Dược sĩ lâm sàng cần xem xét những nội dung gì khi đánh giá một đơn thuốc cho bệnh nhân

Dược sĩ lâm sàng là "trợ thủ" đắc lực cho bác sĩ.

Theo Hiệp hội Dược sĩ lâm sàng Mỹ [ACCP], dược lâm sàng [DLS] là một ngành khoa học sức khỏe. Trong đó, các dược sĩ cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh, nhằm tối ưu hóa liệu pháp điều trị bằng thuốc; tăng cường sức khỏe, trạng thái tinh thần tích cực để phòng ngừa bệnh tật.

Thực hành DLS bao gồm triết lý về chăm sóc người bệnh. Kết hợp định hướng chăm sóc dựa trên kiến thức, kinh nghiệm và đánh giá điều trị chuyên biệt, đảm bảo kết quả tối ưu cho người bệnh. DLS còn có nghĩa vụ tạo ra kiến thức mới, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.

Vai trò của Dược lâm sàng

Ở nước ta, phạm vi hoạt động DLS trong bệnh viện đã được Bộ Y Tế hướng dẫn trong Thông tư số 31/2012/TT-BYT. Theo hướng dẫn này, DLS được định nghĩa: “Dược lâm sàng là hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị. Đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và người bệnh”.

Còn theo nghị định 131/2020/ NĐ-CP DSLS có 7 nhiệm vụ chính:

1. Tư vấn trong quá trình xây dựng các danh mục thuốc tại bệnh viện nhằm mục tiêu sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

2. Tư vấn, giám sát việc kê đơn thuốc, sử dụng thuốc.

3. Đảm bảo thực hiện công tác thông tin thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh và nhân viên y tế.

4. Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc và giám sát việc thực hiện các quy trình.

5. Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng thuốc tại bệnh viện.

6. Tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, giám sát, tập hợp và phân tích báo cáo phản ứng có hại của thuốc.

7. Tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Do thực hiện chức năng tư vấn nên trường hợp phát hiện có vấn đề liên quan đến an toàn, hiệu quả hoặc tính hợp lý trong sử dụng thuốc, người làm công tác DLS sẽ có ý kiến tư vấn cho người kê đơn thuốc để tối ưu hóa việc dùng thuốc, đồng thời ghi nhận ý kiến vào Phiếu phân tích sử dụng thuốc trên người bệnh theo mẫu quy định để người kê đơn thuốc xem xét thay thế hoặc điều chỉnh lại đơn thuốc cho phù hợp. Trường hợp ý kiến tư vấn không được chấp nhận, quyết định và trách nhiệm về việc kê đơn, sử dụng thuốc thuộc về người kê đơn. Tuy nhiên, việc trao đổi thông tin về sử dụng thuốc giữa bác sĩ và DSLS được dựa trên y học chứng cứ, nên đa phần các ý kiến tư vấn đều đạt sự thống nhất và được chấp thuận.

Người bệnh là đối tượng được hưởng lợi

Với mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, DSLS đóng vai trò quan trọng trong công tác phối hợp điều trị như cung cấp thông tin thuốc, hỗ trợ bác sĩ kê đơn, lựa chọn thuốc tối ưu, theo dõi, phát hiện, xử trí các biến cố có hại do thuốc xảy ra trên người bệnh để đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Tại các bệnh viện thực hiện tốt công tác DLS, người bệnh sẽ nhận được lợi ích tối ưu trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe:

- Có liệu trình điều trị phù hợp, tối ưu với sự phối hợp điều trị, theo dõi và chăm sóc đa chuyên khoa từ nhiều đơn vị chức năng.

- Được cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có sự thống nhất, đảm bảo tính phù hợp, hiệu quả và an toàn trong sử dụng thuốc.

- Được đảm bảo có sự theo dõi trong quá trình sử dụng thuốc, cung cấp kiến thức về thuốc đang dùng, từ đó nâng cao nhận thức và cải thiện tuân thủ dùng thuốc, cũng như nhận biết và xử trí kịp thời các tác dụng không mong muốn của thuốc.

- Được giải quyết các vấn đề sức khỏe thông qua việc sử dụng thuốc hợp lý.

- Nhận được các lời khuyên nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng người bệnh.


I. ĐỊNH NGHĨA

Dược lâm sàng là thuật ngữ thông dụng trong y văn và thực hành dược. Đó là một chuyên khoa y tế mô tả các hoạt động và dịch vụ của dược sĩ lâm sàng để phát triển và thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và đúng đắn các thuốc và vật dụng y tế.

- Dược lâm sàng bao gồm tất cả các dịch vụ mà người dược sĩ lâm sàng thực hành tại bệnh viện, các nhà thuốc cộng đồng, các nhà an dưỡng, các dịch vụ chăm sóc tại nhà, các dưỡng đường và các đơn vị khác, nơi có thuốc được kê đơn và sử dụng. - Thuật ngữ “Dược Lâm sàng” không chỉ nhằm nói đến hoạt động của dược sĩ ở bệnh viện. Một dược sĩ cộng đồng có thể thực hiện các hoạt động dược lâm sàng giống như dược sĩ bệnh viện. - “Dược Lâm Sàng” khác với “Dược”  như thế nào ? •   Môn học “ Dược” nhấn mạnh trên kiến thức về tổng hợp, hóa học và bào chế thuốc. •   Còn “Dược lâm sàng” nghiêng nhiều hơn về việc phân tích các nhu cầu của đông đảo người dùng mong muốn đối với thuốc, các cách dùng thuốc và tác động của thuốc trên bệnh nhân.

Như vậy Dược Lâm sàng có sự dịch chuyển trọng tâm từ thuốc sang đối tượng dùng thuốc.

II.  MỤC TIÊU CHUNG
Mục tiêu chung của các hoạt động Dược lâm Sàng là thúc đẩy việc dùng thuốc và vật dụng y tế đúng và hợp lý nhằm

- Phát huy tối đã hiệu quả của thuốc, ví dụ dùng thuốc điều trị hiệu quả nhất cho từng đối tượng bệnh nhân.

- Giảm tối thiểu nguy cơ các tác dụng bất lợi trong điều trị, ví dụ giám sát liệu trình điều trị và sự tuân thủ của bệnh nhân với phác đồ điều trị.

- Giảm tối thiểu các chi phí của điều trị thuốc cho hệ thống y tế quốc gia và cho bệnh nhân, ví dụ đưa ra các điều trị thay thế tốt nhất cho số lượng lớn nhất bệnh nhân.

III.  MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG

Các hoạt động dược lâm sàng có thế tác động đến việc dùng thuốc đúng ở 3 mức độ khác nhau trước, trong và sau khi kê đơn.

1.  Trước khi kê đơn

•    Các thử nghiệm lâm sàng •    Danh mục thuốc

•    Thông tin thuốc

- Dược sĩ lâm sàng có quyền tham gia và tác động đến các chính sách liên quan đến thuốc, nghĩa là ra quyết định thuốc nào xứng đáng được lưu hành trên thị trường, thuốc nào nên được  đưa vào trong danh mục thuốc quốc gia và địa phương, chính sách kê đơn nào và hướng dẫn điều trị nào nên được thực thi.

- Dược sĩ lâm sàng cũng liên quan đến các hoạt động của thử nghiệm lâm sàng ở các mức độ khác nhau như tham gia vào hội đồng đạo đức; vào giám sát thử nghiệm; vào sự phân phối và chuẩn bị các thuốc thử nghiệm.

2. Trong khi kê đơn

•  Hoạt động tư vấn - Dược sĩ lâm sàng có thể tác động đến quan điểm và quyền ưu tiên của người kê đơn trong việc lựa chọn thuốc đúng. - Dược sĩ lâm sàng giám sát, phát hiện và ngăn chặn tương tác thuốc, các phản ứng bất lợi và sai sót về thuốc bằng cách đánh giá các khía cạnh của đơn thuốc [giải thích thêm của người dịch: như chỉ định-lựa chọn thuốc, liều lượng thuốc, tương tác thuốc, cách dùng thuốc…] - Dược sĩ lâm sàng lưu ý đến liều lượng các thuốc có phạm vi điều trị hẹp cần phải giám sát điều trị.

- Dược sĩ cộng đồng cũng có thể ra quyết định kê đơn trực tiếp, khi tư vấn với các thuốc OTC [thuốc không cần kê đơn].

3. Sau khi kê đơn

•    Tư vấn •    Chuẩn bị danh sách thuốc cho từng bệnh nhân •    Đánh giá sử dụng thuốc •    Nghiên cứu kết quả

•    Nghiên cứu dược kinh tế

- Sau khi đơn thuốc được kê, dược sĩ lâm sàng đóng vai trò chính trong giao tiếp và tư vấn bệnh nhân. - Dược sĩ có thể cải thiện sự nhận thức của bệnh nhân về các điều trị dành cho họ, giám sát đáp ứng điều trị, kiểm tra và cải thiện sự tuân thủ của bệnh nhân với các thuốc kê đơn.

- Là thành viên của một nhóm đa chuyên khoa, dược sĩ lâm sàng cũng cung cấp sự chăm sóc thống nhất giữa “bệnh viện đến cộng đồng” và ngược lại, bảo đảm tính liên tục về nguy cơ và lợi ích của việc điều trị bằng thuốc.

IV.  CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG

Các hoạt động chính của người dược sĩ lâm sàng bao gồm :
-  Tư vấn: Phân tích cách điều trị, tư vấn cho bác sĩ về tính đúng đắn của việc điều trị bằng thuốc và cung cấp sự chăm sóc dược cho bệnh nhân ở cả hai nơi bệnh viện và cộng đồng.
Lựa chọn thuốc: Xác định “Danh mục thuốc” hoặc “Danh sách giới hạn thuốc” bằng cách phối hợp với các bác sĩ bệnh viện, các bác sĩ đa khoa và những người ra quyết định.
-  Thông tin thuốc: Tìm kiếm thông tin và đánh giá nghiêm túc các y văn khoa học; tổ chức các dịch vụ thông tin thuốc cho cả hai đối tượng thầy thuốc và bệnh nhân.
Lên danh sách và chuẩn bị thuốc: Lên danh sách và chuẩn bị các thuốc và vật dụng y tế phù hợp với các tiêu chuẩn chấp nhận được để đáp ứng với các nhu cầu đặc biệt của từng bệnh nhân.
Nghiên cứu sử dụng thuốc: Các nghiên cứu sử dụng thuốc/nghiên cứu dược dịch tễ học/nghiên cứu kết quả/dược cảnh giác và vật tư y tế cảnh giác : thu thập dữ liệu về điều trị thuốc, giá thành thuốc và kết quả trên bệnh nhân bằng các phương pháp khoa học và được thiết kế tốt.
-  Dược động học/ giám sát thuốc điều trị: Nghiên cứu động học của thuốc và tối ưu hóa liều lượng.
Thử nghiệm lâm sàng: Lên kế hoạch, đánh giá và tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng.
Dược kinh tế học: Dùng các kết quả của thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu kết quả điều trị trên bệnh nhân để xác định các đánh giá tỷ lệ giá thành-hiệu quả.
Phân phối và thực hiện thuốc: Phân phối và thực hiện thuốc và vật dụng y tế : nghiên cứu và triển khai các hệ thống phân phối và thực hiện thuốc và vật dụng y tế sao cho có thể bảo đảm tính an toàn cao hơn khi thực hiện, giảm những tổn thất và giảm nguy cơ sai sót thuốc.
-  Giảng dạy và tập huấn: Giảng dạy trước khi tốt nghiệp và sau khi tốt nghiệp cho các dược sĩ và các nhân viên y tế khác, đồng thời thực hiện các hoạt động để đưa ra các chương trình tập huấn và  giáo dục cho các đối tượng trên.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề