chu diên ít nhất ở một tiền đề, như vậy quan hệgiữa các đối tượng được cặp thuật ngữ M – P, M – S phản ánh sẽ xác định chínhxác. “Cụ thể là khi biết đối tượng a có tính chất M, ta hoàn toàn không biết đốitượng a có tính chất S và tính chất P hay không. Vì vậy, M không làm được vaitrò trung gian giữa S và P.”52.2.2. Các quy tắc đối với mệnh đề:* Quy tắc 1: Có ít nhất một trong hai tiền đề là phán đoán khẳng định.Điều này là đương nhiên, bởi vì trung từ đóng vai trò là cầu nối giữ đại thuậtngữ và tiểu thuật ngữ, một khi cả hai tiền đề đều là phán đoán phủ định, trung từsẽ hoàn toàn không có quan hệ gì với các phần đối tượng phản ánh tương ứng củađại thuật ngữ và tiểu thuật ngữ, như vậy ta không thể rút ra được kết luận.Ví dụ 7: Dạy học không phải là lao động chân tay.Dạy học không phải là công việc đơn giản.Không thể rút ra bất cứ kết luận nào từ hai tiền đề trên, vì ta không biết đượcmối quan hệ giữa lao dộng chân tay và tính chất đơn giản hay phức tạp của côngviệc.* Quy tắc 2: Có ít nhất một trong hai tiền đề là phán đoán toàn thể.Trong tam đoạn luận, nếu cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận thì ta khôngthể rút ra được kết luận. Ít nhất một trong chúng phải là phán đoán toàn thể.Ví dụ 8: Một số sinh viên là sinh viên giỏi.Một số vận động viên là sinh viên.Cả hai tiền đề trên đều là phán đoán bộ phận, đại thuật ngữ và tiểu thuật ngữchỉ có quan hệ với nhau một phần thông qua trung từ, phần còn lại ta không thể5Phạm Đình Nghiêm [2009], Nhập môn logic học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 102.10xác định được quan hệ bởi chúng không có liên hệ với trung từ. Và kết luận thuđược sẽ không được logic.* Quy tắc 3: Từ một trong hai tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết luận phảilà phán đoán bộ phận và từ một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định thì kếtluận phải là phán đoán phủ định.Ví dụ 9: Một số nữ sinh là đoàn viên.Tất cả đoàn viên đều có sổ đoàn.Vậy, một số người có sổ đoàn là nữ sinh.Đối với ví dụ trên, cả đại tiền đề và tiểu tiền đề đều chỉ có một phần đối tượngđược xét đến ở tiền đề nên trong kết luận các lớp đối tượng chỉ được đề cập dướidạng phán đoán bộ phận để đảm bảo tính nhất quán và có căn cứ của nhận thức.* Quy tắc 4: Từ hai tiền đề là phán đoán phủ định thì không rút ra được kếtluận và từ hai tiền đề là phán đoán bộ phận thì cũng không rút ra được kếtluận.Quy tắc này xét về ý nghĩa giống với quy tắc số 1 với cách giải thích tương tự.2.2.3. Các quy tắc hình:Đối với hình 1, ta có hai quy tắc:Quy tắc 1.1. Đại tiền đề là phán đoán toàn thể.Quy tắc 1.2. Tiểu tiền đề là phán đoán khẳng định.Đối với hình 2, ta cũng có hai quy tắc:Quy tắc 2.1. Đại tiền đề là phán đoán toàn thể.Quy tắc 2.2. Một trong hai tiền đề là phán đoán phủ định.Hình 3 có hai quy tắc:Quy tắc 3.1. Tiểu tiền đề là phán đoán khẳng định.11Quy tắc 3.2. Kết luận là phán đoán bộ phận.Hình 4 có ba quy tắc:Quy tắc 4.1. Nếu có tiền đề là phán đoán phủ định thì đại tiền đề làphán đoán toàn thể.Quy tắc 4.2. Nếu đại tiền đề là phán đoán khẳng định thì tiểu tiền đề làphán đoán toàn thể.Quy tắc 4.3. Nếu tiểu tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận làphán đoán bộ phận.Lưu ý: Về việc áp dụng các quy tắc hình: “Các quy tắc hình là điều kiệncần, nhưng không phải là điều kiện đủ để tam đoạn luận đơn đúng. Nghĩa là khôngthỏa mãn các quy tắc hình 1 thì tam đoạn luận đơn thuộc hình 1 sai; tuy nhiênthỏa mãn tất cả các quy tắc hình 1, tam đoạn luận đơn thuộc hình 1 cũng chưachắc đã đúng.”62.3. Xem xét tính toán đúng đắn của tam đoạn luận:Có ba bước để xác định tính đúng đắn của tam đoạn luận:* Bước 1: Xác định cấu trúc của tam đoạn luận.* Bước 2: Xác định hình và kiểu tam đoạn luận.* Bước 3: Chứng minhSơ đồ VennVòng tròn EulerVí dụ 10: Ta xét lại ví dụ 1, [1] Mọi động vật đều sinh sản.[2] Rùa là động vật.[3] Rùa sinh sản.6Phạm Đình Nghiêm [2009], Nhập môn logic học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trang 112.12Bước 1: Theo ví dụ trên, ta xác định được dạng của tam đoạn luận là AAABước 2: Giả sử xét theo hình số 1, ta có: S+AMM+APS+APBước 3: Sử dụng sơ đồ Venn, ta vẽ được sơ đồ sau:PMSHình 5. Sơ đồ Venn biểu thị theo hình số 1Như hình trên, ta thấy S  P và trong kết luận ta có: P chu diên và S không chudiên, vậy nên tam đoạn luận đã cho xét theo hình 1 là hoàn toàn hợp logic.Giả sử, ta xét tam đoạn luận AAA trên theo hình số 3, vậy ở bước 2, ta có kiểucủa tam đoạn luận được viết như sau:M+ASM+APS+APSử dụng sơ đồ Venn, ta được sơ đồ như sau:SMPHình 6. Sơ đồ Venn biểu thị theo hình số 3Biểu đồ trên cho ta thấy, ta thấy cả S và P đều không chu diên, nhưng trong kếtluận, ta thấy S lại chu diên, trái với quy tắc số 3, trong các quy tắc đối với kháiniệm.Như vậy, ta có thể kết luận rằng, một tam đoạn luận có thể hợp logic nếu xéttheo hình này nhưng lại có thể không hợp logic khi xét theo hình khác.13PHẦN 3. KẾT LUẬNCó tư duy, ắt có sai lầm, như Brochad đã từng phát biểu: “Đối với con người,sai lầm là quy luật mà chân lý là ngoại lệ”. Có loại sai lầm do tư duy không phùhợp với thực tế khách quan [ngộ nhận về thế giới tự nhiên, về người khác và cảvề bản thân], loại này dẫn đến những phán đoán giả dối. Có loại sai lầm do tư duykhông phù hợp với các quy luật của tư duy, loại này dẫn đến những suy luận philogic. Vì vậy, logic học và đặc biệt là tam đoạn luận luôn luôn có ích và cần thiếtcho mọi người. Giúp ta nâng cao trình độ tư duy để có được tư duy khoa học mộtcách tự giác. Nhờ đó, ta có thể chủ động tránh được những sai lầm trong tư duybản thân. Trong logic học, tam đoạn luận cũng là công cụ hữu hiệu để khi cầnthiết ta có thể tranh luận, phản bác một cách thuyết phục trước những lập luậnmâu thuẫn, ngụy biện, thiếu căn cứ của người khác. Nó còn trang bị cho ta phươngpháp tư duy khoa học, nhờ đó ta có thể nghiên cứu khoa học, lĩnh hội và trình bàytri thức, tham gia các hoạt động thực tiễn khác một cách hiệu quả. Logic học cũngnhư tam đoạn luận giúp ta có được một thế giới quan, nhân sinh quan toàn diện,biện chứng. Đặc biệt, là cơ sở không thể thiếu được trong một số lĩnh vực nhưtoán học, điều khiển học, pháp lí, quản lí, ngoại giao, điều tra, dạy học... Và khita có kiến thức về tam đoạn luận học thì giúp ta lĩnh hội bài học dễ dàng, diễn đạtý nghĩ được rõ ràng, mạch lạc, không mâu thuẫn, tránh được những sai lầm về tưduy khi tham gia tranh luận và nghiên cứu khoa học.14TÀI LIỆU THAM KHẢO[1] Hoàng Chúng [1996], Logic học phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, Thànhphố Hồ Chí Minh.[2] Trần Hoàng [2003], Logic học nhập môn, Trần Hoàng, Nhà xuất bản Đại họcQuốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[3] Phạm Đình Nghiêm [2009], Nhập môn Logic học, Nhà xuất bản Đại họcQuốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.[4] Nguyễn Gia Thơ, Vũ Thị Thu Hương [2016], Tam đoạn luận trong họcthuyết logic của Aristote – một “công cụ” của nhận thức khoa học, truy cậptại , [10/05/2017].- Hết -

Video liên quan

Chủ Đề