Thu hoạch khoai tây người ta dùng phương pháp nào

Bài 20: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản 

Tóm tắt lý thuyết

I. Thu hoạch

1. Yêu cầu:

  • Để đảm bảo được số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.

2. Thu hoạch bằng phương pháp nào?

  • Tùy theo từng loại cây có cách thu hoạch khác nhau như: hái, cắt, nhổ, đào bằng phương pháp thủ công hay cơ giới.

    • Hái: cam, quýt, đậu xanh ...

    • Nhổ: su hào, khoai mì, đậu phộng …

    • Đào: khoai tây, khoai lang …

    • Cắt: lúa, hoa, bắp cải …

 

II. Bảo quản

1. Mục đích: 

  • Bảo quản nhằm hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút về chất lượng của nông sản.

2. Các điều kiện bảo quản tốt:

  • Hạt hạt cần phải phơi hoặc say khô.

  • Rau quả phải sạch sẽ, không giập nát.

  • Kho bảo quản phải xây dựng nơi khô ráo, thoáng khí, có hệ thống thông gió và phải có biện pháp để trừ mối, mọt, chuột,…

3. Phương pháp bảo quản

  • Có 3 phương pháp bảo quản:

    • Bảo quản thông thoáng: Lúa, bắp…

    • Bảo quản kín: Đậu xanh, các loại hạt ….

    • Bảo quản lạnh: Hoa, rau xà lách, trái vải… 

III. Chế biến

1. Mục đích

  • Chế biến nông sản làm tăng giá trị của sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản.

2. Phương pháp chế biến 

  • Có 4 phương pháp:

    • Sấy khô.

    • Chế biến thành bột mịn hay tinh bột.

    • Muối chua.

    • Đóng hộp.

Bài tập minh họa

Tại sao phải thu hoạch đúng lúc, nhanh, gọn và cẩn thận? 

Hướng dẫn giải

  • Vì thu hoạch không đúng lúc [quá non hay quá già]: Sẽ làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản 

  • Nhanh gọn để tránh thời kỳ cây trồng qua đợt thu hoạch sẽ cho sản lượng thấp 

  • Trong quá trình thu hoạch cần cẩn thận để đạt được sản lượng tối đa cho cây .

Bài 2:

Bảo quản nông sản nhằm mục đính gì và bằng cách nào?

Hướng dẫn giải

  • Bảo quản nông sản nhằm mục đích hạn chế hao hụt về số lượng và hạn chế giảm chất lượng của nông sản. Ví dụ không bảo quản hoặc bảo quản không tốt, các nông sản dễ bị mốc, mọt phá hoại, rau quả sẽ bị thối.

  • Bảo quản nông sản:

    • Một số loại cần bảo quản lạnh

    • Một số loại cần bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh độ ẩm quá lớn

    • Đóng gói trong bao bì, thùng đựng, trong nhà kho

    • Hút chân không

Bài 3:

Người ta thường chế biến nông sản bằng cách nào? Cho ví dụ?

Hướng dẫn giải

  • Sấy khổ: Một số rau, củ ,quả tại lò hấp 

  • Chế biến thành tinh bột hay bột mịn: Một số củ, hạt theo quy trình nhất định 

  • Muối chua: Một số rau, củ nên men nhờ hoạt động của vi sinh 

  • Đóng hộp: một số rau, quả cho vào hộp hay lọ thuỷ tinh 

Lời kết

Sau khi học xong bài Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

  • Hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch, bảo quản, chế biến nông sản

  • Biết cách thu hoạch,bảo quan ,chế biến nông sản

Một kỹ thuật trước khi thu hoạch được sử dụng rộng rãi được gọi là “giết chết”. Nhiều nông dân giết chết cây khoai tây bằng cách ngừng tất cả việc tưới tiêu, bằng phương tiện cơ học và/hoặc bằng cách phun hóa chất và vì thế thực sự giết chết phần trên của cây. Sau khi giết chết cây, họ để khoai tây trong đất thêm 10 – 14 ngày trước khi thu hoạch. Theo cách này, vỏ khoai tây trở nên dày hơn, điều này được một số thị trường ưa thích hơn vì nhiều lý do [khoai tây có thể được vận chuyển mà ít gặp nguy cơ bầm dập hơn, v.v.].

2,5 đến 4 tháng sau khi trồng, khoai tây đã sẵn sàng thu hoạch. Khoai tây được thu hoạch bằng các máy thu hoạch khoai tây hiện đại được gắn vào máy kéo. Máy này thu hoạch bằng cách nâng khoai tây từ dưới đất bằng cách sử dụng lưỡi máy cày. Đất, bụi bẩn, đá và khoai tây được chuyển lên nhiều lớp lưới nơi khoai tây cuối cùng được tách ra.

Trong năm đầu tiên trồng khoai tây, năng suất tốt sẽ là 25 tấn mỗi hecta hoặc 10 tấn mỗi mẫu [22.000 lbs. mỗi mẫu]. Nông dân có kinh nghiệm sau nhiều năm làm việc có thể đạt năng suất từ ​​40 đến 70 tấn mỗi ha, hoặc từ 16 đến 28 tấn mỗi mẫu. Hãy nhớ rằng 1 tấn = 1000 kg = 2.200 lbs. và 1 hecta = 2,47 mẫu = 10.000 mét vuông.

Sau khi thu hoạch, khoai tây được bảo quản ở nơi tối, mát nhưng không bị đông đá [40°F/4,4°C]. Khoai tây thường có thể được lưu trữ trong vài tháng trong điều kiện thích hợp. Những người trồng khoai tây thương mại lưu trữ khoai tây trong các tòa nhà lớn được xây dựng đặc biệt chỉ để bảo quản khoai tây. Hệ thống lưu thông không khí chuyên dụng giữ nhiệt độ và độ ẩm của khoai tây đồng đều nhất có thể.

Bạn có thể bổ sung thông tin cho bài viết này bằng cách để lại bình luận hoặc hình ảnh về hệ thống thu hoạch khoai tây của bạn.

Thông tin về cây khoai tây

Cách trồng khoai tây

Trồng khoai tây kiếm lợi nhuận

Chuẩn bị đất và yêu cầu đất của khoai tây

Trồng khoai tây, Tỷ lệ gieo hạt và Khoảng cách cây trồng

Các yêu cầu Phân bón Khoai tây

Nhu cầu cần nước khoai tây và hệ thống thủy lợi

Các loại sâu bệnh làm hại khoai tây

Thu hoạch, năng suất và lưu trữ khoai tây

Câu hỏi và trả lời về khoai tây

Bạn có kinh nghiệm trồng khoai tây không? Hãy chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp và cách thức của bạn trong phần bình luận ​​dưới đây.

Tất cả các nội dung bạn bổ sung sẽ sớm được xem xét bởi các nhà nông nghiệp của chúng tôi. Sau khi được phê duyệt, nó sẽ được thêm vào Wikifarmer.com và sẽ ảnh hưởng tích cực đến hàng ngàn nông dân mới bắt đầu và có kinh nghiệm trên toàn thế giới.

Bài viết này cũng khả dụng với các ngôn ngữ sau:

English
Español
Français
Deutsch
Nederlands
हिन्दी
العربية
Türkçe
简体中文
Русский
Italiano
Ελληνικά
Português
Indonesia

Video liên quan

Chủ Đề