Các nhà máy lọc hóa dầu Việt Nam

Bàn về câu chuyện Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại tọa đàm "Làm gì khi giá xăng dầu tăng kỷ lục?" do báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt tổ chức vào sáng nay [ngày 14/3], TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế cho rằng, vấn đề này cần phải được "nhìn thẳng, nói thật" từ gốc của vấn đề.

TS Vũ Đình Ánh – Chuyên gia kinh tế. [Ảnh: QH]

Thứ nhất, về nguồn dầu thô dùng cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Theo ông Ánh, Việt Nam xuất khẩu dầu thô nhưng Nghi Sơn lại đi nhập khẩu. Điều này khiến cho vị chuyên gia này "kinh ngạc".

"Điều khiến tôi kinh ngạc nhất là toàn bộ dầu thô ở Việt Nam không dùng được cho Nhà máy Nghi Sơn mà phải dùng dầu thô nhập khẩu từ Trung Đông. Nhà máy lọc dầu Dung Quất ít nhất còn sử dụng được dầu thô, dầu bạch hổ của Việt Nam", ông Ánh bày tỏ.

Hai là về giá bán. Vị chuyên gia này cho biết, Việt Nam xây dựng Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn nhằm chủ động nguồn cung xăng dầu trong nước, người dân có thể được dùng xăng dầu giá rẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, giá bán lại theo giá thế giới, thả nổi theo giá quốc tế. Như vậy, chúng ta lọc dầu trong nước để làm gì?, TS Ánh đặt vấn đề.

Ba là, Nhà máy Nghi Sơn cung cấp đến 35% thị phần thị trường xăng dầu trong nước, nhưng như đề cập ở trên nguồn dầu thô phải nhập khẩu, giá cả thả nổi theo giá quốc tế và việc nhà máy cắt giảm công suất, thậm chí có thể dừng sản xuất, đây không phải lần đầu.

"Những lần trước thì Nhà máy đưa ra lý do là kỹ thuật phải bảo dưỡng, bảo trì, nhưng lần này nghiêm trọng hơn ở chỗ, nhà máy tuyên bố bị lỗ. Vậy lỗ bao nhiêu thì chưa ai thấy nói. Vấn đề này các cơ quan chức năng cũng phải làm rõ", TS.Vũ Đình Ánh cho hay.

"Bây giờ Chính phủ phải cùng với Nghi Sơn giải quyết vấn đề tài chính thì nhà máy mới có điều kiện sản xuất tiếp. Đây là hệ quả của việc chúng ta ưu ái quá".

TS Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam

Cũng theo ông Ánh, nhiều người ngại không muốn nhắc đến câu chuyện Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, bởi cho rằng đó là vấn đề nhạy cảm. Nhưng câu chuyện này đã xảy ra ở những năm 2008 - 2009, thời gian đủ dài để chúng ta giải mã các cam kết. Để sửa!

Tôi còn biết, PVN tham gia vào một trong những nhiệm vụ là giữ lại một phần khoản thu từ xuất khẩu dầu thô để bù lỗ cho Nhà máy Nghi Sơn. Tức là không phải hiện giờ Nhà máy mới lỗ mà lỗ đã được dự tính trước. Thậm chí đã bố trí nguồn để giữ. Tại sao lại làm như vậy? Đến thời điểm này phải làm rõ câu chuyện này với Bộ Công thương.

Những vấn đề "phi" thị trường của Nghi Sơn?

Bàn tiếp về câu chuyện ở nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng, ở khía cạnh dư luận vẫn ý kiến "những lúc khó khăn ông Nghi Sơn cứ làm mình, làm mẩy", tuy nhiên, ý kiến này chỉ đúng ở khía cạnh câu chuyện góc nhìn – đời thường.

Nhìn về "cái gốc" vấn đề tại Lọc hóa dầu Nghi Sơn, ông Thỏa cho biết, tại thời điểm xây dựng Nhà máy Lọc hóa Dầu Nghi Sơn, Việt Nam muốn phát triển công nghiệp lọc hóa dầu. Từ mong muốn ấy, mới đặt ra mục tiêu lọc hóa dầu để làm gì? Để chúng ta chủ động được nguồn cung trong nước – đây chính là mong muốn lớn nhất. Tiếp theo là người dân Việt Nam có giá xăng dầu rẻ.

Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, những mong muốn này vẫn chưa đạt được kết quả. Nguyên nhân chính đến từ cam kết của chúng ta khi triển khai dự án.

Thứ nhất, là cam kết cho bán theo giá thế giới.

"Sản xuất trong nước để tăng cường nguồn cung và hạ giá thành sản phẩm xuống, nhưng lại bán theo giá thế giới thì quá bất cập", ông Thỏa nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam. [Ảnh: QH]

Đối với vấn đề tại sao có 75% nguồn trong nước, 25% nhập khẩu, tại sao không hòa đồng giá giữa trong nước và thế giới để có mức giá ổn định hơn?

Theo TS Nguyễn Tiến Thỏa, điều này chỉ phù hợp với một số nước có nguồn dầu thô lớn, ví dụ như các nước khu vực châu Á. Những quốc gia này sẽ lấy thu nhập từ dầu thô bù bớt cho xăng dầu thành phẩm khi có các trường hợp đột biến.

Riêng Việt Nam, vì thành phẩm chế biến tại Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Dung Quất đều đang được bán theo giá thế giới. Hiện nay đã có công thức tính giá cơ sở đã có sự hòa đồng giữa giá trong nước và thế giới. Tuy nhiên, giá bán của Nghi Sơn được bán theo giá thế giới cộng thêm thuế nhập khẩu 7%. "Như vậy, thì không thể có giá trong nước rẻ được. Cơ bản hoàn toàn theo giá thế giới, có chênh lệch cũng chỉ một chút xíu", ông Thỏa cho hay.

Thứ hai, về cơ chế thị trường, đáng lẽ phải cho phép doanh nghiệp được chọn nơi mua – bán theo nhu cầu. Thế nhưng, ở đây lại ra yêu cầu được bao tiêu hết sản phẩm, dẫn đến tình trạng độc quyền, sản xuất ra đã có chỗ tiêu thụ rồi nên không có áp lực cạnh tranh.

Trường hợp xấu nhất, nhà máy dừng lại, đứt nguồn cung sẽ dẫn đến khủng hoảng thiếu là đương nhiên – theo Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, bàn tiếp vấn đề vì sao nhà máy lọc dầu Nghi Sơn lại Lỗ. ông Thoả cho rằng nguyên nhân chính đến từ khó khăn về tài chính, không có tiền để mua dầu thô, thiếu nguyên liệu sản xuất nên nhà maý phải dừng.

"Bây giờ Chính phủ phải cùng với Nghi Sơn giải quyết vấn đề tài chính thì nhà máy mới có điều kiện sản xuất tiếp. Đây là hệ quả của việc chúng ta ưu ái quá", ông Thoả nên vấn đề.

Phía sau vấn đề đang tồn tại xung quanh Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn còn nhiều điều cần phải bàn. Về cơ bản, nguyên nhân cũng không hoàn toàn tại doanh nghiệp mà do cam kết, trong đó có cam kết về tài chính về ưu đãi.

TS. Lê Xuân Nghĩa – Chuyên gia kinh tế

Trong hội thảo “Ngành công nghiệp lọc - hóa dầu Việt Nam: Cơ hội và thách thức” diễn ra ngày 12/10 tại Đà Nẵng, các đại biểu đã thảo luận nhiều vấn đề, trong đó nổi bật là các ý kiến về vấn đề ngành công nghiệp lọc - hóa dầu Việt Nam đang gặp khó khăn, vướng mắc gì, giải pháp ra sao...

Ngành lọc - hóa dầu Việt Nam đứng trước nhiều thách thức

Tại hội thảo, đại diện Viện Dầu khí Việt Nam cho rằng cơ hội phát triển ngành công nghiệp hóa dầu ở Việt Nam là rất lớn. Viện Dầu khí cũng chỉ ra rằng: Ngành hóa dầu cần tập trung phát triển lĩnh vực hóa dầu [đặc biệt hóa dầu từ dầu thô/hóa dầu từ khí thiên nhiên và HVA], ưu tiên tích hợp với các nhà máy hiện hữu để tận dụng thế mạnh về cơ sở hạ tầng sẵn có, nguồn nguyên liệu từ các sản phẩm của NMLD/LHLHD hiện hữu...

Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam Ngô Thường San phát biểu tại hội thảo.

Ông Nguyễn Văn Hội, Phó Tổng giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn [BSR] báo cáo tham luận tại hội thảo với nhiều thông tin giá trị. 9 tháng qua, NMLD Dung Quất đạt sản lượng 5,3 triệu tấn; doanh thu 83.807 tỉ đồng; nộp NSNN khoảng 9.265 tỉ đồng.

Phó Tổng giám đốc BSR đã chỉ ra rằng, thách thức đối với NMLD Dung Quất thời gian ngắn, trung và dài hạn là rất lớn. Đầu tiên là nguồn dầu thô ngọt trong nước đang suy giảm dần về sản lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, yêu cầu ngày càng khắt khe về tiêu chuẩn môi trường đòi hỏi phải nâng cấp chất lượng sản phẩm của NMLD Dung Quất từ EURO 2 lên EURO 5 theo lộ trình của Chính phủ.

Dự án NCMR NMLD Dung Quất đang được triển khai tích cực, tuy nhiên dự án không được Chính phủ bảo lãnh vay vốn dẫn đến khó khăn trong công tác thu xếp vốn. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án chậm phê duyệt do một số nội dung liên quan môi trường biển đang trình các bộ ngành xem xét lại, gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ của dự án, đặc biệt là công tác đấu thầu gói thầu EPC.

Phó Tổng giám đốc BSR Nguyễn Văn Hội phát biểu tại hội thảo.

Nói về các thách thức, Chủ tịch HĐQT Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau [PVCFC] Bùi Minh Tiến cho biết, Đạm Cà Mau cũng phải đối mặt với vô vàn thách thức như: Cạnh tranh về giá với phân bón nhập khẩu do các nhà máy nước ngoài có sẵn nguyên liệu khí, được trợ giá khí, thời gian các nhà máy của họ đi vào hoạt động đã lâu nên mức khấu hao thấp. Công tác quản lý thị trường phân bón thiếu đồng bộ và chồng chéo dẫn đến tồn tại tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, ảnh hưởng đến nhà sản xuất phân bón có thương hiệu trong nước.

Về chính sách, Chủ tịch HĐQT PVCFC cho biết: Chính sách hỗ trợ giá khí của Chính phủ đảm bảo hiệu quả kinh tế của Nhà máy đạm Cà Mau chỉ kéo dài đến hết năm 2018 [giá khí chiếm 43% giá thành], trong khi phương án giá khí Chính phủ đang xem xét cao hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả nhà máy.

Cơ hội phát triển rộng mở.

Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng các đại biểu tham gia hội thảo cũng chỉ ra rằng cơ hội phát triển của ngành lọc - hóa dầu tại Việt Nam cũng rất lớn. Phó Tổng giám đốc BSR Nguyễn Văn Hội cho rằng cơ hội phát triển của riêng BSR là thị trường sản phẩm hóa dầu tiềm năng, cấu hình NMLD Dung Quất mở, có thể đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm hóa dầu.

Sau gần 10 năm vận hành NMLD Dung Quất, đội ngũ nhân sự vận hành, bảo dưỡng của BSR đã trưởng thành, nhiều người có đẳng cấp chuyên gia lọc dầu nên có thể “xuất khẩu chất xám” cho các nhà máy lọc hóa dầu trong và ngoài nước.

Chủ tịch HĐQT PVCFC Bùi Minh Tiến phát biểu tại hội thảo.

Chủ tịch HĐQT PVCFC Bùi Minh Tiến cho biết, sau 7 năm hoạt động, Đạm Cà Mau đã cung cấp trên 5 triệu tấn phân đạm cho nền nông nghiệp nước nhà và hàng trăm nghìn tấn phân bón chuyên dụng khác đảm bảo cung ứng nguồn phân bón chất lượng, đều đặn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đạm Cà Mau cung ứng nguồn phân bón chất lượng với giá thành hợp lý, kịp thời vụ, được bà con tin dùng, không để xảy ra tình trạng sốt phân, sốt giá mỗi khi cao điểm.

Đạm Cà Mau cũng là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công loại urê hạt đục tại Việt Nam, là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu thị trường phân bón hiện nay, chiếm hơn 30% thị phần phân bón trong nước.

Để duy trì được những thành quả này, Đạm Cà Mau kiến nghị Chính phủ cần có những quyết sách đúng đắn về nguồn khí và giá khí đầu vào cho Đạm Cà Mau để nhà máy duy trì sản xuất, hỗ trợ người dân được tiếp cận với việc sử dụng sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng để đảm bảo canh tác có lãi và góp phần ổn định thị trường phân bón, giảm nhập khẩu.

Những giải pháp được đưa ra

Ông Hồ Sĩ Thoảng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nhấn mạnh: Phát triển lọc dầu và hóa dầu là đúng với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, tỷ lệ chưa cân đối, cần đẩy mạnh hóa dầu. Theo quan điểm của ông Thoảng, những năm tới, không nên làm bất cứ dự án lọc dầu nào nữa, tập trung vào nâng cấp, mở rộng NMLD Dung Quất để dự án này đã hiệu quả càng hiệu quả hơn

Ông Bỳ Văn Tứ, Hội viên Hội Dầu khí Việt Nam nhìn nhận, hóa dầu đang gặp khó khăn do chúng ta không gắn với các ngành công nghiệp cần nguyên liệu hóa dầu. Theo ông, điều kiện quan trọng nhất là Chính phủ cần tháo gỡ cơ chế giải ngân các dòng tiền sao cho nhanh, đúng luật để doanh nghiệp yên tâm làm việc.

Ông Hồ Sĩ Thoảng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Dầu khí Việt Nam

Ông Hoàng Xuân Hùng, nguyên Phó Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng có 5 vấn đề lớn cần xử lý của lĩnh vực lọc hóa dầu, đó là: Vấn đề tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt dự án LHLHD Nghi Sơn, đối với Dung Quất đó là lộ trình hội nhập của Việt Nam trong các hiệp định khu vực nên tiêu thụ sản phẩm dự báo sẽ khó khăn; Bảo lãnh để vay vốn triển khai các dự án Nhà nước chiếm phần chi phối; Các thách thức về thuế; Nguyên liệu cho lọc - hóa dầu, đặc biệt là khí cho các nhà máy đạm; Chính sách đặc thù cho PVN và ngành Dầu khí của Chính phủ.

Thanh Hiếu

Video liên quan

Chủ Đề