Tiến bộ khoa học kỹ thuật ảnh hưởng gì đến sản xuất nông nghiệp

Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ [Sở KH-CN] vừa tổ chức hội thảo: “Giới thiệu về các công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản”. Nhiều công nghệ mới được đề xuất áp dụng để hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, bền vững.

Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ giới thiệu chế phẩm vi sinh Pymic dùng ủ phân hữu cơ vi sinh và khử mùi hôi chuồng trại. Ảnh: THÁI HÀ

Tăng cường chuyển giao KH-CN

Thời gian qua, Phú Yên chú trọng hỗ trợ nông dân triển khai các mô hình chuyển giao KH-CN vào sản xuất nông nghiệp, tạo sự đột phá trong tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Công Nhật, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ, thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, trung tâm đã triển khai nhiều chương trình, đề tài, dự án; huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và sự hưởng ứng của người dân tham gia thực hiện, góp phần thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Giai đoạn 2018-2021, trung tâm đã chuyển giao cho người dân các quy trình kỹ thuật như: kỹ thuật trồng nấm ăn và nấm dược liệu, hoa lily và cúc, chuối cấy mô, keo lai, ba kích tím, cà gai leo, sa nhân tím, dưa lưới, bắp ủ chua, nuôi chim yến lấy tổ… Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với các cấp hội nông dân mỗi năm đào tạo, tập huấn cho hơn 1.000 lượt nông dân tại 9 huyện, thị, thành phố… Qua đó góp phần cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Là trụ cột của gia đình có 3 con đang tuổi ăn, tuổi học và chồng bị di chứng do tai nạn giao thông không thể lao động nặng, chị Hồ Thị Ái [xã Hòa An, huyện Phú Hòa] cho biết thời gian qua, gia đình có thể ổn định kinh tế là nhờ vào nghề trồng nấm. Chị Ái chia sẻ: “Sau nhiều lần nuôi gia súc, gia cầm nhưng hiệu quả kinh tế không cao, tôi được học kỹ thuật trồng nấm rơm, nấm sò và bắt tay vào trồng thử nghiệm. Đến nay, tôi đã nắm vững kỹ thuật trồng nấm, đang trồng 4.000 bịch phôi nấm sò trên diện tích 300m2 và thu hàng trăm ký nấm mỗi ngày. Công việc này không nặng nhọc nên chồng tôi có thể hỗ trợ chăm sóc, còn tôi thì thu hoạch, bỏ mối và bán lẻ tại chợ”.

Ghi nhận nỗ lực của địa phương trong việc đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, đến nay, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường của Phú Yên nói riêng, cả nước nói chung còn thấp. Phần lớn người dân ở vùng sâu, vùng xa còn ít hoặc thiếu thông tin về các giống mới, các quy trình công nghệ tiên tiến; việc áp dụng tiến bộ KH-CN vào nông nghiệp, nông thôn còn chậm… do đó, rất cần có những bước đột phá về KH-CN, tổ chức chuỗi cung ứng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Hướng đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ

Theo TS Lâm Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam, thời gian qua, việc lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp gây ra nhiều bất cập như: đất đai bạc màu, sâu bệnh càng tiến hóa để thích ứng và các chất hóa học ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả người sản xuất lẫn người sử dụng nông sản. Vì vậy, để hướng đến nền nông nghiệp an toàn, bền vững, canh tác nông nghiệp hữu cơ là việc trước sau gì cũng phải làm.

Phục vụ cho canh tác hữu cơ, TS Lâm Văn Hà giới thiệu công nghệ nhũ hóa tạo chế phẩm oligo – chitosan trong sản xuất phân bón sinh học phục vụ trồng trọt từ phế phẩm nông nghiệp. Theo đó, chitosan là hoạt chất sinh học được nghiên cứu nhiều và ứng dụng rộng rãi trong đời sống con người. Việc điều chế chitosan có khối lượng phân tử lớn thủy phân tạo nên chitosan có phân tử lượng thấp hơn gọi là oligo – chitosan. Oligo – chitosan có tính chất đặc trưng là chống lại các vi sinh vật có hại, vi khuẩn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp an toàn, thân thiện với môi trường.

Tại hội thảo: “Giới thiệu về các công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm, thủy sản”, các nhà khoa học đều khẳng định tính ưu việt và xu hướng tất yếu của việc ứng dụng công nghệ vào ngành Nông nghiệp, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn qua các tham luận: Vai trò của vi sinh vật trong nông nghiệp hữu cơ; mô hình Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất tạo ra nông sản sạch”; sắn Phú Yên – Giải pháp phát triển bền vững…

Theo ông Trần Ngọc Phú [xã Ea Bar, huyện Sông Hinh], người tiên phong sử dụng các hoạt chất sinh học vào canh tác cây trồng trên địa bàn tỉnh, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh không đơn thuần là bón phân vào gốc là cây phát triển, mà cần có sự đánh giá, phân tích đất: đất có hóa chất không; nhiệt độ, độ ẩm, độ chua có phù hợp không; tính chất đất như thế nào… Chính vì việc sử dụng các chế phẩm vi sinh đòi hỏi nhiều kiến thức nhưng hiệu ứng lên cây trồng chậm nên mức độ người dân tin tưởng, kiên trì với các sản phẩm này hiện nay chưa cao.

Đồng hành cùng người dân trong việc triển khai các mô hình canh tác hữu cơ, ông Huỳnh Văn Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Phú Yên cho biết, Hội Nông dân tỉnh cùng Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ đã và sẽ tiếp tục phối hợp mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật đến với hội viên, nông dân. Trong đó chú trọng liên kết với nhà khoa học xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng các chế phẩm vi sinh; đẩy mạnh truyền thông để giúp người dân nâng cao nhận thức về việc sử dụng phân bón vi sinh và các loại nông dược một cách hợp lý theo xu hướng bền vững để qua đó, tạo đà cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Hiện nay, vì hiệu ứng bên ngoài của phân thuốc hóa học mạnh hơn, các hoạt chất sinh học chậm hơn nên người dân chưa quen sử dụng các chế phẩm sinh học. Vì vậy, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, địa phương cũng cần xây dựng các mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh thành công để người dân học hỏi và thực hành theo.

TS Lâm Văn Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất,

phân bón và môi trường phía Nam

Theo //baophuyen.vn/

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật [ƯDTBKHKT] vào sản xuất nông nghiệp là yếu tố quan trọng giúp nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp thì việc ƯDTBKHKT vào sản xuất nông nghiệp ngày càng được các đơn vị, địa phương và bà con nông dân quan tâm.

Mô hình trồng dưa Kim Hoàng Hậu ứng dụng van điện từ trong công nghệ tưới của Công ty CP Ứng dụng và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Điền Trạch, xã Thọ Lâm [Thọ Xuân].

Với mục tiêu cải thiện hệ thống nông nghiệp có tưới trong điều kiện thiếu nước sản xuất như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi để bà con nông dân sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, được sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới, năm 2017, tỉnh ta đã triển khai thực hiện mô hình sản xuất lúa ứng dụng kỹ thuật canh tác và tưới thông minh thích ứng biến đổi khí hậu tại 2 huyện Yên Định và Thiệu Hóa, với tổng diện tích 120 ha. Theo đó, ngành nông nghiệp và 2 huyện được triển khai thực hiện đã tiến hành xây dựng cánh đồng mẫu lớn; đồng thời, chuyển giao và áp dụng các kỹ thuật hiện đại vào xây dựng, trình diễn mô hình cải thiện hệ thống tưới, tiêu cùng với thúc đẩy phát triển và ứng dụng các thực hành nông nghiệp tốt thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật hiện đại và tưới thông minh vào sản xuất lúa tại huyện Yên Định và Thiệu Hóa đã cho kết quả tốt, ruộng lúa không còn sâu bệnh, năng suất trung bình đạt 75 - 77 tạ/ha, đầu ra sản phẩm an toàn, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Đầu năm 2020, mô hình ứng dụng van điện từ trong công nghệ tưới được Công ty CP Ứng dụng và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Điền Trạch, xã Thọ Lâm [Thọ Xuân] lắp đặt cho toàn bộ 12.000 m2 khu sản xuất dưa Kim Hoàng Hậu theo hướng công nghệ cao. Mô hình được sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại theo công nghệ Israel kết hợp với thiết bị cảm biến điện từ sử dụng năng lượng mặt trời. Quá trình tưới nước được cung cấp trực tiếp tới gốc cây, giúp cây dễ dàng thấm sâu và hấp thụ, không bị thất thoát, bốc hơi, nhờ đó tiết kiệm được nguồn nước tưới. Ngoài ra, phân bón được hòa lẫn vào nước và cho vào bình chứa, sau đó tưới trực tiếp cho cây trồng thông qua hệ thống tưới, nên hạn chế được tình trạng phân bón rơi vãi, lãng phí, giúp tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Điều đáng nói là công nghệ này cho phép người dùng mặc dù ở bất cứ đâu cũng có thể điều khiển trực tiếp hệ thống tưới trên màn hình điện thoại thông minh.

Đánh giá về hiệu quả khi ứng dụng van điện từ trong công nghệ tưới trong quá trình sản xuất, ông Đỗ Văn Tùng, Giám đốc Công ty CP Ứng dụng và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Điền Trạch, cho biết: Việc ứng dụng công nghệ tưới thông minh, cùng với việc chủ động xây dựng được công thức tưới dinh dưỡng phù hợp với điều kiện sản xuất, kết hợp với bộ châm phân chính xác, nên diện tích trồng dưa Kim Hoàng Hậu của công ty luôn được hấp thu vừa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp cây phát triển khỏe mạnh, loại bỏ tồn dư trong sản phẩm. Hơn nữa, do hệ thống tưới được gắn điều khiển với các thiết bị thông minh, nên người quản lý có thể điều khiển tại chỗ hoặc ở bất kỳ đâu chỉ bằng một chiếc smatphone hoặc một máy tính có kết nối Internet. Nhờ đó, giảm tới 90% chi phí sử dụng nhân công, diện tích trồng dưa Kim Hoàng Hậu đạt năng suất ổn định từ 27 đến 29 tấn/ha/vụ, cao hơn 5 đến 7 tấn/ha/vụ so với diện tích không ứng dụng van điện từ trong công nghệ tưới. Ngoài ra, do đã được lập trình sẵn, nên chỉ số cung cấp dinh dưỡng được thực hiện chính xác, vì vậy sản phẩm luôn bảo đảm được độ ngọt, giòn, mọng nước, tạo được thương hiệu riêng cho sản phẩm của công ty. Do đó, việc ứng dụng van điện từ trong công nghệ tưới trong quá trình sản xuất giúp hiệu quả kinh tế đạt cao hơn từ 20 đến 25% so với diện tích sản xuất thông thường.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết các mô hình sản xuất nông nghiệp ƯDTBKHKT đều chứng minh được hiệu quả về kinh tế, chất lượng, cũng như việc giải phóng sức lao động để hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại. Vì vậy, những năm qua, ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương các cấp đã và đang nỗ lực đẩy mạnh ƯDTBKHKT vào sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, tỷ lệ sử dụng giống ƯDTBKHKT của tỉnh hiện đã bằng mức trung bình của các nước, đạt 90% đối với lúa, 95% đối với ngô, 80% đối với rau màu, 70 - 80% đối với cây công nghiệp, 70% đối với cây ăn quả. Trên địa bàn tỉnh đã nhân rộng được nhiều mô hình ƯDTBKHKT trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, trong đó, nổi bật nhất là sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ có mái che.

Bài và ảnh: Hương Thơm

Video liên quan

Chủ Đề