Thuốc sổ mũi có gây buồn ngủ không

OmiCare là ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cả gia đình với các tính năng nổi bật: Mua sắm, Sổ tay thuốc, Tra cứu và tư vấn online với Dược sĩ và Bác sĩ gia đình Omi

Thuốc Alzyltex nằm trong nhóm thuốc điều trị bệnh lý dị ứng như viêm mũi, viêm kết mạc, mày đay mãn tính. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số triệu chứng như buồn ngủ, ngủ gật, mất tập trung. Vì vậy, bạn nên thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc.

Thuốc Alzyltex có thành phần chính là Cetirizin dihydroclorid, được bào chế dưới dạng viên nén dài, mỗi viên chứa 10mg Cetirizin dihydroclorid. Thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý dị ứng.

Với thành phần chính là Cetirizin dihydroclorid, thuốc Alzyltex là thuốc đối kháng trên thụ thể histamin H1 có chọn lọc, kháng histamin thuộc thế hệ thứ 2, tức là ức chế chọn lọc thụ thể H1 và không ức chế các thụ thể khác.

Với tác dụng này, thuốc Alzyltex được chỉ định đối với những trường hợp sau:

  • Bệnh lý dị ứng, ngứa, phát ban.
  • Bệnh viêm mũi dị ứng [tái phát quanh năm hoặc theo mùa], giúp làm giảm các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, xuất tiết mũi.
  • Bệnh viêm kết mạc dị ứng, giúp làm giảm các triệu chứng như ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt.
  • Mày đay tự phát mãn tính ở trẻ trên 12 tuổi.

Thuốc Alzyltex

Liều dùng thuốc Alzyltex có thể tham khảo như sau:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Từ 1⁄2 - 1 viên Alzyltex/ngày [tương đương 5 - 10mg/ngày]. Tùy vào mức độ đáp ứng và đối tượng sử dụng có thể điều chỉnh liều dùng phù hợp và có thể dùng trong thời gian dài nếu cần.
  • Người cao tuổi [>65 tuổi]: 1⁄2 viên Alzyltex/ngày [tương đương 5mg/ngày].
  • Người bị suy gan, suy thận mức độ nhẹ: 1⁄2 viên Alzyltex/ngày [tương đương 5mg/ngày], hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ.

Cách dùng thuốc Alzyltex:

  • Uống thuốc với nước, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
  • Đối với người cao tuổi hoặc trẻ em, thuốc có thể được nghiền để dễ nuốt hơn.

Khi dùng thuốc Alzyltex có thể gặp một số tác dụng không mong muốn với mức độ từ hiếm gặp đến thường thấy như sau:

  • Thường gặp: Buồn ngủ, ngủ gật, mất tập trung. Nếu dùng nhiều hoặc quá liều có thể xuất hiện các biểu hiện khác như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, viêm họng, khô miệng, buồn nôn. Những tác dụng không mong muốn này thường nhẹ và chỉ xuất hiện thoáng qua, sau đó có thể tự khỏi.
  • Ít gặp: Tăng cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn, tăng tiết nước bọt, bí tiểu, đỏ người.
  • Hiếm gặp: Choáng phản vệ, hạ huyết áp, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, viêm cầu thận, viêm gan, ứ mật.

Thuốc Alzyltex có thể dẫn đến đau đầu

Khi sử dụng thuốc Alzyltex cần lưu ý những thông tin sau:

  • Trước khi dùng thuốc cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, tình hình sức khỏe, tiền sử bệnh.
  • Nếu người bệnh đang uống Theophylin liều >400mg cần dùng Alzyltex trước hoặc sau đó ít nhất 2 giờ, vì làm giảm độ thanh thải của Cetirizin.
  • Tránh sử dụng thuốc khi điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc do tác dụng phụ của thuốc là gây mất tập trung, buồn ngủ.
  • Tránh sử dụng rượu, bia, các chất kích thích hoặc dùng đồng thời với các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương khi dùng thuốc Alzyltex vì có thể làm tăng tác dụng này.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không được sử dụng thuốc vì thuốc có thể ảnh hưởng đến thai và bài tiết qua sữa mẹ.
  • Trường hợp quên dùng thuốc cần uống ngay khi phát hiện. Tuy nhiên, không nên tự ý tăng gấp đôi liều dùng.
  • Đối với trường hợp quá liều, nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào xảy ra cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách và kịp thời.

Thuốc Alzyltex có tác dụng điều trị các chứng viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng và bệnh mày đay mãn tính. Tác dụng phụ thường thấy của thuốc là gây mất tập trung và buồn ngủ, vì vậy cần tránh dùng thuốc khi đang điều khiển phương tiện giao thông, vận hành và điều khiển máy móc.

XEM THÊM

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

XEM THÊM:

Sổ mũi, cảm lạnh hay ho đều là những căn bệnh trẻ rất dễ mắc phải khi thời tiết giao mùa. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng cha mẹ cần đặc biệt lưu ý trong việc dùng thuốc điều trị bệnh, tránh gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

Theo các chuyên gia thì ho là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ giúp bảo vệ cơ thể và làm sạch đường hô hấp, tống xuất đờm, dịch tiết ra bên ngoài. Tuy nhiên, trẻ bị ho cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau có liên quan tới đường hô hấp trên như viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa, hen suyễn... Trẻ sẽ bị ho kèm với sổ mũi trong những trường hợp này.

Theo các chuyên gia thì ho là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ giúp bảo vệ cơ thể và làm sạch đường hô hấp

Một số nguyên nhân phổ biến có thể khiến trẻ bị sổ mũi, ho bao gồm:

  • Do trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus gây cảm lạnh, cảm cúm;
  • Hít phải khói thuốc lá từ người lớn [ khoảng 40% trường hợp];
  • Do hệ hô hấp của trẻ còn nhạy cảm nên dễ bị tác động bởi các chất gây dị ứng và khiến bé sổ mũi;
  • Do thời tiết thay đổi khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm;
  • Trẻ mắc phải các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản...

Việc trẻ bị sổ mũi uống thuốc gì, liều lượng ra sao rất quan trọng, bởi nếu trẻ uống nhầm thuốc hoặc quá liều thì sẽ gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến quá trình phát triển sau này.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, khi sử dụng thuốc sổ mũi trẻ em, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

2.1 Đối với các loại thuốc kháng histamin

Thông thường, khi bé sổ mũi, ho thì sẽ được cho sử dụng thuốc kháng histamin dạng siro hoặc thuốc nước để giúp chống dị ứng và làm dịu, giảm ho hiệu quả.

Ngoài những tác dụng đạt được thì loại thuốc sổ mũi trẻ em có chứa hoạt chất kháng histamin sẽ tồn tại một số tác dụng phụ như gây buồn ngủ. Cha mẹ không được lạm dụng điều này để giúp trẻ ngủ lâu và ngoan hơn vì rất có hại cho sức khỏe của trẻ. Các loại thuốc kháng histamin được khuyến cáo là không cho trẻ sử dụng dài ngày và không dùng trong trường hợp trẻ bị ho có đờm, mắc các bệnh lý hen suyễn, viêm đường hô hấp dưới.

2.2 Đối với thuốc kháng sinh

Một số trường hợp đặc biệt, khi trẻ bị sổ mũi, ho sẽ phải dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do trẻ bị viêm nhiễm nặng do tác nhân vi khuẩn thì mới dùng kháng sinh kết hợp, chứ không nên dùng chỉ một loại kháng sinh để điều trị cho hầu hết trường hợp, cảnh giác đề kháng kháng sinh.

Đối với những kháng sinh có thể gây độc tính thì bác sĩ sẽ điều chỉnh đơn tùy theo độ tuổi của trẻ. Trẻ em sẽ không được dùng một số loại kháng sinh như: Cloramphenicol, Tetracyclin, Quinolon, Fluoroquinolon....

2.3 Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau

Thành phần hạ sốt, giảm đau có trong các loại thuốc trị ho, sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh thường được sử dụng là paracetamol. Ở liều bình thường, paracetamol có khả năng dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều paracetamol thì có thể gây độc cho gan và các tác dụng phụ như nôn, đau bụng... Chính vì thế, cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này điều trị bệnh cho trẻ, tuyệt đối tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc.

Nếu sử dụng quá liều paracetamol thì có thể gây độc cho gan và các tác dụng phụ như nôn, đau bụng...

Hai loại thuốc giảm ho được sử dụng nhiều hiện nay là Codein và Dextromethorphan. Trường hợp bị ho bình thường thì không cần sử dụng thuốc, các thuốc giảm ho chỉ nên sử dụng khi bị ho khan, ho dai dẳng gây mệt, nôn ói, mất ngủ. Trẻ nhỏ nếu sử dụng hai loại thuốc trị ho, sổ mũi này có thể gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng, gây suy hô hấp, chính vì thế cha mẹ tuyệt đối cẩn trọng, tránh lam dụng thuốc này cho trẻ nhỏ.

2.5 Thuốc chống sung huyết, ngạt mũi

Các loại thuốc có tác dụng gây co mạch có thể dẫn đến làm giảm lưu lượng máu và làm giảm sung huyết mũi. Tuy nhiên, khi dùng thuốc quá liều hoặc cho trẻ em sử dụng thì có thể khiến co mạch toàn thân và tím tái, vã mồ hôi, tăng huyết áp, chóng mặt... Cha mẹ cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc này điều trị cho trẻ nhỏ, người bệnh mạch vành, suy thận, người bị hen, đái tháo đường hoặc cường giáp...

Việc dùng thuốc sổ mũi trẻ em nếu đúng cách và tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ thì sẽ giúp bệnh nhanh khỏi, không gây tác dụng phụ. Đối với trẻ em, chỉ khi xác định chính xác nguyên nhân gây sổ mũi, ho thì mới đưa ra được phác đồ điều trị chính xác. Do đó, cha mẹ không được tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ mà phải đưa bé đi khám bởi bác sĩ có chuyên môn trước khi quyết định điều trị.

Giữ ấm trẻ trong thời tiết giao mùa

Thời tiết giao mùa rất dễ làm suy giảm sức đề kháng ở trẻ, do vậy cha mẹ cần phải có những biện pháp giúp trẻ phòng tránh sổ mũi, ho khi giao mùa:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và giàu vitamin C giúp tăng cường đề kháng cho trẻ;
  • Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa mà có thể chia nhỏ các bữa ăn để giúp trẻ hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt nhất;
  • Không cho trẻ ăn thức ăn lạ;
  • Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ để giúp mũi trẻ thông thoáng, dễ thở, các mầm bệnh sẽ được đào thải ra ngoài;
  • Giữ nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ;
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ trong những ngày lạnh, đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,...

Ho, sổ mũi... là những căn bệnh phổ biến mà trẻ có thể gặp phải bất cứ lúc nào, nhưng đặc biệt gặp nhiều vào thời điểm giao mùa. Do vậy, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ về cách dùng thuốc ho, sổ mũi cũng như có các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ. nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở uy tín để được tư vấn và thăm khám.

Cha mẹ có thể đưa con đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, vì đây là một trong những bệnh viện hàng đầu cả nước về thăm khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường hô hấp, dinh dưỡng đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện Vinmec thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn và đặt tư vấn từ xa qua video với bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi.

Lý do khiến viêm mũi dị ứng thường xảy ra lúc chuyển mùa

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề