Thủ tục rút tiền tại Kho bạc Nhà nước

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ nhắc lại quy trình rút tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng, nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mai. Chi tiết quy trình thực hiện như sau:

1/ Rút tiền, nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi tại KBNN tỉnh:

a. Rút tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:

Bước 1: Cuối ngày làm việc, Trưởng phòng KTNN hoặc người được ủy quyền KBNN tỉnh  lập Giấy đề nghị rút tiền mặt tại NH [tham khảo mẫu kèm theo] của ngày hôm sau, trình giám đốc đơn vị KBNN phê duyệt, sau đó chuyển Giấy đề nghị rút tiền mặt tại NH đã được giám đốc duyệt cho kế toán viên.

Bước 2: Đầu giờ ngày làm việc, kế toán viên căn cứ Giấy đề nghị rút tiền, viết Séc rút tiền mặt theo quy định và giao cho cán bộ quỹ đi rút tiền.

Bước 3: Khi nhận được Phiếu chi tiền mặt của ngân hàng, kế toán tiền gửi NH lập Phiếu thu để làm căn cứ hạch toán.

b. Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

Bước 1: Trưởng phòng KTNN hoặc người được ủy quyền lập Giấy đề nghị nộp tiền mặt vào TKTG tại NH [tham khảo mẫu kèm theo] trình Giám đốc phê duyệt, sau đó chuyển Giấy đề nghị nộp tiền mặt vào TKTG tại NH cho kế toán viên.

Bước 2: Kế toán viên căn cứ Giấy đề nghị nộp tiền mặt vào TKTG tại NH, lập Giấy nộp tiền vào TKTG [theo mẫu do NH quy định] và hạch toán vào tài khoản tiền đang chuyển Nợ 1171/ Có 1112.

Bước 3: Khi nhận được Giấy nộp tiền vào TKTG có chữ ký và dấu của ngân hàng, kế toán tài khoản tiền gửi KBNN tại NH  hạch toán : Nợ 1132/ Có 1171.

2/ Rút tiền, nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi tại KBNN huyện:

a. Rút tiền từ tài khoản tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:

Bước 1: Cuối ngày làm việc, Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền lập Giấy đề nghị rút tiền mặt tại NH [tham khảo mẫu kèm theo] của ngày hôm sau, trình Giám đốc phê duyệt, sau đó chuyển Giấy đề nghị rút tiền mặt tại NH cho kế toán viên giữ tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng.

Bước 2: Đầu giờ ngày làm việc, kế toán viên lập phiếu chuyển khoản và hạch toán Nợ TK 1339/ Có TK3392 đồng thời áp TT Nợ TK3392/ Có TK 1191 và được giao diện sang TTSPĐT và thành LTT đi.

Bước 3: Khi nhận được Phiếu chi tiền mặt của ngân hàng, kế toán lập Phiếu thu và hạch toán: Nợ TK 1112/ có TK 1339

Cuối ngày 1 liên LTT đi của nghiệp vụ này được in, kiểm tra và lưu dũng với phiếu chuyển khoản trong tập chứng từ ngày.

b. Đối với nghiệp vụ Khách hàng giao dịch rút tiền mặt tại ngân hàng:

Căn cứ chứng từ của khách hàng, kế toán ghi Nơ TK liên quan/ có TK 3392 đồng áp TT Nợ TK 3392/ Có TK 3911.

Cuối ngày, căn cứ kết quả đối chiếu khớp đúng các lệnh thanh toán [trong đó có các lệnh rút tiền mặt], kế toán in Bảng kê LTT rút tiền mặt tại NH [mẫu số 19- TTSPĐT] và hạch toán tổng số tiền các LTT rút tiền mặt Nợ TK 3911/ có TK 1191.

c. Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

Bước 1: Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền lập Giấy đề nghị nộp tiền mặt vào TKTG tại NH [tham khảo mẫu kèm theo] trình Giám đốc phê duyệt, sau đó chuyển Giấy đề nghị nộp tiền mặt vào TKTG tại NH cho kế toán viên.

Bước 2: Kế toán viên căn cứ Giấy đề nghị nộp tiền mặt vào TKTG tại NH, lập Giấy nộp tiền vào TKTG [theo mẫu do NH quy định] và hạch toán vào tài khoản tiền đang chuyển Nợ 1171/ Có 1112.

Bước 3: Khi nhận được Giấy nộp tiền vào TKTG có chữ ký và dấu của ngân hàng, kế toán tài khoản tiền gửi KBNN tại NH  hạch toán : Nợ 1132/ Có 1171.

*Lưu ý: Đề nghị KTT các đơn vị kiểm tra và rà soát lại các hồ sơ liên quan đến nghiệp vụ rút và nộp tiền mặt vào TKTG tại ngân hàng, nếu chưa đủ chứng từ, đề nghị hoàn thiện bổ sung.

Các bạn tham khảo mẫu phiếu trình rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và mẫu phiếu trình nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.

08:29, 30/12/2018

Đây là quy định đáng chú ý tại Thông tư 136/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 136/2018/TT-BTC sửa đổi  Điều 8 Thông tư 13/2017/TT-BTC có quy định các đơn vị sử dụng NSNN khi giao dịch với đơn vị KBNN mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại có nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt có giá trị từ một trăm triệu [100.000.000] đồng trở lên trong 01 lần giao dịch, thì thực hiện rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi đơn vị KBNN mở tài khoản, trừ các trường hợp sau đây:

Hình minh họa [nguồn internet]

  • Đơn vị có khoản nộp vào KBNN và khoản chi bằng tiền mặt trong cùng một lần giao dịch; đảm bảo sau khi bù trừ, số chi thực tế bằng tiền mặt tại KBNN có giá trị không quá một trăm triệu [100.000.000] đồng.

  • Đơn vị KBNN trực tiếp chi trả tiền đền bù, hỗ trợ cho người dân theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

Thông tư 136/2018/TT-BTC hướng dẫn quy trình rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại nơi đơn vị KBNN mở tài khoản như sau:

Bước 1: vị sử dụng NSNN có trách nhiệm ghi đầy đủ, chính xác thông tin [họ tên; địa chỉ; số và ngày cấp chứng minh thư nhân dân hoặc giấy chứng nhận của lực lượng vũ trang hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng] của người nhận tiền mặt [cán bộ, công chức của đơn vị] trên các chứng từ đề nghị thanh toán gửi KBNN.

Bước 2: KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN và kiểm soát thanh toán bằng tiền mặt theo chế độ quy định, nếu đủ điều kiện thì chuyển chứng từ rút tiền mặt theo quy trình thanh toán song phương điện tử đến ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản để đề nghị ngân hàng thương mại cung cấp tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN. Trên chứng từ rút tiền mặt của KBNN phải ghi đầy đủ các thông tin về người nhận tiền của đơn vị sử dụng NSNN khi giao dịch với đơn vị KBNN mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại có nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt có giá trị từ một trăm triệu [100.000.000] đồng trở lên trong 01 lần giao dịch [sau đây gọi tắt là đơn vị sử dụng NSNN].

Bước 3: căn cứ chứng từ rút tiền mặt do KBNN chuyển đến và chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng nhận của lực lượng vũ trang hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người nhận tiền, ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản làm thủ tục cấp tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN [thông qua người nhận tiền của đơn vị]; đồng thời, báo Nợ cho KBNN theo quy trình thanh toán song phương điện tử giữa KBNN và ngân hàng thương mại.

Đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm làm thủ tục rút tiền mặt tại ngân hàng thương mại ngay trong ngày được KBNN chuyển chứng từ rút tiền mặt sang ngân hàng thương mại; đồng thời, phối hợp hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu của ngân hàng khi nhận tiền mặt tại ngân hàng thương mại. Đơn vị sử dụng NSNN tự chịu trách nhiệm về việc quản lý, bảo quản, vận chuyển và sử dụng tiền mặt nhận từ ngân hàng thương mại theo đúng nội dung chi đã được KBNN chấp nhận thanh toán.

Đáng chú ý, trường hợp đơn vị sử dụng NSNN chưa rút được tiền mặt ngay trong ngày KBNN chuyển chứng từ rút tiền mặt sang ngân hàng thương mại, thì đơn vị phải thông báo cho KBNN biết để phối hợp với ngân hàng thương mại nơi KBNN mở tài khoản xử lý các chứng từ rút tiền mặt đã chuyển theo quy trình thanh toán song phương điện tử giữa KBNN và ngân hàng thương mại.

Xem toàn văn quy định tại Thông tư 136/2018/TT-BTC có hiệu lực từ 01/4/2019.

Thu Ba

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Đăng ký rút tiền mặt trên dịch vụ công là gì? Cách đăng ký rút tiền mặt trên dịch vụ công? Nếu bạn có thắc mắc về đăng ký rút tiền mặt trên dịch vụ công, hãy theo dõi bài viết sau đây.

Đăng ký rút tiền mặt trên dịch vụ công

Đăng ký rút tiền mặt qua trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc nhà nước được quy định tại Điều 15 Thông tư 133/2017/TT-BTC quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành [có hiệu lực từ ngày 01/02/2018], cụ thể như sau:

– Các đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu rút tiền mặt trong một ngày [một hoặc nhiều lần thanh toán] vượt mức quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN [sau đây gọi tắt là Thông tư số 13/2017/TT-BTC], thì trước ít nhất 01 ngày làm việc, các đơn vị sử dụng NSNN sử dụng tài khoản đăng nhập để truy cập vào Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, nhập đầy đủ các thông tin trên Thông báo nhu cầu rút tiền mặt [theo mẫu 01 ban hành kèm Thông tư số 13/2017/TT-BTC] gửi KBNN nơi đơn vị giao dịch. Trang thông tin dịch vụ công của KBNN tự động kiểm tra, cụ thể:

+ Trường hợp phù hợp thì gửi thông báo phản hồi về việc ghi nhận Thông báo nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị sử dụng NSNN đã được gửi tới Trang thông tin dịch vụ công của KBNN.

+ Trường hợp kiểm tra không phù hợp, thì thông báo phản hồi nêu rõ lý do từ chối tiếp nhận Thông báo nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị sử dụng NSNN để đơn vị được biết và hoàn thiện lại hồ sơ theo quy định.

– Căn cứ Thông báo nhu cầu rút tiền mặt của đơn vị sử dụng NSNN đã được gửi tới và tiếp nhận trên Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, KBNN kiểm tra và xử lý theo quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC.

Trên đây là nội dung câu trả lời về việc đăng ký rút tiền mặt qua trang thông tin dịch vụ công của Kho bạc nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 133/2017/TT-BTC.

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 13/2017/TT-BTC quy định về mức rút tiền mặt tại kho bạc nhà nước như sau:

Đăng ký rút tiền mặt

1. Các đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu rút tiền mặt trong một ngày [một hoặc nhiều lần thanh toán] vượt mức quy định dưới đây phải đăng ký với KBNN nơi mở tài khoản trước ít nhất một ngày làm việc về số lượng và thời điểm rút tiền để KBNN có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị sử dụng NSNN. Cụ thể mức rút tiền mặt phải đăng ký với KBNN:

a] Từ 200 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN cấp tỉnh.

b] Từ 100 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện giao dịch với KBNN cấp huyện. …

Theo đó, các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhu cầu rút tiền mặt trong một ngày [một hoặc nhiều lần thanh toán] vượt mức quy định dưới đây phải đăng ký với kho bạc nhà nước nơi mở tài khoản trước ít nhất một ngày làm việc về số lượng và thời điểm rút tiền để kho bạc nhà nước có kế hoạch chuẩn bị và cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Các cơ quan đơn vị khi rút tiền mặt vượt mức sau thì phải đăng ký với kho bạc nhà nước như sau:

– Từ 200 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện giao dịch với kho bạc nhà nước cấp tỉnh.

– Từ 100 triệu đồng trở lên đối với các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện giao dịch với kho bạc nhà nước cấp huyện.

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 13/2017/TT-BTC [sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư 136/2018/TT-BTC] quy định về phương thức đăng ký rút tiền mặt tại kho bạc nhà nước như sau:

Đăng ký rút tiền mặt

… 2. Các đơn vị sử dụng NSNN đăng ký nhu cầu rút tiền mặt cho từng ngày thanh toán hoặc đăng ký cho nhiều ngày thanh toán khác nhau, song phải nêu rõ số lượng và thời điểm rút tiền mặt tại từng ngày thanh toán. Việc đăng ký rút tiền mặt với KBNN được thực hiện theo một trong các hình thức sau:

a] Đăng ký qua điện thoại với cán bộ có thẩm quyền của KBNN nơi giao dịch [Trưởng phòng Kế toán hoặc người được ủy quyền đối với KBNN cấp tỉnh; Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền đối với KBNN cấp huyện].

b] Đăng ký qua Trang thông tin dịch vụ công điện tử của KBNN [trường hợp KBNN đã triển khai tiện ích đăng ký rút tiền mặt qua dịch vụ công].

c] Đăng ký bằng văn bản với KBNN [theo Mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư này].

Từ quy định trên thì các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước đăng ký nhu cầu rút tiền mặt cho từng ngày thanh toán hoặc đăng ký cho nhiều ngày thanh toán khác nhau, song phải nêu rõ số lượng và thời điểm rút tiền mặt tại từng ngày thanh toán.

Việc đăng ký rút tiền mặt với kho bạc nhà nước được thực hiện theo một trong các hình thức sau:

– Đăng ký qua điện thoại với cán bộ có thẩm quyền của kho bạc nhà nước nơi giao dịch [Trưởng phòng Kế toán hoặc người được ủy quyền đối với kho bạc nhà nước cấp tỉnh; Kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền đối với kho bạc nhà nước cấp huyện].

– Đăng ký qua Trang thông tin dịch vụ công điện tử của kho bạc nhà nước [trường hợp kho bạc nhà nước đã triển khai tiện ích đăng ký rút tiền mặt qua dịch vụ công].

– Đăng ký bằng văn bản với kho bạc nhà nước.

Bài viết trên cung cấp thông tin chi tiết và cụ thể về đăng ký rút tiền mặt trên dịch vụ công. Nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi về đăng ký rút tiền mặt trên dịch vụ công, hãy liên hệ đến Công ty Luật ACC để được hỗ trợ và tư vấn về đăng ký rút tiền mặt trên dịch vụ công.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Video liên quan

Chủ Đề