Danh sách 34 đội viên tuyên truyền giải phóng quân

Ít người biết trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam có tới 29 thành viên là người dân tộc thiểu số. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng.

Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền tiải phóng quân

Đứng trước những yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12/1944, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách.

Bản Chỉ thị lịch sử này là một văn kiện có tính chất cương lĩnh quân sự của Đảng, đề cập một cách toàn diện đường lối quân sự của Đảng. Bản chỉ thị nhấn mạnh: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn hành động có kết quả, thì về quân sự, nguyên tắc chính là nguyên tắc tập trung lực lượng. Cho nên, theo chỉ thị mới của đoàn thể, sẽ chọn lọc trong hàng ngũ những du kích Cao-Bắc-Lạng số cán bộ, đội viên kiên quyết, hăng hái nhất và sẽ tập trung một phần lớn vũ khí để lập ra đội chủ lực.

Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân [tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam]

Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung lực lượng để lập nên một đội quân đầu tiên, cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi phương diện. Đội quân chủ lực trái lại có nhiệm vụ dìu dắt cán bộ vũ trang của địa phương, giúp đỡ huấn luyện, giúp đỡ vũ khí nếu có thể được, làm cho các đội này trưởng thành mãi lên.

 Đối với các đội vũ trang địa phương: Đưa các cán bộ địa phương về huấn luyện, tung các cán bộ đã huấn luyện đi các địa phương, trao đổi kinh nghiệm, liên lạc thông suốt, phối hợp tác chiến. Về chiến thuật sẽ vận dụng lối đánh du kích, bí mật, nhanh chóng, tích cực, nay Đông mai Tây, lai vô ảnh, khứ vô tung. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác.

Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, những tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Bắc chí Nam, khắp đất nước Việt Nam.

Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình [Cao Bằng], Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội, với 34 chiến sĩ được chọn lọc từ những chiến sĩ du kích Cao Bắc – Lạng, do Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người là dân tộc thiểu số. Cụ thể, dân tộc Tày: 19 chiến sĩ, dân tộc Nùng: 8 chiến sĩ, dân tộc Mông: 1 chiến sĩ, dân tộc Dao: 1 chiến sĩ; còn lại 5 chiến sĩ người dân tộc Kinh.

Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

34 đội viên đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

Từ căn cứ địa Cao Bằng, ngay sau lễ thành lập, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã xuất quân thực hiện chỉ thị “phải đánh thắng trận đầu” của lãnh tụ Hồ Chí Minh. 17 giờ ngày 24/12/1944, bằng một trận đánh táo bạo và mưu trí, đơn vị đã tiêu diệt đồn Phay Khắt [đóng tại xã Cam Lộng, Nguyên Bình, Cao Bằng] và 7 giờ sáng hôm sau [25/12] lại tiêu diệt tiếp đồn Nà Ngần [cách Phay Khắt 15km] diệt 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, tịch thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phay Khắt – Nà Ngần đã mở đầu cho truyền thống Quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Danh sách 34 đội viên đầu tiên

STT

Tên

Bí danh

Dân tộc

Quê quán

1

Trần Văn Kỳ

Hoàng Sâm

Kinh

Tuyên Hoá, Quảng Bình

2

Dương Mạc Thạch

Xích Thắng

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

3

Hoàng Văn Xiêm

Hoàng Văn Thái

Kinh

Tiền Hải, Thái Bình

4

Hoàng Thế An

Thế Hậu

Tày

Hà Quảng, Cao Bằng

5

Bế Bằng

Kim Anh

Tày

Hoà An, Cao Bằng

6

Nông Văn Bát

Đàm Quốc Chưng

Tày

Hoà An, Cao Bằng

7

Bế Văn Bồn

Bế Văn Sắt

Tày

Hoà An, Cao Bằng

8

Tô Văn Cắm

Tiến Lực

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

9

Nguyễn Văn Càng

Thu Sơn

Tày

Hoà An, Cao Bằng

10

Nguyễn Văn Cơ

Đức Cường

Kinh

Hoà An, Cao Bằng

11

Trần Văn Cù

Trương Đắc

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

12

Hoàng Văn Củn

Quyền, Thịnh

Tày

Võ Nhai, Thái Nguyên

13

Võ Văn Dảnh

Luân

Kinh

Tuyên Hoá, Quảng Bình

14

Tô Vũ Dậu

Thịnh Nguyên

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

15

Dương Văn Dấu

Đại Long

Nùng

dien hai

16

Chu Văn Đế

Nam

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

17

Nông Văn Kiếm

Liên

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

18

Đinh Văn Kính

Đinh Trung Lương

Tày

Thạch An, Cao Bằng

19

Hà Hưng Long

Tày

Hoà An, Cao Bằng

20

Lộc Văn Lùng

Văn Tiên

Tày

Cao Lộc, Lạng Sơn

21

Hoàng Văn Lường

Kính Phát

Nùng

Ngân Sơn, Bắc Kạn

22

Hầu A Lý

Hồng Cô

Mông

Nguyên Bình, Cao Bằng

23

Long Văn Mần

Ngọc Trình

Nùng

Hoà An, Cao Bằng

24

Bế Ích Nhân

Bế Ích Vạn

Tày

Ngân Sơn, Bắc Kạn

25

Lâm Cẩm Như

Lâm Kính

Kinh

Thạch An, Cao Bằng

26

Hoàng Văn Nhủng

Xuân Trường

Tày

Hà Quảng, Cao Bằng

27

Hoàng Văn Minh

Thái Sơn

Nùng

Ngân Sơn, Bắc Kạn

28

Giáp Ngọc Páng

Nông Văn Bê

Nùng

Hoà An, Cao Bằng

29

Nguyễn Văn Phán

Kế Hoạch

Tày

Hoà An, Cao Bằng

30

Ma Văn Phiêu

Bắc Hợp

Tày

Nguyên Bình, Cao Bằng

31

Đặng Tuần Quý

Dao

Nguyên Bình, Cao Bằng

32

Lương Quý Sâm

Lương Văn Ích

Nùng

Hà Quảng, Cao Bằng

33

Hoàng Văn Súng

La Thanh

Nùng

Hà Quảng, Cao Bằng

34

Mông Văn Vẩy

Mông Phúc Thơ

Nùng

Võ Nhai, Thái Nguyên

BTV

Sau một thời gian khẩn trương chuẩn bị, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Hoàng Hoa Thám, châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng [nay là xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng], Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân chính thức làm lễ thành lập gồm 3 tiểu đội, với 34 chiến sĩ được chọn lọc từ những chiến sĩ du kích Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy.

TIN LIÊN QUAN
  • Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phòng quân

Nhà bia trung tâm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim [Nguyên Bình, Cao Bằng], nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Ảnh: Báo Cao Bằng.

Trong số 34 cán bộ, chiến sĩ của đội có 29 người dân tộc thiểu số [19 đồng chí dân tộc Tày, 8 đồng chí dân tộc Nùng, 1 đồng chí dân tộc Mông, 1 đồng chí dân tộc Dao], còn lại 5 đồng chí dân tộc Kinh.

Danh sách các đội viên đầu tiên:

1. Trần Văn Kỳ; bí danh: Hoàng Sâm, Trần Sơn Hùng; dân tộc: Kinh; quê quán: Lệ Sơn, Tuyên Hóa, Quảng Bình.

2. Dương Mạc Thạch; bí danh: Xích Thắng; dân tộc: Tày; quê quán: Minh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng.

3. Hoàng Văn Xiêm; bí danh: Hoàng Văn Thái, Ngô Quốc Bình; dân tộc: Kinh; quê quán: Tây An, Tiền Hải, Thái Bình.

4. Hoàng Thế An; bí danh: Thế Hậu; dân tộc: Tày; quê quán: Đào Ngạn, Hà Quảng, Cao Bằng.

5. Bế Bằng; bí danh: Bế Kim Anh; dân tộc: Tày; quê quán: Hồng Việt, Hòa An, Cao Bằng.

6. Nông Văn Bát; bí danh: Đàm Quốc Chủng; dân tộc: Tày; quê quán: Bình Long, Hòa An, Cao Bằng.

7. Bế Văn Bồn; bí danh: Bế Văn Sắt, Hồng Quân, Mậu; dân tộc: Tày; quê quán: Bình Long, Hòa An, Cao Bằng.

8. Tô Văn Cắm; bí danh: Tô Tiến Lực, Đinh Lực; dân tộc: Tày; quê quán: Tam Kim, Nguyên Bình, Cao Bằng.

9. Nguyễn Văn Càng; bí danh: Thu Sơn; dân tộc: Tày; quê quán: Hồng Việt, Hòa An, Cao Bằng.

10. Nguyễn Văn Cơ; bí danh: Đức Cường; dân tộc: Kinh; quê quán: Đề Thám, Hòa An, Cao Bằng.

11. Trương Văn Cù; bí danh: Trương Đắc, Đồng; dân tộc: Tày; quê quán: Minh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng.

12. Hoàng Văn Củn; bí danh: Hoàng Quyền, Thịnh; dân tộc: Tày; quê quán: Tràng Xá, Võ Nhai, Thái Nguyên.

13. Võ Văn Dảnh; bí danh: Võ Văn Luận; dân tộc: Kinh; quê quán: Đức Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình.

14. Tô Vũ Dâu; bí danh: Thịnh Nguyên; dân tộc: Tày; quê quán: Vinh Quang, Hòa An, Cao Bằng.

15. Dương Văn Dấu; bí danh: Dương Đại Long; dân tộc: Nùng; quê quán: Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng.

16. Chu Văn Đế; bí danh: Nam; dân tộc: Tày; quê quán: Minh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng.

17. Nông Văn Kiếm; bí danh: Liên; dân tộc: Tày; quê quán: Tam Kim, Nguyên Bình, Cao Bằng.

18. Đinh Văn Kính; bí danh: Đinh Trung Lương; dân tộc: Tày; quê quán: Lê Lợi, Thạch An, Cao Bằng.

19. Hà Hưng Long; dân tộc: Tày; quê quán: Nam Tuấn, Hòa An, Cao Bằng.

20. Lộc Văn Lùng; bí danh: Văn Tiên; dân tộc: Tày; quê quán: Mai Pha, Cao Lộc, Lạng Sơn.

21. Hoàng Văn Lường; bí danh: Kinh Phát; dân tộc: Nùng; quê quán: Đức Vân, Ngân Sơn, Bắc Kạn.

22. Hầu A Lý; bí danh: Hồng Cô; dân tộc: Mông; quê quán: Minh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng.

23. Long Văn Mần; bí danh: Ngọc Trình; dân tộc: Nùng; quê quán: Bình Long, Hòa An, Cao Bằng.

24. Bế Ích Nhân; bí danh: Bế Ích Vạn; dân tộc: Tày; quê quán: Vân Tùng, Ngân Sơn, Bắc Kạn.

25. Lâm Cẩm Như; bí danh: Lâm Kính; dân tộc: Kinh; quê quán: Đông Khê, Thạch An, Cao Bằng.

26. Hoàng Văn Nhủng; bí danh: Xuân Trường; dân tộc: Tày; quê quán: Sóc Hà, Hà Quảng, Cao Bằng.

27. Hoàng Văn Nình; bí danh: Thái Sơn; dân tộc: Nùng; quê quán: Thượng Ân, Ngân Sơn, Bắc Kạn.

28. Giáp Ngọc Páng; bí danh: Nông Văn Bê, Thân; dân tộc: Nùng; quê quán: Hoàng Trung, Hòa An, Cao Bằng.

29. Nguyễn Văn Phán; bí danh: Kế Hoạch; dân tộc: Tày; quê quán: Hồng Việt, Hòa An, Cao Bằng.

30. Ma Văn Phiêu; bí danh: Bắc Hợp; dân tộc: Tày; quê quán: Minh Tâm, Nguyên Bình, Cao Bằng.

31. Đặng Tuần Qúy; dân tộc: Dao; quê quán: Tam Kim, Nguyên Bình, Cao Bằng.

32. Lương Qúy Sâm; bí danh: Lương Văn Ích; dân tộc: Nùng; quê quán: Nà Sác, Hà Quảng, Cao Bằng.

33. Hoàng Văn Súng; bí danh: La Thanh; dân tộc: Nùng; quê quán: Trường Hà, Hà Quảng, Cao Bằng.

34. Mông Văn Vẩy; bí danh: Mông Phúc Thơ; dân tộc: Nùng; quê quán: Tràng Xá, Võ Nhai, Thái Nguyên.

Theo QĐND

Video liên quan

Chủ Đề